Nguyễn Thanh Bình Vĩnh Long

Một phần của tài liệu BienBan21-10 (Trang 38 - 39)

Kính thưa Chủ tọa kỳ họp, Kính thưa Quốc hội.

Qua nghiên cứu về dự thảo Luật về đo lường và ý kiến phát biểu của các vị đại biểu thì tôi xin góp ý mấy vấn đề như sau:

Điều 5 về chính sách xã hội hóa của nhà nước về đo lường. Về điều này thì tôi đề nghị Ban soạn thảo xem xét lại. Tức là các đơn vị đo lường về điện, nước, xăng, dầu thì để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm định, không nên xã hội hóa các đơn vị này.

Về Điều 11 bổ sung thêm là tất cả các phương tiện đo lường khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định của cơ quan có thẩm quyền. Vấn đề này trong thực tế chúng tôi thấy khi nhà sản xuất đưa ra, người thực hiện nhiệm vụ đo lường mài dũa như thế nào đó không chính xác như nhà sản xuất. Cho nên tất cả phương tiện đo lường khi đưa ra sử dụng cũng phải có cơ quan có thẩm quyền kiểm định.

Vấn đề thứ ba, tôi đồng ý với đại biểu trước vừa phát biểu, nên xem lại Khoản 5, Điều 8, nên bỏ đơn vị đo lường cổ truyền, tôi cung cấp thêm, không nằm trong nhóm đo lường pháp định, không phù hợp với Điều 4, Khoản 1 là đo lường đảm bảo tính thống nhất và tính chính xác, không có mẫu hiệu chuẩn trong phương tiện để bảo đảm độ chính xác, khi tranh chấp xảy ra xử lý phức tạp.

Vấn đề thứ tư, tại Điều 32, trong luật có quy định: "Thông tin ghi trên nhãn hàng hóa hoặc tài liệu đi kèm phải phù hợp với giới hạn do tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tự công bố hoặc do cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định" Điều này tôi đề nghị phải nêu thêm, tức là không sai số vượt quá giới hạn do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Trong thực tế chúng tôi thấy như nhà sản xuất phân bón đưa ra bao xi măng, trong bao bì cộng trừ 2kg, cái đó nói là xi măng nhưng các loại hàng hóa đắt giá khác lại khác. Tôi thấy vấn đề này không nên để doanh nghiệp công bố mà nên do nhà nước quy định để bảo đảm chặt chẽ hơn.

Tại Điều 48, xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra nhà nước về đo lường, vấn đề này tôi cũng thống nhất cao, tức là phải có một chế tài cao nhằm bảo đảm tính răn đe, bởi vì trong thực tế thiệt hại của người tiêu dùng rất lớn khi cân, đong,

đo, đếm không chính xác, mức phạt phải cao hơn như nhiều ý kiến của các đại biểu đã góp ý.

Vấn đề thứ sáu, nếu được tôi đề nghị bổ sung quy định khen thưởng đối với tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này. Xin hết.

Một phần của tài liệu BienBan21-10 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w