Câu 9. Cho mạch điện khởi động động cơ kiểu quán tính như hình vẽ, trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của mạch?
Trả lời: a. Cấu tạo:
1. Động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp; 2. Rơ le trung gian;
3. Rãnh xoắn; 4. Khớp gài;
N. Nút nhấn khởi động;
K. Tiếp điểm của rơ le trung gian; U. Phần ứng của động cơ;
W. Cuộn dây kích từ nối tiếp.
b. Nguyên lý hoạt động:
Nhấn nút (N) dòng điện đi từ cực dương ắc quy qua cuộn hút của rơ le trung gian, dòng điện này sinh ra lực từ hóa trong lõi thép của rơ le, rơ le hút làm đóng tiếp điểm (K). Dòng điện đi trực tiếp từ cực dương ắc quy qua tiếp điểm (K), qua cực dương động cơ về cực âm ắc quy, động cơ điện được khởi động.
Do tác động của lực quán tính nên khớp số (4) vừa chuyển động xoay vừa chuyển động tịnh tiến trong rãnh xoắn số (3), khớp số (4) gài vào bánh đà động cơ Diesel làm quay động cơ, lúc này động cơ điện là chủ động nên khớp vẫn gắn vào bánh đà động cơ, cho đến khi động cơ Diesel nổ, bánh đà của động cơ Diesel là chủ động ta buông tay khỏi nút nhấn (N) tiếp điểm (K) mở động cơ mất điện. Do quán tính nên bánh răng của động cơ điện chuyển động quay và tịnh tiến theo chiều ngược lại và trở về trạng thái ban đầu.
Câu 10. Nêu quy trình vận hành mạch nạp ắc quy có nguồn là máy phát 1 chiều do động cơ chính lai? Nêu nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi đóng cầu dao nạp mà Ampe kế vẫn chỉ số ”0”?
Trả lời:
a. Quy trình vận hành mạch nạp ắc quy có nguồn là máy phát 1 chiều do động cơchính lai: chính lai:
Mạch nạp có tiết chế bảo vệ thì quy trình vận hành đơn giản hơn so với mạch nạp không lắp tiết chế, cụ thể: