Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp xã

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. (Trang 30 - 32)

1.3.1. Các yếu tố khách quan

- Điều kiện kinh tế xã hội:

Điều kiện kinh tế xã hội: NSNN là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế xã hội, do vậy nó luôn chịu sự tác động của các yếu tố đó, cũng như các chính sách kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý tương ứng, cụ thể:

Về kinh tế: Như chúng ta biết, kinh tế quyết định các nguồn lực tài chính và ngược lại các nguồn lực tài chính cũng tác động mạnh mẽ đối với quá trình đầu tư phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong quá trình hiện đại hóa nền kinh tế. Kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững là cơ sở đảm bảo vững chắc của nền tài chính, mà trong đó NSNN là khâu trung tâm, giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia. Kinh tế càng phát triển nền tài chính càng ổn định và phát triển, thì vai trò của NSNN càng ngày càng được nâng cao, thông qua các chính sách tài khóa, thực hiện việc phân bố nguồn lực cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Về xã hội: Xã hội ổn định bởi chế độ chính trị ổn định. Sự ổn định về chính trị - xã hội là cơ sở để động viên mọi nguồn lực và nguồn tài nguyên quốc gia cho sự phát triển. Mặt khác, chính trị - xã hội cũng hình thành nên môi trường và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như tăng trưởng các nguồn lực tài chính. Sự ổn định chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay đang là nhân tố tác động tích cực để kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng kinh tế và mở ra những cơ hội và điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.

- Luật định về phân bổ/ phân cấp NSNN từ cấp trên.

Phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu,

chi ngân sách, gắn NSNN với các hoạt động kinh tế - xã hội ở từng địa phương một cách cụ thể nhằm nâng cao tính năng động, tự chủ.

- Thể chế tài chính:

Thể chế tài chính quy định phạm vi, đối tượng, thu, chi của cấp chính quyền xã; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán NSX. Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý, sử dụng NSX. Thể chế tài chính quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu. Do vậy, nói đến nhân tố ảnh hưởng đến quản lý NSX phải trước hết phải nói đến thể chế tài chính. Vì đó chính là những văn bản của nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý NSX .

1.3.2. Các yếu tố chủ quan

- Trình độ của cán bộ:

Ngân sách xã là một bộ phận quan trọng trong hệ thống NSNN, đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao của chính quyền cấp xã. Những người làm công tác quản lý NSX đòi hỏi phải có một trình độ nhất định về mọi mặt và chuyên sâu nghiệp vụ quản lý thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu chung. Việc tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã phải thống nhất đồng bộ từ khâu tổ chức thu, quản lý cấp phát, kiểm soát chi tiêu đến từng công việc cụ thể. Các khâu lập, trình duyệt ngân sách, điều hành ngân sách đến quyết toán ngân sách đều phải dựa trên cơ sở luật định, đòi hỏi cán bộ tài chính xã phải thông hiểu Luật NSNN, nắm chắc tiêu chuẩn, định mức, thực hiện đúng chế độ quy định. Như vậy, công tác quản lý NSX có đạt được hiệu quả hay không phụ thuộc khá nhiều vào trình độ của cán bộ quản lý cũng như việc tổ chức bộ máy quản lý. Trình độ quản lý của con người là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công, chất lượng của công tác quản lý NSX - Nhận thức của địa phương trong công tác quản lý ngân sách xã

Lãnh đạo địa phương phải nắm vững các yêu cầu, nguyên tắc quản lý NSX, hiểu rõ nguồn gốc của NSX và phải được quản lý đầy đủ, toàn diện ở tất cả các khâu từ lập, phân bổ dự toán ngân sách, chấp hành, quyết toán ngân sách và thanh

tra, kiểm tra NSX.

- Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý NSNN xã:

Để thực hiện chức năng quản lý NSNN theo nhiệm vụ được giao, cần phát triển hệ thống thông tin và nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách là nhiệm vụ quan trọng của huyện. Nếu hệ thống thông tin và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách tốt thì hiệu quả quản lý ngân sách cũng sẽ đạt kết quả tốt và ngược lại.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. (Trang 30 - 32)