Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý ngân sách cấp xã ở một số địa phương

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. (Trang 33)

phương

1.5.1. Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Ðể thu được thuế xây dựng cơ bản vãng lai trên địa bàn huyện và điều tiết theo đúng địa bàn phát sinh, liên ngành Tài chính - Thuế - Kho bạc nhà nước, Phòng Công Thương, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cùng các ngành liên quan khác đã phối hợp nhịp nhàng, do vậy số thuế ở lĩnh vực này thu về ngân sách nhà nước cũng đạt cao nhất từ trước tới nay. Kết quả thu thuế ngoài quốc doanh cũng mang lại con số cao nhất từ trước tới nay cho NSX. Các loại thu NSX từ trước bạ chuyển nhượng, phí lệ phí, tiền thuê đất, thu biện pháp tài chính, ngay từ đầu năm huyện đã tập trung chỉ đạo các xã nên số thu cao, tỷ lệ vượt dự toán. Góp

phần vào tổng thu ngân sách nhà nước cấp huyện, 35 xã, thị trấn năm 2013 đạt hơn 291

tỷ đồng. Trừ nguồn thu lớn nhất là trợ cấp ngân sách từ trên đưa về, các xã đều cố gắng tạo nguồn, quản lý và khai thác triệt để nguồn thu, nên cũng đạt ở mức cao.

Do tổ chức thu đạt kết quả cao, đã góp phần cho công tác chi ngân sách nhà nước ở cả 2 cấp huyện và xã) đều vượt kế hoạch. Tiền Hải tập trung ưu tiên hàng đầu cho chi phát triển kinh tế (cả huyện và xã) với tổng số gần 198.000 triệu đồng. Khoản chi này mặc dù chưa đạt kết quả do có nguyên nhân khách quan, như khoản di dân Ðông Long, tuy đã hoàn thành, nhưng yêu cầu chuyển thanh toán sang liên độ tài chính năm 2014. Các khoản chi cho phát triển nông nghiệp, xây dựng nôngthôn mới đều đạt và vượt dự toán.Nguyên nhân thu, chi nhà nước năm 2013 có kết quả nêu trên được huyện Tiền Hải rút ra: Căn cứ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh giao, năm 2013 là năm huyện đã chủ động xây dựng dự toán và giao sớm hơn so với các năm trước đây để các ngành và các địa phương xây dựng dự toán và các chương trình hành động. Từ công tác đôn đốc, kiểm soát chi cũng được tăng cường qua nhiều khâu. Phòng Tài chính - KH huyện, một mặt tăng cường cán bộ giám sát, mặt khácthường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho xã có cán bộ tài chính còn yếu nghiệp vụ,đạt 100% cán bộ tài chính ở cấp xã, thị trấn qua đào tạo. Huyện còn cung cấp phần mềm quản lý NSX để cán bộ Tài chính kế toán xã thực hiện công tác kế toán, hạch toán ngân sách. Ngành Thuế cũng thông qua nghiệp vụ quản lý thuế để bồi dưỡng kiến thức thu NSX. Kho bạc nhà nước huyện thông qua vai trò giám sát chi ngân sách xã và kiểm soát vốn xây dựng cơ bản nâng cao trình độ cho cán bộ Tài chính kế toán các xã.

Năm 2014, Tiền Hải xây dựng dự toán thu NSNN cả năm 517.080 triệu đồng (trong đó ngân sách huyện 322.949 triệu đồng; ngân sách xã 194.131 triệu đồng). Tổng chi NSNN huyện 517.080 triệu đồng (trong đó chi ngân sách nhà nước huyện 322.949 triệu đồng, còn lại là ngân sách xã). Khó khăn cho công tác thu, chi ngân sách nhà nước năm 2014 ở chỗ: ngành nông nghiệp đang chịu biến đổi khí hậu khó lường; ngành công nghiệp - dịch vụ tiếp tục chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu chưa thoát hẳn; kinh tế biển cũng lắm rủi ro, phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc dẫn tới nhiều chủ vây, chủ đầm lưỡng lự đầu tư… làm các

phát sinh về thuế thấp; năm 2014 chưa có biểu hiện thị trường bất động sản ấm lại, sẽ ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước cấp huyện; năng lực quản lý cán bộ tài chính xã không đồng đều.

Ðể hoàn thành dự toán thu chi NSNN, đặc biệt là NSX năm 2014, Tiền Hải đã xây dựng nhiều giải pháp thực hiện: tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về các lĩnh vực thuế, kế toán, quản lý sản xuất - kinh doanh. Trong thời gian chuẩn bị giao thuế môn bài, ngành Thuế cùng các địa phương tăng cường rà soát lại các nguồn thu.

Ðặc biệt chú trọng thuế xây dựng cơ bản, thuế vãng lai, các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Luật quản lý thuế được áp dụng triệt để tới cơ sở và người sản xuất kinh doanh. Khoản thu tiền sử dụng đất ở các xã phải chủ động dự kiến sớm từ đầu năm tài chính. Trong chi dự toán chú trọng vào khoản chi lớn thật sự có khả thi. Xã, thị trấn chủ động nguồn vốn xây dựng nông thôn mới (trong đó phần vốn đối ứng để tiếp cận được vốn hỗ trợ từ tỉnh và các chương trình mục tiêu). UBND các xã tục rà soát, phân loại, sắp xếp phê các công trình xây dựng theo thứ tự ưu tiên.

Ngoài ra, Tiền Hải còn xây dựng nhiều giải pháp tăng cường công tác quản lý chi NSX trên lĩnh vực xây dựng cơ bản. Kiên quyết không phê duyệt công trình khi chưa rõ nguồn, công trình dàn trải, manh mún. Trong năm, huyện chỉ đạo thanh quyết toán nhanh gọn một số khoản chi hỗ trợ NSX như dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng. Chỉ đạo các xã công khai toàn bộ khoản thu của dân. Công tác chi thường xuyên, từ huyện xuống xã, thị trấn phấn đấu tiết kiệm chi 10% để bổ sung vào nguồn cải cách tiền lương.

1.5.2. Kinh nghiệm của thành phố Tam kỳ, tỉnh Quảng Nam

Thành phố Tam Kỳ là trung tâm phát triển về chính trị - kinh tế- văn hóa- xã hội của tỉnh Quảng Nam; thành phố có nhiều thuận lợi, lợi thế hơn các huyện, thị khác trong tỉnh để phát triển về mọi mặt.

Thành phố Tam Kỳ trong những năm qua kinh tế phát triển ổn định, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày một nâng cao, đặc biệt sự thay đổi bộ mặt ở nông thôn. Có được kết quả đó nhờ vào sự đóng góp không nhỏ của công tác quản lý NSNN, quản lý ngân sách xã khi thực hiện Luật NSNN:

- Đối với công tác kiểm tra thường xuyên, định kỳ: Trong quá trình hoạt động của bộ phận quản lý ngân sách xã của các xã, phường. Đối với các cơ quan nhà nước: với chức năng nhiệm vụ của mình vẫn thường xuyên thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động thu, chi NSX.

- Đối với UBND xã (phường): Thường xuyên nắm bắt, quản lý toàn diện các hoạt động về tài chính, ngân sách của xã (phường) để từ đó có những điều chỉnh trong quản lý ngân sách

- Đối với HĐND các xã (phường): Về cơ bản đã thể hiện vai trò giám sát, vai trò quyết sách của mình. Thực hiện việc xem xét quyết định dự toán năm và ra Nghị quyết điều chỉnh dự toán khi cần thiết và phê chuẩn báo cáo quyết toán năm của ban tài chính và UBND các xã, phường.

- Đối với KBNN của thành phố: Đây là nơi kiểm soát toàn bộ các khoản thu, chi của các xã một cách thường xuyên; kiểm tra các khoản thu, tính tỷ lệ phân chia, kiểm tra việc chi trả khi cấp phát tiền cho các xã, phường.

- Đối với phòng Tài chính - Kế hoạch: Đây là cơ quan thường xuyên có sự kiểm tra, kiểm soát về chuyên môn nghiệp vụ đối với ban tài chính các xã, phường; kiểm tra, đối chiếu số liệu hàng tháng, hàng quý và năm đối với từng xã, phường. Thực hiện việc thẩm tra quyết toán năm đối với ngân sách các xã thường xuyên có những biện pháp để tổ chức quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức giao ban định kỳ hàng tháng, quý.

- Kiểm tra đột xuất thường diễn ra khi có sự việc xảy ra hoặc đơn thư khiếu nại đối với bộ phận nào đó hoặc theo một chuyên đề nào đó. Thực hiện nhiệm vụ này do cơ quan Thanh tra Nhà nước, Thanh tra Sở Tài chính. Công an kinh tế, Ủy ban kiểm tra Đảng… khi có vụ việc xảy ra.

Trong những năm qua thành phố Tam Kỳ thông qua những đợt kiểm tra đã phát hiện ra những sai phạm, có những sai phạm vô tình nhưng cũng như những sai phạm do cố ý, từ đó đề ra các biện pháp ngăn chặn, khắc phục không để xảy ra tiêu cực gây mất lòng tin trong nhân dân. Thông qua công tác kiểm tra, phòng Tài chính - Kế hoạch của thành phố rút ra được những bài học kinh nghiệm trong quản lý, những bài học có giá trị từ thực tiễn quản lý ngân sách xã, tiến hành tổng kết thành

những chuyên đề để thông qua các cuộc giao ban định kỳ các xã, phường trên địa bàn toàn thành phố rút kinh nghiệm, xử lý những đơn vị đã sai phạm nhằm đưa công tác quản lý ngân sách xã, phường ngày một tốt hơn.

1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.

Trên cơ sở qua tìm hiểu kinh nghiệm công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và thành phố Tam kỳ, tỉnh Quảng Nam có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm áp dụng cho việc quản lý ngân sách nhà nước cấp xã ở huyện Tiên Phước cụ thể như sau:

Một là, Chú trọng đặt vấn đề hàng đâu là quản lý chặt chẽ các nguồn thu NSNN trên địa bàn xã đảm bảo đúng, thu đủ, đạt và vượt dự toán; tìm ra giải pháp hữu hiệu để khai thác một cách hợp lý, nuôi dưỡng nguồn thu đảm bảo ổn định và phát triển bền vững, đặc biệt là mở rộng phát triển các nguồn thu mới có tiềm năng trên địa bàn huyện hiện nay như thu từ gỗ rừng trồng…..

Hai là, quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra là phương thức quản lý mới được một số nước tiếp cận, trong đó có cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển, nguồn lực ngân sách dồi dào và cả những nước đang phát triển. Điều đó xuất phát từyêu cầu phát triển của mỗi quốc gia luôn cao hơn nguồn lực ngân sách ngày càng khan hiếm và có giới hạn. Chính vì vậy ngân sách cần được sử dụng hiệu quả và phải được minh bạch, công khai, quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra chính là để giải quyết nhu cầu đó, bằng cách lượng hoá được hiệu quả sử dụng ngân sách thông qua những kết quả đầu ra cụ thể để mọi người dân đều có thể đánh giá, giám sát được.

Ba là, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng ngân sách hằng năm, phát hiện sai phạm cần xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến việc sử dụng NSNN lãng phí.

Bốn là, Cấp ủy Đảng, TT. HĐND các cấp cần đã chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và các cơ quan, đơn vị chuyên môn tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và các xã, thị trấn chi bám sát dự toán, đảm bảo cân đối tích cực. Chi đầu tư phát triển được bảm đảm tiến độ thực hiện dự án, chi thường xuyên tiết kiệm, hiệu quả ở cấp huyện và cấp xã, đáp ứng chi đột suất phát sinh của huyện, cơ sở, tạo điều kiện cho

các cấp hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Năm là, Kho bạc nhà nước huyện tích cực phối hợp hướng dẫn các ngành trong hệ thống thuộc ngành tài chính quản lý chặt chẽ NSX, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý, điều hành NSX trên địa bàn huyện. Đưa công nghệ thông tin vào việc hạch toán kế toán trên các phần mềm quản lý NSX đáp ứng yêu cầu quản lý ngân sách nhà nước trong tình hình mới cách mạng 4.0

Sáu là, phòng Tài chính - Kế hoạch và Chi cục thuế huyện, một mặt tăng cường cán bộ giám sát, mặt khác thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho xã có cán bộ tài chính còn yếu nghiệp vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiểu kết Chương 1

Trong chương này luận văn hệ thống hóa Lý luận chung về Ngân sách nhà nước cấp xã; Lý luận cơ bản về quản lý ngân sách xã; Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã. Đồng thời luận văn đã nêu rõ kinh nghiệm quản lý ngân sách xã của một số địa phương , và rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam. Những nội dung trên đây chính là cơ sở khoa học và thực tiễn định hình cho nội dung nghiên cứu của các chương tiếp theo của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội huyện Tiên Phước

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Huyện Tiên Phước nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Nam có tọa độ địa lý từ 15o20’00” đến 16o36’00” Vĩ độ Bắc và 15o20’00” 108o04’46” đến 108o27’56” Kinh độ Đông, cách thành phố Tam Kỳ 25 km. Phía Bắc giáp với huyện Thăng Bình, phía Nam giáp với huyện Bắc Trà My, phía Đông giáp huyện Phú Ninh, phía Tây giáp huyện Hiệp Đức. Địa hình huyện Tiên Phước nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Căn cứ vào điều kiện địa hình, có thể chia huyện Tiên Phước thành 3 vùng gồm:

Vùng địa hình đồi núi: chiếm 55% tổng diện tích tự nhiên của huyện, phân bố chủ yếu ở phía Tây, Tây Nam và phía Bắc của huyện gồm các xã Tiên Lãnh, Tiên Ngọc, Tiên Hiệp, Tiên Cảnh. Vùng này có độ cao trung bình từ 200 m đến 500m so với mực nước biển và địa hình thấp dần từ Tây sang Đông.

Vùng địa hình gò đồi: là vùng tiếp giáp với vùng đồi núi, phân bố rải rác ở các xã bao gồm các đồi thấp, bát úp hoặc lượn sóng, có độ cao trung bình từ 100m đến 180m và chiếm khoảng 25% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Phần lớn diện tích các khu vực gò đồi đã được sử dụng trồng các loại cây lâu năm như quế, tiêu và các loại cây ăn quả khác.

Vùng địa hình thấp dạng bậc thang: dạng địa hình này chiếm khoảng 20% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, bao gồm các khu vực địa hình bậc thang nhỏ lẻ và phân tán. Địa hình này tập trung nhiều hơn ở khu vực trung tâm và khu vực phía Đông huyện. Phần lớn các diện tích này được sử dụng trồng hoa màu và trồng lúa nước.

Nhìn chung, Tiên Phước là huyện có địa hình chia cắt khá mạnh, nhiều xã trong huyện nằm xa trung tâm, xen kẽ trong khu vực núi cao, giao thông không

thuận lợi. Điều này dẫn đến nhiều thôn, xã trong huyện gặp khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Địa hình vùng thấp là nơi dân cư tập trung sinh sống, phát triển kinh tế: nông nghiệp, giao thông vận tải, giao lưu hàng hóa... là nơi hình thành và lưu giữ các truyền thống văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, các kiến trúc cổ của người dân Tiên Phước.

Điều kiện tự nhiên

Tiên Phước là một huyện vùng núi, trung du của tỉnh Quảng Nam, có tổng diện tích đất tự nhiên là 45.440,64ha, dân số toàn huyện là khoảng 78 nghìn người, trong đó có 35.596 người trong tuổi lao động. Toàn huyện có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 14 xã và 1 thị trấn. Tuy là một huyện trung du, miền núi, nhưng Tiên Phước lại có nguồn lao động trẻ dồi dào, người dân cần cù chịu khó.

Là huyện nông nghiệp, đất đai tương đối thuận lợi cho phát triển ngành trồng các loại cây công nghiệp, cây trồng đặc sản có giá trị kinh tế cao như tiêu, dó bầu, chè, lòn bon, thanh trà, quế, măng cụt, chuối... Đồng thời, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng với nhiều loại khoáng sản như: vàng sa khoáng, colin, cát, sỏi, cao lanh; nhiều loại gỗ quý như lim, chò, gõ...; hơn 500 loại dược liệu thuộc 135 loài thực vật, nhiều động vật rừng quý hiếm như voi, heo rừng, nhím, tê tê, ong... Địa hình miền núi, tạo điều kiện cho huyện có thể phát triển mạnh ngành chăn nuôi đa dạng. Thêm vào đó, huyện còn có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Tất cả tiềm ẩn khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản. Trên thực tế, Tiên Phước đã bắt đầu có nguồn thu từ công

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. (Trang 33)