Quảng Nam
2.3.1. Thực trạng thu ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện
Việc thu NSNN có vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, KTXH, an ninh quốc phòng tại địa phương. Hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách so với dự toán huyện giao chính là đảm bảo cân đối nguồn thu ngân sách cấp xã, thị trấn, đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách địa phương, góp phần đảm bảo phát triển KTXH trên địa bàn huyện. Trong những năm gần đây, huyện Tiên Phước có tốc độ phát triển kinh tế ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng CN-TTCN và thương mại dịch vụ. Việc đó đã tác động rất lớn đến thu NSNN trên địa bàn xã, thị trấn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc ổn định, tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững trên mọi lĩnh vực.
Bảng 2.2: Tổng hợp thu ngân sách cấp xã thị trấn trên địa bàn huyện Tiên Phước, giai đoạn 2014 -2018 theo lĩnh vực
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT Nội dung thu Năm
2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Thu thuế công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh
471,4 485 497 523.4 541,1 2 Lệ phí trước bạ ( nhà đất, ô tô, xe
máy)
104,8 127,5 131.5 134 142
3 Thuế đất phi nông nghiệp 11 12.4 12,1 12,7 12,2
4 Thuế thu nhập cá nhân 9 10.2 11.7 9,1 12.7
5 Phí, lệ phí 3 3,1 3,15 3,18 3,21
6 Tiền thuê mặt đất, mặt nước 15,31 13,2 12,7 14,4 20,5 7 Thu giao đất và đấu giá quyền sử
dụng đất khác
207,4 152,4 153,2 240 364,6 8 Thu tiền đền bù thiệt hại khi NN thu
hồi đất
1,2 1,5 2,2 2,5 3,8
9 Thu quỹ đất công ích, hoa lợi công sản xã
0,02 0,1 0,07 0,12 0,22
10 Thuế bảo vệ môi trường 0,09 0,11 0.13 0,1 0,02
11 Thu khác ngân sách 2,7 12,1 11,4 12,5 13,1
Tổng cộng 825,92 795 691,82 428,6 1.101
Nguồn: Tổng hợp báo cáo quyết toán thu ngân sách huyện giai đoạn 2014-2018 * Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện
Nhìn chung, việc thu ngân sách nhà nước trên các xã, thị trấn ở huyện Tiên Phước đạt mức cao so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
- Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: Bao gồm thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thu phạt đối với khu vực ngoài quốc doanh, đay là nguồn thu chủ yếu (ngoài tiền sử dụng đất) của ngân sách huyện Tiên Phước và có tốc độ khá cao qua số thu các năm. Số thu từ
khu vực này năm 2014 là : 471,4 tỷ đồng đến năm 2018 tăng lên 541,1 tỷ đồng. Như vậy, số thu năm 2018 tăng 1,14 lần so với năm 2015, tăng số tuyệt đối là 69,7 tỷ đồng.
- Lệ phí trước bạ cả giai đoạn năm 2014-2018 khoản thu này có chiều hướng tăng lên.
- Thuế đất phi nông nghiệp ( trước đây là Thuế nhà đất)là khoản thu ít và có số thu tăng hằng năm nhưng với tốc độ thấp, không đồng đều .
- Tiền thuê mặt đất, mặt nước là khoản thu ít, không có phát sinh nhiều vì huyện Tiên Phước là huyện trung du, miền núi thấp nên khoản thu này không nhiều.
- Số thu các khoản phí, lệ phí hằng năm tương đối ổn định nhưng số thu không lớn và chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng thu NSNN huyện. Năm 2014 thu được 3 tỷ đồng, năm 2018 là thu được 3,21tỷ đồng
- Thu tiền sử dụng đất trên địa bàn huyện trong giai đoạn này chủ yếu từ nguồn thu từ cấp quyền sử dụng đất, thu tiền đấu giá quyền sử dụng đất. Năm 2015 là 207,4 tỷ đồng; năm 2018 là 364,6 tỷ đồng.
- Thuế thu nhập nhập cá nhân tăng và cơ bản ổn định, có mức tăng đều hằng năm.
- Thu quỹ đất công, hoa lợi công sản: Đây là khoản thu khai thác từ quỹ đất
công, tuy nhiên quỹ đất công trên địa bàn huyện ít, chỉ đạt 0,03 tỷ/ năm chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong thu ngân sách trên địa bàn huyện.
- Các khoản thu chủ yếu là thu vi phạm hành chính trên các lĩnh vực như: xử phạt trong lĩnh vực an toàn giao thông, chống buôn lậu, xử phạt trong lĩnh vực xây dựng, thu hồi các khoản chi năm trước, tịch thu, thu bán tài sản khác…số thu từ khoản thu khác hàng năm đều hoàn thành vượt dự toán.
Ngoài ra, còn phát sinh một số khoản thu không giao trong dự toán như: thu tiền thuê nhà, bán tài sản nhà nước, các khoản thu huy động đóng góp.
Ngoài các khoản thu trong cân đối ngân sách, hằng năm huyện còn có phát sinh khoản thu để lại quản lý qua ngân sách, bao gồm các khoản thu như: học phí, viện phí, phí chợ, thu khác của các sự nghiệp…
Từ việc thống kê, so sánh thu nhập NSNN cấp xã, thị trấn giai đoạn 2014- 2018 ở trên cho thấy nguồn thu NSNN ở cấp xã,\ thị trấn ở huyện Tiên Phước tương đối ổn định, đặc biệt phải kể đến thu từ khu vực kinh tế NQD; lệ phí trước bạ; ….có số thu tương đối lớn và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu NSNN huyện. Tuy nhiên cơ cấu nguồn thu chưa thật sự chắc, số thu thể hiện qua các năm chưa ổn định hoặc tăng không đều.
Bên cạnh đó, tiền thu sử dụng đất để chi đầu tư hằng năm cũng đạt mức cao, tuy nhiên tỷ lệ được để lại thấp nên nguồn để chi đầu tư còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu để xây dựng cơ sở hạ tầng.
* Thu ngân sách địa phương:
Thu ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách huyện được sử đụng để chi cho các nhiệm vụ được giao: Bao gồm các khoản thu: Thu điều tiết, thu bổ sung cân đối, thu bổ sung các chương trình mục tiêu và các nhiệm vụ khác được cấp trên giao, thu chuyển nguồn từ năm trước sang năm sau để chi, thu kết dư ngân sách.
Ngoài thu ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi thì ngân sách huyệ Tiên Phước vẫn phải bổ sung cân đối từ ngân sách cho cấp xã, thị trấn với mức bổ sung ổn định theo từng thời kỳ ổn định ngân sách, mức bổ sung cân đốicủa huyện cho xã, thị trấn gồm các nội dung như hỗ trợ các nhiệm vụ, bổ sung tăng lương, chi đầu tư xây dựng.
Thu bổ sung có mục tiêu và các nhiệm vụ kháclà khoản thu mà tùy theo hằng năm huyện giao nhiệm vụ bổ sung cho xã, thị trấn để thực hiện các chương trình mục tiêu của tỉnh, chương trình mục tiêu của huyện và một số các nhiệm vụ cụ thể được giao, vì vậy số thu bổ này không cố định hằng năm mà phụ thuộc vào từng nhiệm vụ được giao. Ngoài ra thu ngân sách địa phương, còn thực hiện thu chuyển nguồn và kết dư ngân sách hằng năm.
2.3.2. Thực trạng chi ngân sách nhà nước cấp xã, thị trấn ở huyện Tiên Phước
Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự điều hành trực tiếp của UBND huyện đã tập trung nhiệm vụ chi đầu tư phát triển chi sự nghiệp trên các lĩnh vực, chi hoạt động cuả bộ máy hành chính, chi dảm bảo an ninh quốc phòng, đảm bảo an sinh xã hội và bổ sung cân đối ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện. Những nội dung chi trên đã được luật Ngân sách và quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của huyện cho từng giai đoạn các văn bản hướng dẫn Luật quy định cụ thể, nhũng số liệu quyết toán chi NSNN theo từng nhiệm vụ đã phẩn ánh sự ổn định chính trị và sự phát triển kinh tế- xã hội của cấp xã, trong đó tập trung vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chỉnh trang đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo an ninh quốc phòng, đảm bảo an sinh xã hội và cải thiện đời sông dân sinh trong cấp xã. Tình hình chi NS cấp xã ở huyện thể hiện bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Tổng hợp chi ngân sách cấp xã thị trấn trên địa bàn huyện Tiên Phước, giai đoạn 2014 -2018 theo lĩnh vực
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT Nội dung chi Năm
2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Chi đầu tư phát triển do cấp quận quản lý 549 867 486 686 650
- Vốn XDCB theo phân cấp 68 77 78 77 78
- Nguồn thu tiền sử dụng đất được để lại 199 138 81 97 155
- Nguồn thu ngân sách khác 282 652 327 512 417
2 Chi thường xuyên 414 570 718 666 837
- Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo 142 229 318 286 286
- Chi sự nghiệp y tế 2 4 4 2 3
- Chi sự nghiệp khoa học công nghệ 0 1 0 0 0
- Chi quản lý hành chính nhà nước 90 119 128 149 165
- Chi sự nghiệp môi trường 67 89 114 74 117
3 Chi quản lý qua ngân sách nhà nước 14 14 94 213 243
Tổng cộng 1.827 2.760 2.348 2.762 2.951
Nguồn: Tổng hợp báo cáo quyết toán chi ngân sách huyện giai đoạn 2014-2018
Qua số liệu trên bảng 2.3 cho thấy: Năm 2014 tổng chi NS cấp xã trên địa bàn huyện 1.827 tỷ đổng, đến năm 2018 tổng chi NS cấp xã trên địa bàn huyện 2.951 tỷ đổng.
Phân tích kết quả chi NS cấp xã trên địa bàn huyện, giai đoạn 2014-2018 trên từng lĩnh vực ta thấy:
- Chi đầu tư phát triển: năm 2014 số quyết toán chi đầu tư phát triển là 549 tỷ đồng chiếm 30% chi cân đối ngân sách địa phương, đến năm 2018, thực hiện 650 tỷ đồng, chiếm 22% chi cân đối ngân sách địa phương, số chi đầu tư phát triển không đồng đều giữa các năm do phụ thuộc vào nguồn thu của huyện.
Chi đầu tư phát triển bố trí hằng năm theo dự toán không đồng đều vì nó phụ thuộc vào dự toán thu tiền sử dụng đất hằng năm cụ thể:
Dự toán chi đầu tư phát triển năm 2014 là 549 tỷ đồng, năm 2015 là 867 tỷ đồng, năm 2016 là 486 tỷ đồng, năm 2017 là 686 tỷ đồng, năm 2018 là 650 tỷ đồng. Nhìn vào dự toán chi đầu tư các năm ta thấy nhìn chung: dự toán giao chi đàu tư là cao, ổn định. Chỉ có năm 2016 mức giao dự toán chi đầu tư phát triển thấp, là do nguồn thu tiền sử dụng đất giao dự toán thấp, nguồn thu khai thác rừng trồng thấp.
Chi thường xuyên: Trong khi ngân sách những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn, thì chi thường xuyên cấp xã trên địa bàn huyện hằng năm vẫn tăng đều qua các năm, nguyên nhân tăng chủ yếu là do tăng lương tối thiểu và tăng lương định kỳ và tăng một số nhiệm vụ mới phát sinh như chương trình quốc gia mục tiêu nông thôn mới. Dự toán chi thường xuyên năm 2014 là 414 tỷ đồng, năm 2018 là 837 tỷ đồng. Số tuyệt đối chi thường xuyên năm sau cao hơn năm trước, sau 5 năm số tăng dự toán năm 2018 so với năm 2014 là 202%, số tuyệt đối tăng 423 tỷ đồng. Số tăng sự toán qua các năm: 2015 tăng 137,7% so với 2014; 2016 tăng 126 % so với 2015. So với dự toán năm 2017 với năm 2016 giảm còn 92,2 %, năm 2018 với năm 2017 tăng 125,7%.
Trong cơ cấu chi thường xuyên của Ngân sách xã trên địa bàn huyện, khoảng chi quản lý hành chính nhà nước, Đảng và đoàn thể chiếm tỷ trọng lớn nhất. Một trong những nguyên nhân chính là do chính sách tăng lương, phụ cấp và tăng đối
tưởng hưởng cấp xã của Nhà nước, cũng như phân cấp nhiệm vụ ngày càng nhiều cho cấp xã. Một nguyên nhân khác tăng chi thường xuyên qua các năm, đặc biệt là tăng mạnh cho quản lý hành chính là ý thức sử dựng ngân sách của các xã, thị trấn vẫn còn lãng phí, tổ chức hội nghị tràn lan, thiếu khoa học, không dựa trên tinh thần tiết kiệm.
Chi sự nghiệp y tế của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tiên Phước đặc biệt quan tâm. Số chi này liên tục tăng qua các năm: năm 2014 số thực hiện 2 tỷ đông, năm 2015 số thực hiện 4 tỷ đồng, tăng 200%/ năm, tương ứng với số tuyệt đối 2 tỷ đồng. Năm 2016 số thực hiện 4 tỷ đồng; năm 2017 giảm 2 tỷ đồng; năm 2018 số thực hiện 3 tỷ đồng, tăng 150% so với năm 2017.
Về y tế, bên cạnh việc chi đúng, chi đủ các khoản sinh hoạt phí, phụ cấp cán bộ tế xã, chi mua thuốc men, dụng cụ công tác khám chữa bệnh, xã còn chú trọng và thực hiện tốt các công trình quốc gia về y tế như chống suy dinh dưỡng, sốt rét,..
Chi sự nghiệp giáo dục là quốc sách hàng đầu nhận thức rõ được tầm quan trọng của vấn đề này nên các xẫ thị trấn cũng đã rất quan tâm chú trọng đến công tác này. Chi sự nghiệp giáo dục ở huyện Tiên Phước chủ yếu là giáo dục mầm non thuộc xã quản lý.
Chi đầu tư phát triển là khoản chi xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, các cơ sở vật chất do xã quản lý như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, đường nông thôn….đây là khoản chi mang tính chất tích lũy nhằm từng bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật của địa phương tạo ra nền tảng cho sự phát triển kinh tế.
Trong những năm qua các xã thị trấn trên địa bàn huyện đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, tích cực khai thác nguồn thu cho ngân sách xã, có ý thức tiết kiệm chi tiêu dành nguồn lực cho đầu tư phát triển và cùng với sự hõ trợ của tỉnh Quảng Nam, của huyện Tiên Phước về xây dựng các công trình phát triển nguồn thu ngân sách xã. Vì vậy, chi đầu tư phát triển 5 năm qua đã tăng lên và chiếm tỷ trọng ngày càng cao.
giai đoạn 2014- 2018 cho thấy chi NSNN tăng rất nhanh theo hằng năm và đặc biệt khi thay đổi thời kỳ ổn định ngân sách mới.
2.4. Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
Trong thời gian qua công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã, thị trấn ở huyện Tiên Phước được thực hiện theo Luật NSNN, Luật tổ chức HĐND và UBND, Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN, Luật Kế toán; trong đó chủ yếu là Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật NSNN.
Về chính sách áp dụng trong quản lý ngân sách cấp xã, thị trấn tại huyện bao gồm chính sách tài chính thể hiện qua chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã theo Thông tư 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016, Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ Tài Chính; chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chuwcscaaps xã theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009; Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011; các chính sách đặc thù của Trung Ương và địa phương áp dụng cho cấp chính quyền cơ sở; cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỉ lệ phân chia nguồn thu cho ngân sách xã; định mức phân bổ chi ngân sách xã theo Nghị quyết số 167/2010 của HĐND tỉnh Quảng Nam về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ chi ngân sách tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011- 2016;
2.4.1. Thực trạng lập, phê duyết và giao dự toán ngân sách cấp xã trên địa bàn các xã, thị trấn ở huyện Tiên Phước
Lập dự toán ngân sách xã là một khâu quan trọng trong công tác quản lý, điều hành ngân sách xã, để chấp hành và quyết toán ngân sách xã được thực hiện đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản, thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Dự toán gồm 2 phần: dự toán thu NSNN được phân cấp cho xã, thị trấn quản lý và dự