Định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện tiên phước giai đoạn 2019 –

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. (Trang 72 - 74)

2019 – 2022

Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở trong sạch, vững mạnh; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Phát huy truyền thống anh hùng, quyết tâm lãnh đạo triển khai thực hiện thành công huyện Nông thôn mới năm 2022 và huyện Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới (giai đoạn 2020 - 2025).

Về phát triển kinh tế:

Cơ cấu giá trị các ngành kinh tế đến năm 2020: - Nông, lâm nghiệp: 20%

- Công nghiệp - xây dựng: 25,53% - Thương mại - dịch vụ: 54,47%

Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân các ngành kinh tế:

- Nông, lâm nghiệp: Tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm trên 7%

- Công nghiệp - xây dựng: Tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm trên 24,63%. - Thương mại - dịch vụ:Tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm trên 17,97%. Thu

nhập bình quân đầu người: 38,9 triệu đồng/người/năm Về xã hội:

Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%

Tỷ lệ xã đạt nông thôn mới 78,5% vào năm 2020 và đạt 100% vào năm 2022 11/14 xã đạt tiêu chí văn hóa nông thôn mới vào năm 2020 và 14/14 xã đạt chuẩn tiêu chí văn hoá nông thôn mới vào năm 2022.

15/15 trạm y tế xã, thị trấn có bác sĩ làm việc toàn thời gian và luân phiên theo Đề án 1816 (chỉ tiêu Nghị quyết đề ra là 15/15 trạm y tế xã, thị trấn có bác sĩ).

Về môi trường: 95% hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt. Về tài chính, ngân sách và tín dụng:

Chỉ đạo quản lý thu ngân sách nhà nước đảm bảo thu đúng, đủ các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Phối hợp đồng bộ trong quản lý thu thuế và nợ thuế, không để thất thu ngân sách. Chú trọng giải pháp quản lý khai thác các nguồn thu tại chỗ, nhất là nguồn thu thuế khoán ổn định, thu khai thác gỗ rừng trồng, khai thác quỹ đất, thuế xây dựng cơ bản, thuế tài nguyên và nuôi dưỡng nguồn thu. Phấn đấu tăng thu ngân sách hằng năm trên 15%. Quản lý chặt chẽ chi ngân sách mua sắm, sử dụng tài sản công, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu góp phần tăng tích lũy cho ngân sách. Tăng cường công tác tuyên truyền Luật ngân sách, các Luật thuế mới, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật phòng chống tham nhũng trong cán bộ và nhân dân. Thực hiện tốt việc thanh tra, kiểm tra, giám sát các khoản thu - chi ngân sách nhà nước theo đúng dự toán, chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Trong xây dựng và thực hiện dự toán ngân sách hàng năm, ưu tiên tăng nguồn vốn để triển khai thực hiện đạt kết quả các chương trình, đề án lớn của huyện; đồng thời xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn để

thanh toán nợ đọng trong xây dựng cơ bản, hạn chế phát sinh nợ mới. Tiếp tục huy động vốn, triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng, hỗ trợ đắc lực thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT-XH của huyện.

Về xây dựng hệ thống chính trị:

Phấn đấn 100% cấp ủy viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện và cấp xã đạt chuẩn. Trong đó 80% trở lên cán bộ, công chức cấp xã có trình độ đại học (riêng các chức danh: bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND 100% đạt trình độ đại học chuyên môn); 100% cán bộ, công chức cấp huyện có trình độ đại học trở lên (trừ một số công việc đặc thù), trong đó có ít nhất 5% có trình độ sau đại học; 80% cán bộ, công chức, viên chức được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w