Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách cấp xã của huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. (Trang 44 - 47)

tỉnh Quảng Nam

2.2.1. Giới thiệu về Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện

Phòng Tài chính – Kế hoạch là một hệ thống các phòng, ban chuyên môn trực thuộc UBND huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, là bộ phận tham mưu, giúp việc cho UBND huyện về các hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính, giá, kế hoạch và đầu tư trong phạm vi phân cấp theo đúng chính sách, pháp luật, các quy định của nhà nước. Với nhiệm vụ chủ yếu: tổng hợp, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội; quản lý tài chính ngân sách đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp, các xã, thị trấn trên địa nàn toàn huyện.

Hiện nay, phòng Tài chính - kế hoạch gồm 2 bộ phận là: bộ phận Quản lý ngân sách nhà nước và kế hoạch hóa. Có thể khái quát cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Phòng Tài chính - Kế hoạch của UBND huyện Tiên Phước.

Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận - từng cấp:

Bộ phận quản lý ngân sách: Đây là bộ phận chuyên quản lý, theo dõi về mảng ngân sách toàn huyện, thực hiện một số nhiệm vụ như sau:

- Tham mưu cho UBND huyện thực hiện việc xây dựng dự toán ngân sách, phân bổ dự toán NSNN cho toàn huyện.

- Thường xuyên thực hiện việc theo dõi cấp phát cho các đơn vị, các xã, thị trấn, các công trình xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu,…

- Tổng hợp báo cáo thu, chi NSNN cho UBND huyện, Sở Tài chính một cách kịp thời theo định kỳ hoặc đột xuất.

- Phụ trách các xã, thị trấn, các đơn vị dự toán về nghiệp vụ quản lý ngân sách, tài chính (chuyên quản).

- Quản lý và cấp biên lai thu tiền cho các xã, thị trấn.

- Thực hiện các nghiệp vụ xét duyệt, thẩm tra báo cáo quyết toán năm đối với các đơn vị, các xã, thị trấn trong huyện.

- Tổng hợp báo cáo quyết toán NSNN năm đối với cấp tỉnh.

Bộ phận Kế hoạch hóa: Đây là bộ phận chủ yếu làm công tác tham mưu cho UBND huyện về xây dựng kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện của huyện. Bên cạnh đó bộ phận này còn được giao quản lý một số chương trình, dự án của huyện.

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện là một bộ phận quan trọng để tham mưu cho UBND huyện trong quá trình quản lý ngân sách của huyện, đảm bảo cân đối và tăng trưởng qua các năm, giúp thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện phát triển. Ngân sách xã, thị trấn là một bộ phận không thể tách rời của ngân sách huyện, nó có ảnh hưởng chung đến tình hình thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện.

2.2.2. Ban Tài chính cấp xã

a. Chức năng, nhiệm vụ

Ban Tài chính xã, thị trấn có trách nhiệm tham mưu giúp Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã thực hiện quản lý tài chính, ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác theo quy định của nhà nước và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của UBND cấp xã và cơ quan tài chính cấp huyện; Xây dựng dự toán ngân sách xã theo hướng dẫn của cơ quan Tài chính cấp trên trình UBND xã xem xét, để trình Hội

đồng nhân dân xã phê duyệt. Phối hợp với cơ quan thuế và các ban, ngành, đoàn thể cấp xã tổ chức thu ngân sách trên địa bàn, đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thu ngân sách theo quy định của Nhà nước.

Tổ chức thực hiện công tác quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã theo phân cấp. Quản lý các quỹ công chuyên dùng của xã (Quỹ hoa lợi công sản, Quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ phòng chống thiên tai…) và các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân do huy động đã được Hội đồng nhân dân xã phê duyệt. Quản lý tài sản công tại xã theo phân cấp quản lý tài sản theo quy định của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Quản lý các hoạt động sự nghiệp của xã, bao gồm các hoạt động của Trạm Y tế, Trường mầm non, các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, các hoạt động quản lý đò, chợ, đầm ao hồ, đất đai, tài nguyên, bến bãi do UBND xã trực tiếp đứng ra tổ chức và quản lý theo chế độ quy định. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các đơn vị sự nghiệp ngân sách, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn định mức để có biện pháp đảm bảo thực hiện mục tiêu và tiến độ theo quy định của pháp luật. Quản lý thống nhất các hoạt động tài chính có liên quan đến quản lý tài sản công tại xã: Quản lý đất đai, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng như trụ sở xã, trường học, đường giao thông nông thôn, công trình thủy lợi…, đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật. Thực hiện việc lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách xã hàng năm trình Uỷ ban nhân dân xã xem xét trình Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, gửi báo cáo theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

b. Tổ chức bộ máy và biên chế

Theo quy định tại Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý NSX và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn, thì UBND các cấp có kế hoạch cụ thể từng bước củng cố Ban Tài chính của các xã để Ban Tài chính xã thực hiện tốt chức năng giúp UBND xã quản lý NSX và các hoạt động tài chính khác của xã theo chế độ quy định.

Chức danh và số lượng cán bộ của Ban Tài chính xã căn cứ tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đố với cán bộ, công chức xã phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Ban Tài chính xã thường có 3 người: 1 cán bộ Tài chính kế toán thu, cán bộ tài chính kế toán chi và 1 thủ quỹ. Cán bộ Tài chính kế toán chi là người phụ trách công tác tài chính, có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã tổ chức thực hiện công tác quản lý NSX và các hoạt động tài chính khác của xã. Cán bộ Tài chính kế toán chi phải là người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tối thiểu trung cấp tài chính kế toán; Cán bộ tài chính kế toán thu có nhiệm vụ giúp cán bộ tài chính quản lý hoạt động thu, chi NSX và các hoạt động tài chính khác ở xã; Thủ quỹ có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt của xã.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w