nước
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, KT-XH của địa phương
Quảng Nam nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Miền Trung, có sân bay, cảng biển, đường Xuyên Á là điều kiện thuận lợi để thu hút nhà đầu tư, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển. Với tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua đòi hỏi tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng các dự án, các khu, cụm công nghiệp càng lớn mới đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu và tốc độ phát triển kinh tế; cũng từ đó đã nảy sinh nhiều hệ luỵ như tình trạng tham nhũng trong đầu tư, xây dựng cơ bản, trong lĩnh vực đền bù, giải toả, ... làm thất thoát NSNN. Do vậy cần phải tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra trên tất cả các lĩnh vực nhất là lĩnh vực quản lý và sử dụng NSNN.
Là tỉnh được chia tách từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ, nên hệ thống hồ sơ địa chính chưa đầy đủ, thất lạc, cũ, độ chính xác không cao qua thời gian, địa hình miền núi cao, đường sá đi lại khó khăn; người là dân tộc thiểu số chiếm 8,6 % so với dân số toàn tỉnh với trình độ dân trí thấp, nhận thức của một bộ phận người dân về chính sách, pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, và phòng, chống tham nhũng của địa phương. Và đây sẽ là thách thức rất lớn đối với ngành Thanh tra của tỉnh Quảng Nam.
1.3.2. Hệ thống các văn bản pháp luật
Hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác thanh tra quản lý NSNN như: Luật NSNN, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Doanh nghiệp, Luật thuế, Luật Quản lý thuế; thông tư, nghị định, nghị quyết, quyết định, chỉ thị về thu-chi ngân sách, về chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống văn bản pháp luật là nhân tố ảnh hưởng tới công tác thanh tra quản lý NSNN, xác định được các nhiệm vụ cần thực hiện và trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền trong quá trình điều hành NSNN các cấp.
Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý NSNN mà đồng bộ, không chồng chéo, các văn bản có sự hướng dẫn thống nhất, chi tiết, dễ hiểu, phù hợp với thực tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự chấp hành và điều hành NSNN và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra quản lý NSNN..
1.3.3. Tổ chức bộ máy thanh tra
- Bộ máy thanh tra được tổ chức tốt, phân cấp rõ ràng giữa thanh tra các ngành và các cấp, địa phương góp phần quan trọng để đem lại chất lượng hiệu quả công tác thanh tra quản lý NSNN nói riêng và công tác thanh tra của toàn ngành nói chung.
- Thực tế hiện nay có sự phân định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra rõ ràng, không trùng lắp giữa cơ quan thanh tra các ngành; giữa thanh tra ngành và thanh tra cấp; giữa cơ quan thanh tra với các Bộ, ngành, địa phương; giữa cơ quan thanh tra với các cơ quan, tổ chức có chức năng giám sát, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử,…góp phần không nhỏ để nâng cao chất lượng công tác thanh tra.
- Theo quy định của pháp luật hiện hành, các cơ quan thanh tra phụ thuộc vào các cơ quan hành chính cùng cấp về kinh phí, hoạt động, chương trình, kế hoạch, biên chế, tổ
chức, nhân sự. Trong khi đó, pháp luật còn thiếu các quy định bảo đảm tính độc lập cho hoạt động thanh tra, nhất là hoạt động tác nghiệp của đoàn thanh tra, thanh tra viên.
- Luật Thanh tra chỉ cho phép người đứng đầu cơ quan thanh tra các cấp, các ngành tiến hành thanh tra trên cơ sở chương trình, kế hoạch thanh tra do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp phê duyệt; chánh thanh tra các cấp, các ngành không được tự mình ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Từ đó dẫn đến việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý sai phạm chưa kịp thời, làm giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý của nhà nước.
1.3.4. Chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra
Chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và có tính chất quyết định chất lượng hoạt động thanh tra. Nếu cán bộ đào tạo mới có đủ trình độ chuyên môn nhưng lại thiếu kinh nghiệm và ứng xử trong lĩnh vực thanh tra thì hiệu quả công tác thanh tra sẽ không cao.Trình độ và năng lực chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, còn bất cập về tri thức và năng lực thực thi nhiệm vụ cũng như khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thanh tra
Bên cạnh đó tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần phục vụ nhân dân đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của công tác thanh tra.