Từ thực tiễn công tác thanh tra thời gian qua cho thấy, địa phương nào, ngành nào quan tâm, chú trọng đến công tác thanh tra và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra thì địa phương đó, ngành đó thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước; ngược lại nơi nào không chú trọng đúng mức thì nơi đó dễ xảy ra sai phạm, phát sinh khiếu nại, tố cáo phức tạp.
2.3. Thực trạng công tác thanh tra quản lý ngân sách nhà nước tại Thanhtra tỉnh Quảng Nam tra tỉnh Quảng Nam
2.3.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch thanh tra quản lý ngân sách nhà nước
của tỉnh, Thanh tra tỉnh tiến hành khảo sát và tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt chương trình, kế hoạch công tác thanh tra trên một số lĩnh vực, trong đó các cuộc thanh tra về quản lý NSNN cũng được chú trọng và thường chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với các cuộc thanh tra ở lĩnh vực khác.
Căn cứ quyết định phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm, Thanh tra tỉnh tiến hành lập kế hoạch cụ thể cho từng cuộc thanh tra. Thông thường công tác lập kế hoạch các cuộc thanh tra được thực hiện theo trình tự các bước như sau:
Thứ nhất, khảo sát, thu thập thông tin: Thông tin là cơ sở quan trọng để quyết định nội dung và kế hoạch thanh tra, do vậy khi thu thập thông tin cần nắm toàn diện các thông tin có liên quan đến mục đích, yêu cầu và đối tượng, sự việc cần thanh tra. Thu thập thông tin từ các cơ quan quản lý trong ngành, cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan có liên quan; Tiến hành khảo sát trực tiếp tại một số cơ quan, đơn vị.
Thứ hai, lập báo cáo khảo sát: Trên cơ sở thông tin thu thập được, tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá và lập báo cáo khảo sát về đặc điểm, tổ chức bộ máy, cơ cấu nhân sự, mô hình hoạt động của đơn vị, bộ máy kế toán, các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, tình hình về thu – chi tài chính của đơn vị; các văn bản quy định; quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản của đơn vị; những thuận lợi, khó khăn trong việc quản lý điều hành ngân sách của đơn vị; tình hình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan, tổ chức đối với đơn vị trong thời kỳ khảo sát;…Trên cơ sở đó, rút ra những nội dung vướng mắc đồng thời nhận định những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm của đơn vị được khảo sát; những thuận lợi, khó khăn khi tiến hành thanh tra. Đề xuất những nội dung cần thanh tra, lực lượng, phạm vi, thời gian, thời kỳ thanh tra. Thứ ba, xác định yêu cầu, nội dụng trọng điểm của cuộc thanh, những công việc cần triển khai, phương pháp tiến hành, nơi cần đến làm việc, thời gian triển khai, kết thúc; nhân sự Đoàn thanh tra (Trưởng Đoàn, phó Trưởng Đoàn và các thành viên), phân công nhiệm vụ cho tổ, nhóm (nếu có) và các thành viên Đoàn thanh tra.
Thứ tư, ban hành quyết định, phê duyệt kế hoạch thanh tra: Sau khi thực hiện các bước nêu trên, người được giao nhiệm vụ, tham mưu Chánh thanh tra phê duyệt quyết định thanh tra, đồng thời phê duyệt kế hoạch thanh tra.
tra; nội dung, thời kỳ và thời hạn thanh tra; thành lập đoàn thanh tra và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan công tác thanh tra; gửi các cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật.
Hoạt động thanh tra chỉ được thực hiện khi có quyết định thanh tra.
Bảng 2.7: Kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra tỉnh Quảng Nam (2013-2017)
Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tỷ lệ % bình quân * Tổng số 10 8 10 13 13
1- Thanh tra công tác quản lý NSNN 1 2 2 4 3 22,2
2- Thanh tra công tác quản lý đầu tư XDCB 3 1 2 3 2 20,4
3- Thanh tra hoạt động sản xuất kinh doanh 1 1 1 1 1 9,3
4-Thanh tra việc quản lý và sử dụng các nguồn
kinh phí 3 2 5 4 3 31,4
5- Thanh tra chuyên đề 2 2 - 1 4 16,7
Nguồn: Thanh tra tỉnh Quảng Nam
Qua bảng số liệu về kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra tỉnh Quảng Nam cho thấy từ năm 2013 đến năm 2017, Thanh tra tỉnh đã lập và tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch tổng số 54 cuộc thanh tra trên các lĩnh vực nhưng chủ yếu tập trung vào hai lĩnh vực đó là: Thanh tra về quản lý NSNN 12 cuộc, chiếm tỷ lệ 22,2% và Thanh tra về việc quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí 17 cuộc, chiếm tỷ lệ 31,4%. Vì đây là lĩnh vực rất dễ xảy ra tiêu cực nên được lãnh đạo các cấp chú trọng trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm.
Qua khảo sát 45 đơn vị có sử dụng NSNN đã được Thanh tra tỉnh Quảng Nam thanh tra từ năm 2013 đến năm 2017 và những đơn vị có liên quan trực tiếp đến công tác chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn và thực hiện công tác thanh tra quản lý NSNN tại tỉnh Quảng Nam, đã đánh giá một cách khách quan về công tác xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh, có 97,7% ý kiến trả lời dựa vào định hướng của Thanh tra Chính phủ; 100% ý kiến trả lời dựa vào tình hình thực tế tại địa phương. Về sự phù hợp của kế hoạch thanh tra, có đến 100% ý kiến đã cho rằng kế hoạch đã phù hợp với
nguồn lực của địa phương; 97,7% phù hợp về mục tiêu và 95,5% ý kiến cho rằng phù hợp về nội dung. Từ đó cho thấy công tác xây dựng kế hoạch thanh tra tại Thanh tra tỉnh Quảng Nam trong các năm qua đã thực hiện đúng theo sự định hướng của Thanh tra Chính Phủ và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Hầu hết kế hoạch thanh tra đều có nội dung, mục tiêu thanh tra phù hợp.
Với lực lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Thanh tra tỉnh hiện có cùng với việc đồng thời phải thực hiện các chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khác của ngành như: Lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng nên việc đảm bảo hoàn thành các cuộc thanh tra đúng theo kế hoạch hàng năm cũng là một áp lực đối với đơn vị. Mặc khác, hầu hết việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra còn phụ thuộc quá nhiều vào việc phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh. Điều này phần nào ảnh hưởng đến tính chủ động và độc lập trong hoạt động thanh tra.
2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện công tác thanh tra quản lý ngân sách nhà nước
- Công tác chuẩn bị và quyết định thanh tra
Căn cứ Kế hoạch thanh tra hàng năm, Thanh tra tỉnh có trách nhiệm tiến hành các cuộc thanh tra theo quy định. Trước khi tiến hành thanh tra, công tác chuẩn bị là rất quan trọng. Nếu công tác chuẩn bị tốt, các cuộc thanh tra được tiến hành thuận lợi, có chất lượng; ngược lại nếu việc chuẩn bị không đầy đủ, không đúng quy trình, việc tiến hành các nội dung thanh tra sẽ gặp khó khăn hơn, do thiếu các thông tin, cũng như chưa có sự chuẩn bị đầy đủ của đối tượng thanh tra.
Qua 5 năm từ 2013 đến 2017, 100% các cuộc thanh tra đều được thực hiện đầy đủ các bước, ra quyết định thanh tra, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra, xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo theo quy định. Đây không chỉ là việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy trình thanh tra, mà còn là cơ sở pháp lý quan trọng để đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra và các tổ chức, cá nhân có liên quan làm căn cứ thực hiện. Tuy nhiên, bước khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra chưa thực hiện đầy đủ, cụ thể: năm 2013, có 7/10 cuộc thanh tra tiến hành khảo sát, nắm tình hình, tỷ lệ 70%; năm 2014: 05/08 cuộc, tỷ lệ 62,5%; năm 2015: 8/10 cuộc, tỷ lệ 80%; năm 2016: 9/13 cuộc, tỷ lệ 69,2% và năm 2017: 11/13 cuộc, tỷ lệ 84,6. Nguyên nhân
chủ yếu là do một số cuộc thanh tra các thông tin ban đầu đã có từ khi khảo sát lập kế hoạch thanh tra của năm; ngoài ra một phần do áp lực về tiến độ, một số cuộc thanh tra không thực hiện bước khảo sát, nắm tình hình. Cụ thể:
Bảng 2.8: Tình hình công tác chuẩn bị và quyết định thanh tra
Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Cuộc % Cuộc % Cuộc % Cuộc % Cuộc %
Tổng số cuộc thanh tra 10 8 10 13 13
- Khảo sát, nắm tình hình để quyết
định thanh tra 7 70 5 62,5 8 80 9 69,2 11 84,6
- Ra quyết định thanh tra 10 100 8 100 10 100 13 100 13 - Phê duyệt kế hoạch tiến hành
thanh tra 10 100 8 100 10 100 13 100 13
- Xây dựng đề cương yêu cầu đối
tượng thanh tra báo cáo 10 100 8 100 10 100 13 100 13 100 Nguồn: Thanh tra tỉnh Quảng Nam
Qua kết quả khảo sát thực tế có 42/45 ( 93,33%) ý kiến đã cho rằng công tác chuẩn bị và quyết định thanh tra tại Thanh tra tỉnh Quảng Nam được thực hiện tốt, có 3/45 (6,67%) ý kiến đánh giá mức độ khá. Từ đó có thể nói rằng công tác chuẩn bị và quyết định thanh tra tại Thanh tra tỉnh Quảng Nam được chú trọng, có sự chuẩn bị kỹ về nguồn lực đầu vào phù hợp với tầm quan trọng và mức độ phức tạp của cuộc thanh tra (con người, chi phí, phương tiện đi lại, thời gian khảo sát, thời gian tiến hành thanh tra...).
- Tổ chức thực hiện thanh tra
Việc triển khai tổ chức thực hiện các cuộc thanh tra nói chung có ý nghĩa rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cũng như thể hiện việc chấp hành nghiêm quy trình thanh tra theo quy định.
Từ năm 2013 đến năm 2017, Thanh tra tỉnh Quảng Nam đã tổ chức thực hiện 54 cuộc thanh tra trên các lĩnh vực đạt tỷ lệ 100% so với kế hoạch được phê duyệt, trong đó thanh tra quản lý NSNN 12 cuộc. Về lĩnh vực thanh tra quản lý NSNN trong thời gian qua chủ yếu tập trung các nội dung như: Việc chấp hành pháp luật về kế toán; việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và cơ sở pháp lý áp dụng để xây dựng quy
chế, xác định tính đúng đắn và phù hợp của các nội dung trong quy chế; việc áp dụng căn cứ để tính định mức phân bổ dự toán cho cấp dưới đúng và phù hợp chưa từ đó xác định số dự toán giao không đúng, không phù hợp, nguyên nhân. Kiểm tra việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách cấp (nguồn thường xuyên và không thường xuyên), số thực rút ngân sách tại kho bạc nhà nước của từng nghiệp vụ tương ứng với từng nguồn (bằng tiền mặt và rút dự toán bằng chuyển khoản), xác định số dư năm trước chuyển sang và số dư tại thời điểm 31/12 năm thanh tra (dự toán còn tại kho bạc nhà nước được kết chuyển sang năm sau; số dư tiền gửi, tiền mặt; vật tư tồn kho, công nợ phải thu, phải trả. Xác định sai phạm các nội dung nêu trên và nêu rõ nguyên nhân.
Ngoài ra, kiểm tra đúng - sai và nguyên nhân trong việc quản lý thu - chi các khoản kinh phí khác như: Viện trợ, tài trợ, phí, lệ phí,...(Tổng số nguồn thu, tổng số chi, các quy định áp dụng, việc phản ánh trên sổ sách và hạch toán nghiệp vụ).
Cuối cùng là kiểm tra xác định nguồn kinh phí tiết kiệm và việc sử dụng của đơn vị (tiết kiệm từ việc sử dụng biên chế, do thực tế thanh toán thấp hơn mức quy định hiện hành hoặc mức khoán; do dự toán được giao cao, do không thực hiện hết nhiệm vụ được giao,...), kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Việc thực hiện các quy định về công khai tài chính.
Bảng 2.9: Tình hình tổ chức thực hiện các cuộc thanh tra
Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Cuộc % Cuộc % Cuộc % Cuộc % Cuộc %
Tổng số cuộc thanh tra được phê duyệt
10 8 10 13 13
- Công bố quyết định thanh tra 10 100 8 100 10 100 13 100 13 100 - Thu thập, kiểm tra, xác minh thông
tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra
10 100 8 100 10 100 13 100 13 100 - Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm
vụ thanh tra
2 20 2 25 - 0 1 7,7 4 30,8
- Nhật ký Đoàn thanh tra 10 100 8 100 10 100 13 100 13 100 - Thông báo kết thúc thanh tra 10 100 8 100 10 100 13 100 13 100 Nguồn: Thanh tra tỉnh Quảng Nam
Qua số liệu trên cho thấy, từ năm 2013 đến 2017, 100% các cuộc thanh tra nói chung và thanh tra về NSNN nói riêng thực hiện đầy đủ các bước: công bố quyết định thanh tra; thu thập, kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; Viết nhật ký đoàn thanh tra; Thông báo kết thúc thanh tra.
Hàng năm, Thanh tra tỉnh Quảng Nam chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện các cuộc thanh tra trên các lĩnh vực theo kế hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Bảng 2.10: Kết quả thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh Quảng Nam (2013-2017)
Nội dung
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Kế hoạch Thực hiện TH/ KH Kế hoạch Thực hiện TH/ KH Kế hoạch Thực hiện TH/ KH Kế hoạch Thực hiện TH/ KH Kế hoạch Thực hiện TH/ KH Cuộc Cuộc % Cuộc Cuộc % Cuộc Cuộc % Cuộc Cuộc % Cuộc Cuộc % 1- Thanh tra công tác quản lý NSNN 1 1 100 2 2 100 2 2 100 4 4 100 3 3 100 2- Thanh tra công tác quản lý đầu tư XDCB 3 3 100 1 1 100 2 2 100 3 3 100 2 2 100 3- Thanh tra hoạt động SXKD 1 1 100 1 1 100 1 1 100 1 1 100 1 1 100 4-Thanh tra việc quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí 3 3 100 2 2 100 5 5 100 4 4 100 3 3 100 5- Thanh tra chuyên đề 2 2 100 2 2 100 - - - 1 1 100 4 4 100
Nguồn: Thanh tra tỉnh Quảng Nam
Qua kết quả thể hiện tại bảng số 2.10 cho thấy từ năm 2013 đến năm 2017, số cuộc thanh tra được triển khai thực hiện 54/54 cuộc, đạt tỷ lệ 100% so với kế hoạch được phê duyệt từ đầu năm.
Kết quả khảo sát thực tế có 42/45 (93,33%) ý kiến đồng ý việc thực hiện các nội dung thanh tra tại Thanh thanh tra tỉnh Quảng Nam được thực hiện tốt, 3/45 (6,67%) ý kiến được đánh giá ở mức độ khá. Đạt được kết quả nêu trên là nhờ sự am hiểu về chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng áp dụng những phương pháp thanh tra một cách linh hoạt, phù hợp của thanh tra viên và sự bảo đảm đầy đủ chứng cứ, tính khách quan để có cơ sở chỉ ra được những tồn tại, sai phạm trong công tác quản lý NSNN.
Tuy nhiên, một số đoàn thanh tra chưa thực hiện bước báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra bằng văn bản. Nguyên nhân là do trên thực tế một số cuộc thanh tra, đoàn thanh tra thực hiện việc thu thập toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan và tiến hành nghiên cứu tại cơ quan, nên việc báo cáo thường được phản ánh hàng ngày với người ra quyết định thanh tra, do đó đoàn thanh tra đã không thực hiện việc báo cáo tiến độ bằng văn bản theo quy định. Một số đoàn thanh tra không thực hiện việc viết nhật ký hàng ngày vì thực tế một số công việc được phân công của các thành viên đoàn thanh tra phải kéo dài nhiều ngày mới hoàn thành nên việc viết nhật ký thường để đến kết thúc công việc được giao mới thực hiện.
- Kết thúc thanh tra
Đây là giai đoạn quan trọng của cuộc thanh tra, các nội dung công việc trong giai đoạn này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thanh tra cũng như những vấn đề liên quan đến việc xử lý sau thanh tra. Do đó trên thực tế các đoàn thanh tra rất chú trọng và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các bước công việc đúng theo quy trình đã được pháp luật quy định. Kết quả thể hiện tại Bảng 2.11.