Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Công tác thanh tra quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam. (Trang 83 - 94)

3.3.1. Đối với Trung ương

Một là, sửa Luật Thanh tra năm 2010 và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành theo hướng tăng thẩm quyền, vị thế độc lập cho ngành Thanh tra; làm rõ các khái niệm: đối tượng thanh tra, kết luận thanh tra trong Luật Thanh tra; bổ sung các chế tài xử lý đối tượng thanh tra trong việc không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, trốn tránh, chây ỳ thực hiện kết luận thanh tra; sửa đổi Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-TTCP-NHNN ngày 25/11/2015 của TTCP và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra theo hướng cần quy định rõ trình tự, thủ tục thực hiện, quy định rõ đối tượng áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản…

Hai là, TTCP xem xét xây dựng quy chế, thông tư phối hợp với các cơ quan khác ngoài Ngân hàng nhà nước như cơ quan Tài chính, Kho bạc, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông để mở rộng các hình thức xử lý đối tượng thanh tra trốn tránh, chây ỳ thực hiện kết luận thanh tra.

Ba là, hiện tại chưa có một quy định chung nhất về cách thức tiến hành thanh tra cho các loại nghiệp vụ thanh tra. Do vậy, để đảm bảo một cuộc thanh tra có hiệu quả, đồng thời để đánh giá công việc của thanh tra viên đã làm thì cần phải có một chuẩn mực chung về công tác thanh tra, trong đó hướng dẫn cụ thể thanh tra viên xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình thanh tra cũng như hướng dẫn các bước, trình tự và công việc cụ thể mà thanh tra viên phải làm khi tiến hành thanh tra một khoản mục nào đó.

những sai phạm, nhưng một thời gian sau, sai phạm bị phát hiện ra. Lúc này, vì không có chuẩn mực chung để xem xét thanh tra viên đã làm hết trách nhiệm chưa, có khách quan không trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Do đó việc xử lý gặp khó khăn. Khi có được chuẩn mực chung thì thanh tra viên phải thực hiện hết trách nhiệm của mình, tuân thủ đúng những bước, công việc, trình tự mà chuẩn mực đã quy định. Có được như vậy thì hiệu quả công tác thanh tra mới được nâng lên.

Bốn là, Chính phủ cần quy định về các biện pháp cưỡng chế trong xử lý sau thanh tra, chế tài xử lý trong việc không chấp hành các yêu cầu của Đoàn thanh tra, kết luận thanh tra; xác định rõ một cơ quan chuyên trách có trách nhiệm thực hiện, thi hành kết luận thanh tra, tương tự như cơ quan thi hành án để thi hành các Bản án, quyết định của Tòa án. Cần có quy định cụ thể về quy trình kiểm tra, đôn đốc thực hiện các kết luận thanh tra thống nhất trong toàn ngành.

Năm là, có chế độ đãi ngộ cho đội ngũ công chức thanh tra để động viên, khích lệ tinh thần làm việc, thu hút người tài vào cơ quan thanh tra như quy định ngạch công chức và chế độ tiền lương riêng cho cơ quan thanh tra;

Sáu là, Bộ Tài chính cần ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật, các chế độ, tiêu chuẩn hợp lý, cụ thể để có cơ sở đối chiếu, kết luận trong quá trình thanh tra quản lý NSNN.

3.3.2. Đối với tỉnh Quảng Nam

Một là, việc chỉ đạo xây dựng và phê duyệt Kế hoạch thanh tra phải được tiến hành chặt chẽ, khoa học để các cuộc thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình phát triển KT-XH của tỉnh.

Hai là, đối với người ra quyết định thanh tra (Chủ tịch UBND hoặc Chánh Thanh tra tỉnh) cần thường xuyên tổng kết, rút bài học kinh nghiệm cho các Đoàn thanh tra, từ đó có phương án chỉ đạo sát đúng, đạt hiệu quả cao trong quá trình thanh tra.

Ba là, việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tra phải gắn với hiệu quả quản lý Nhà nước, chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý KT-XH; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, đồng thời bảo đảm tránh trùng dẫm, gây phiền hà và bảo đảm hoạt động bình thường của đối

tượng thanh tra.

Bốn là, thực hiện tuyển dụng biện chế có chuyên môn về kinh tế để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các cuộc thanh tra quản lý NSNN

Năm là, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, thanh tra viên tham gia các lớp đào tạo chương trình thanh tra cơ bản và nâng cao tại Trường Cán bộ thanh tra của TTCP hoặc các lớp đào tạo, bồi dượng nghiệp vụ phù hợp.

Sáu là, quan tâm, tăng cường trang thiết bị hoạt động của ngành, ứng dụng khoa học công nghệ, điều kiện làm việc và nguồn ngân sách cho công tác thanh tra hàng năm.

Bảy là, cần tổ chức các lớp tập huấn về thanh tra quản lý NSNN cho các cơ quan có chức năng thanh tra tài chính trên địa bàn.

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở thực trạng công tác thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra tỉnh Quảng Nam trong thời gian quan, ở chương này luận văn tập trung nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế đồng thời nêu lên nguyên nhân của hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới, đó là: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch thanh tra quản lý NSNN chú trọng nâng cao chất lượng định hướng chương trình và kế hoạch thanh tra, trong đó cần đánh giá, khảo sát, nghiên cứu sâu sắc các nhiệm vụ quản lý nhà nước, quản lý KT-XH của các ngành, các cấp và tình hình dư luận, những vấn đề bức xúc trong xã hội đang nổi lên, từ đó xác định rõ vấn đề phải thanh tra; tuân thủ chặt chẽ quy trình, nội dung thanh tra; tăng cường công tác chỉ đạo đối với hoạt động thanh tra; tăng cường sự phối hợp trong hoạt động thanh tra; tăng cường công tác xử lý sau thanh tra; nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác thanh tra.

KẾT LUẬN

Luận văn đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thanh tra quản lý NSNN. Đồng thời phản ảnh, phân tích, đánh giá một cách toàn diện về thực trạng công tác thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra tỉnh Quảng Nam. Trong những năm qua, Thanh tra tỉnh Quảng Nam đã thực hiện nhiều giải pháp đổi mới công tác điều hành, bám sát những nhiệm vụ trọng tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và định hướng của TTCP để xây dựng kế hoạch thanh tra đảm bảo đúng nội dung và yêu cầu từ đó hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra quản lý NSNN nói riêng được tiến hành theo đúng kế hoạch, đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần vào nhiệm vụ phát triển KT- XH của địa phương. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại như công tác thanh tra còn kéo dài, quá trình thực hiện thanh tra chưa có chuẩn mực cụ thể, cơ chế chính sách về thanh tra còn bất cập, chế độ đãi ngộ cho công chức thanh tra chưa đáp ứng, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu, số lượng biên chế chưa đáp ứng, chất lượng chưa cao, công tác xử lý sau thanh tra chưa được chú trọng. Từ những hạn chế đó tác giả đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm hoàn thiện công tác thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra tỉnh Quảng Nam nhằm góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả và hoàn thiện công tác thanh tra quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung và tại Thanh tra tỉnh nói riêng./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Chính (2011), Quyết định số 1692/QĐ-BTC về việc ban hành quy trình thanh tra tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nước.

2. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 19/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành tài chính;

3. Chính phủ (2016), Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN

4. Chính phủ (2011), Nghị định số 86/2011 ngày 22/9/2011 hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thanh tra.

5. Chính phủ (2008), Nghị định số 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

6. Chính phủ (2015), Nghị định 33/2015/NĐ-CP qui định thực hiện kết luận thanh tra.

7. Chính phủ (2012), Nghị định số 82/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức hoạt động thanh tra ngành Tài chính;

8. Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam (2016), Niên giám thống kê năm 2015, Nxb. Thống kê .

9. Nguyễn Tuấn Dũng (2011), Đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra Kho bạc Nhà nước đến năm 2020.

10.Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

11. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Quảng Nam.

13.Nguyễn Tấn Đại (2017), Hoàn thiện công tác thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

14.Vũ Tiến Đĩnh (2013), Tăng cường thanh tra quản lý chi ngân sách tỉnh Sơn La.

15.Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam, Nghị quyết về phê duyệt dự toán, quyết toán thu chi ngân sách các năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017.

16.Nguyễn Huy Hoàng (2013), Quyền trong hoạt động thanh tra - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

17.Hoàng Hưng, Phó vụ trưởng vụ tổ chức cán bộ (2017), Tổ chức của các cơ quan thanh tra nhà nước theo hướng tập trung, Viện khoa học thanh tra.

18.Nguyễn Thế Khang (2006), Tăng cường công tác thanh tra thu chi NSNN tỉnh Đồng Nai.

19.Phạm Tuấn Khải (1996), Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nước ở Việt Nam, Luận án TS Luật học.

20.Nguyễn Văn Kim (chủ biên) (2001), Tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của một số nước trên thế giới, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

21.Đặng Thị Xuân Lệnh (2017), Chất lượng Thanh tra viên ở tỉnh Quảng Nam.

22.Trần Văn Long (2012), Đặc điểm, vai trò của các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra, Viện khoa học Thanh tra.

23.Lê Văn Lương Luận (2016), Tăng cường công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu.

24.Văn Tiến Mai (2012), Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra còn nhiều hạn chế, Thanh tra Việt Nam.vn

25.Văn Tiến Mai (2013), Những yếu tố tác động tới kết quả thanh tra, Thanh tra Việt Nam.vn.

26. Quốc hội (2010), Luật thanh tra năm 2010.

27. Quốc hội (2015), Luật NSNN năm 2015.

28. Quốc hội (2011), Luật tố cáo năm 2011.

29.Thanh tra tỉnh tra Quảng Nam, Báo cáo tổng kết công tác thanh tra năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017.

30.Thanh tra tỉnh tra Quảng Ngãi (2017), Báo cáo tổng kết 6 năm thi hành Luật thanh tra.

31.Thanh tra tỉnh tra Bình Định (2017), Báo cáo tổng kết 6 năm thi hành Luật thanh tra.

32. Thanh tra chính phủ: www.thanhtra.gov.vn.

33.Thanh tra chính phủ, Thông tư 07/2015/TTLT-TTCP-NHNN về việc hướng dẫn phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra.

34.Thanh tra chính phủ, Thông tư 01/2015/TTLT-TTCP-BNV quy định khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo hành vi tham nhũng.

35.Thanh tra chính phủ, Thông tư 05/2014/TT/-TTCP về tổ chức hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự thủ tục tiến hành cuộc thanh tra.

36.Thanh tra chính phủ, Thông tư 08/2013/TT-TTCP hướng dẫn các quy định về minh bạch tài sản thu nhập.

37.Thanh tra Chính phủ (2014), Thông tư 01/2014/TT-TTCP quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra.

38.Thanh tra Chính phủ, Viện kiểm soát tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng (2012), Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-VKSTC-TTCP-BCA-BQP qui định về quan hệ phối hợp giữa cơ quan thanh tra, cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố.

39.Trường Cán bộ thanh tra (2017), Nghiệp vụ công tác Thanh tra, Hà Nội.

40. Trịnh Xuân Thiện (2005), “Suy nghĩ về các nguyên tắc hoạt động thanh tra”,

Tạp chí Thanh tra, số 03/2005.

41.Tăng Thị Thiệm, Phó trưởng phòng, Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp - Thanh tra Chính phủ (2017), Hoạt động thanh tra tài chính doanh nghiệp của Thanh tra Chính phủ trong thời gian qua, Viện khoa học thanh tra.

42. Từ điển tiếng Việt (1994), NXBKHXH Hà Nội.

43.Nguyễn Như Ý (2008), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Phụ lục 01

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT

Kính gửi:………

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Kinh tế về “Công tác thanh tra quản lý NSNN tỉnh Quảng Nam” kính mong Lãnh đạo Quý cơ quan cho phép tôi được thu thập một số thông tin liên quan đến công tác thanh tra quản lý NSNN của Thanh tra tỉnh Quảng Nam. Những thông tin thu được tôi chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu đề tài.

I. Thông tin chung:

1. Người khảo sát: Nguyễn Thị Tuyết Em - Điện thoại: 0905560797 2. Cơ quan được khảo sát:

- Tên cơ quan:

- Địa chỉ: Điện thoại liên hệ:

II. Nội dung khảo sát:

Xin Ông (Bà) vui lòng cho biết:

1. Công tác xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra tỉnh Quảng Nam ?

- Cách thức lập kế hoạch thanh tra

a. Dựa vào định hướng của Thanh tra Chính phủ [ ] b. Dựa vào kế hoạch thanh tra của tỉnh [ ]

c. Dựa vào nhu cầu địa phương [ ]

- Sự phù hợp của kế hoạch thanh tra

a. Nội dung phù hợp [ ]

b. Mục tiêu phù hợp [ ]

d. Phù hợp với nguồn lực của địa phương [ ] - Ý kiến khác... ...

2. Công tác thực hiện quy trình thanh tra?

- Công tác chuẩn bị và quyết định thanh tra

Tốt [ ] Khá [ ] Trung bình [ ] Kém [ ] Không ý kiến [ ]

- Việc thực hiện các nội dung thanh tra

Tốt [ ] Khá [ ] Trung bình [ ] Kém [ ] Không ý kiến [ ]

- Kết thúc thanh tra hành chính

Tốt [ ] Khá [ ] Trung bình [ ] Kém [ ] Không ý kiến [ ]

- Ý kiến khác: ... ...

3. Đề nghị ông/bà cho ý kiến đánh giá về kết quả công tác thanh tra ?

Phát hiện sai phạm qua thanh tra

Kịp thời [ ] Chưa kịp thời [ ] Kém [ ]

Ý kiến khác: ...

4. Đề nghị ông/bà cho ý kiến đánh giá về thực hiện các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra?

Nội dung Tốt Khá Trung

bình Yếu

Không ý kiến 1. Tuân theo pháp luật

2. Chính xác, khách quan, trung thực 3. Công khai, dân chủ, kịp thời 4. Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra 5. Không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra

5. Đề nghị ông/bà cho ý kiến đánh giá về cơ chế, chính sách liên quan đến công tác thanh tra hiện nay?

Nội dung Mức độ đánh giá Đầy đủ, phù hợp Còn bất cập, cần điều chỉnh bổ sung Không đầy đủ, phù hợp Không ý kiến 1.Hệ thống văn bản PL về thanh tra

2. Chính sách về tổ chức cán bộ thanh tra

3. Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ thanh tra

Ý kiến khác:... ...

Phụ lục 02

TỔNG HỢP PHIẾU KHẢO SÁT

VỀ CÔNG TÁC THANH TRA QUẢN LÝ NSNN TẠI THANH TRA TỈNH QUẢNG NAM

Số phiếu phát ra: 45 Số phiếu thu về: 45

1. Công tác xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra tỉnh Quảng Nam ?

- Cách thức lập kế hoạch thanh tra

a. Dựa vào định hướng của Thanh tra Chính phủ [ 44/45] b. Dựa vào kế hoạch thanh tra của tỉnh [45/45] c. Dựa vào nhu cầu địa phương [45/45] - Sự phù hợp của kế hoạch thanh tra

a. Nội dung phù hợp [43/45]

b. Mục tiêu phù hợp [44/45]

d. Phù hợp với nguồn lực của địa phương [45/45] - Ý kiến khác... ...

3. Công tác thực hiện quy trình thanh tra?

- Công tác chuẩn bị và quyết định thanh tra

Một phần của tài liệu Công tác thanh tra quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam. (Trang 83 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w