Phân tích môi trường vĩ mô.

Một phần của tài liệu vận dụng ma trận SWOT để xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH TM minh sơn giai đoạn 2011 2015 (Trang 25 - 28)

Môi trường kinh tế.

GDP hàng năm của quốc gia đạt từ 8.5-10 %. Tỷ lệ đầu tư toàn xã hội tăng thêm 30 % (theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2010). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo công nghiệp hóa – hiện đại hóa tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ phát triển. Những nghị quyết, quyết định của thủ tướng chính phủ về phát triển kinh tế đất nước, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển. Tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp làm ăn. Ngoài ra, xu hướng tăng lãi suất của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của công ty. Lãi suất tiền gửi liên tục tăng cao. Đỉnh điểm là 18 % đã gióng lên hồi chuông về quản lý lãi suất của các ngân hàng và quản lý ngân hàng của chính phủ. Lãi suất cộng với chính sách vốn điều lệ đã làm ảnh hưởng không tốt cho nên kinh tế trong thời gian qua. Đặc biệt hiện nay chính sách của công ty là hỗ trợ vay vốn ngân hàng cho khách hàng khi có nhu cầu mua xe tại công ty lại rất mong manh nếu lãi suất ngân hàng có sự thay đổi.

Tình hình lạm phát tăng mạnh, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao đến hai con số khiến cho giá cả mặt hàng leo thang ảnh hưởng sức mua của người tiêu dùng. Trong thời kì lạm phát, chính sách thắt lựng chi tiêu được người tiêu dùng gối đầu khiến cho quyết định mua không còn được như trước nữa.

Xu hướng gia tăng dân số làm cho gánh nặng của xã hội ngày càng tăng, kéo theo nhưng mặt trái như đói nghèo, tệ nạn xã hội, chất lượng cuộc sống không đảm bảo…Việt Nam hiện nay đang cố gắng hạn chế tỉ lệ gia tăng dân số, chúng ta hiểu được hậu quả của nó tác động đến sự phát triển kinh tế nếu như không khống chế được mức tăng thấp.

Sự biến động của giá vàng, tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của các công ty. Hiện nay, hầu hết các quốc gia có dự trữ vàng rất lớn ngoài những ngoại tệ mạnh. Vàng được coi là đồng tiền chung trong giao thương quốc tế của bất cứ quốc gia nào. Giá vàng thay đổi cũng sé kéo theo những quyết định tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ của các quốc gia khác. Năm 2010 giá vàng tăng mạnh do sự bất ổn trên thế giới, Trung Quốc và Ấn Độ đã quyết định tăng lượng dữ trữ vàng một lượng lớn khiến cho giá vàng càng bất ổn. Bởi vì đây là hai quốc gia có lượng tiêu thụ vàng lớn nhất trên thế giới. Việt nam thời điểm này cũng chịu nhiều hệ lụy như việc nhập khẩu vàng trái phép vì tình hình tăng giá vủa vàng trong nước nhanh hơn vàng thế giới. Ngoài ra, tỷ giá hối đoái thay đổi cũng ảnh hưởng lớn đến giao thương thương

mại trên thế giới, làm thay đổi hành vi xuất siêu hoặc nhập siêu đối với các quốc gia xuất nhập khẩu lớn như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ…Năm 2010 chứng kiến cuộc chạm trán giữa hai quốc gia lớn nhất nhì thế giới là Trung Quốc và Mỹ cũng chỉ vì tỷ giá hối đoái giữa đồng nhân dân tệ và đông đôla Mỹ. Trung quốc đã hạ giá đông nhân dân tệ so với USD, việc này rất có lợi cho việc xuất khẩu của Trung Quốc vì cùng một lượng tiền USD đổi được nhiều nhân dân tệ hơn. Cán cân thương mại của Trung Quốc thiên về xuất khẩu hơn là nhập khẩu mà điều đó trong thương mại quốc tế gọi là xuất siêu. Với việc duy trì tỷ giá đó lâu dài khiến cho Mỹ lên tiếng chỉ trích nặng nề và gây sức ép nhiều lên Trung Quốc như: tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan, can thiệp biển đông…Chính vì thế làm cho Việt Nam cũng bị tác động nhiều mặt kể cả về kinh tế cũng như chính trị.

Giá dầu cũng là nhân tố gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế quốc gia. Việc giá dầu thô thế giới liên tục tăng do nguồn cung của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ giảm cùng với bất ổn tại Irac, Iran…cùng với việc chính phủ cắt giảm trợ cấp xăng dầu trong nước làm cho giá xăng tăng từ 15000 đồng/lít lên 19380 đồng/lít và hiện tại là 21300 đồng/lít làm cho lĩnh vực giao thông ảnh hưởng đầu tiên sau đó kéo theo việc giá cả tăng theo xăng dầu, lạm phát…chi phí đầu vào cao khiến cho mọi doanh nghiệp phải giảm tối đa những việc không cần thiết nhằm đảm bảo lợi nhuận điều đó làm cho thất nghiệp cũng tăng lên đối với những doanh nghiệp sự dụng nhiều lao động, sa thải bớt công nhân làm cho giá cả lao động đầu vào giảm xuống ảnh hưởng đến người lao động.

Môi trường chính trị, luật pháp, quy chế

Các thể chế tín dụng liên quan đến khả năng vay vốn của công ty. Việc chính phủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty TNHH- TM Minh Sơn dễ dàng vay vốn sẽ góp phần vào việc kinh doanh của các công ty này. Hiện nay, nhà nước ta rất quan tâm và xác định vai trò quan trọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Họ có năng lực nhưng còn hạn chế về vốn kinh doanh, đây là lục lượng chủ chốt và chiếm ưu thế trong nên kinh tế đất nước ta. Tuy nhiên, thủ tục cũng đang là trở ngại cho hoạt vay vốn của các đối tượng này. Hiện nay, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng nhiều của các thể chế này, việc hạn chế và tính phí mua ngoại tệ khiến cho các doanh nghiệp giảm đáng kể lợi nhuận và khả năng linh hoạt của các công ty này. Năm 2003, thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 177/QĐ TTG về việc quy hoạch việc phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020. Đồng thời chính phủ đã có quyết định ngưng sản xuất lắp ráp ô tô theo hình thức CKD1 để tiến đến nội địa hóa. Việc này làm cho các doanh nghiệp trong nước phải thay đổi và đầu tư lớn vào ngành

công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô không như trước kia là nhập khẩu hoàn toàn các linh kiện máy móc nhập khẩu mà phải tiến tới nội địa hóa toàn bộ linh kiện sản xuất “made in Việt Nam”. Để làm điều đó, các công ty đã đầu tư máy móc, kỹ thuật, chiều sâu và có chiến lược cụ thể theo nghị định của thủ tướng chính phủ.

Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhà nước vào Việt Nam đã hình thành hàng loạt khu chế xuất, khu công nghiệp. Điều này rất cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, kéo theo luồng vốn mới, kỹ thuật mới về để xây dựng đất nước. Nhiều khu công nghiệp mới mọc lên làm thay đổi bộ mặt địa phương đó như: khu công nghiệp Dung Quất-Quảng Ngãi, cảng Vũng Áng- Hà Tĩnh…

Chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng của các ngành sản xuất vật chất và văn hóa xã hội. Xu hướng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, Việt Nam đã là thành viên chính thức của các tổ chức AFTA, APEC và gần đây là thành viên của WTO đã nâng tầm ảnh hưởng của Việt Nam lên tầm quốc tế, có tiếng nói riêng ảnh hưởng trong khu vực và thế giới. Các doanh nghiệp việt nam vì thế khi làm ăn với các đối tác nước ngoài được đối xử công bằng hơn. Thế giới biết đến chúng ta nhiều hơn, mở ra cơ hội hợp tác với các quốc gia phát triển trên thế giới. Việt Nam được đánh giá là điểm đến của nhiều nhà đầu tư đến làm ăn.

Ngoài ra, hệ thống pháp luật như luật tài nguyên, luật bảo vệ môi trường, luật lao động, luật công ty và các luật thuế (thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế xuất nhập khẩu…) cũng ảnh hưởng khá lớn đên các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp làm ăn nay cần có trách nhiệm xã hội, với người lao động để cung nhau phát triển bền vững. Bên cạnh đó cũng làm thay đổi tu duy làm ăn cũng như điều chỉnh hành vi doanh nghiệp. Doanh nghiệp chịu nhiều áp lực, trách nhiệm hơn, văn minh hơn. Để cho các nhà đầu tư an tâm hơn khi đầu tư vào nước ta.

Môi trường văn hóa xã hội

Do sự du nhập của văn hóa phương tây, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao hơn nên phong cách, lối sống, sở thích của người dân cũng thay đổi đòi hỏi ngày càng cao những sản phẩm có độ tinh tế, thẩm mỹ, chất lượng cao mà giá cả hợp lý. Bên cạnh những ưu điểm là lối sống văn minh, hàng hóa đa dạng còn có nhiều hạn chế như tâm lý sính hàng ngoại, lối sống khá thoáng làm thay đổi những thuần phong mỹ tục của ông cha ta bấy lâu nay. Chính vì vậy mà nay chúng ta phải nêu khẩu hiệu “người Việt dùng hàng Việt” nhằm khuyến khích cho các sản phẩm trong nước sản xuất. Tuy nhiên, những người tiêu dùng hiện nay cũng trở nên thông thái

hơn, tâm lý sính ngoại có chọn lọc hơn. Các sản phẩm của các doanh nghiệp Việt đã biết cải tiến nhằm phù hợp nhu cầu tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn. Điều này chính là giúp ích rất lớn cho sự giảm cách biệt giữa hàng việt nam và hàng nước ngoài.

Môi trường khoa học công nghệ

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới đặc biệt là công nghệ thông tin thúc đẩy sự hình thành kinh tế tri thức, đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh quá trình chu chuyển vốn và công nghệ, đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải có sự thay đổi để thích ứng nếu không sẽ tụt hậu và phá sản. hiện nay, chúng ta chỉ mới dừng lại ở chỗ chuyển giao công nghệ từ các quốc gia tiên tiến, chưa đầu tư để những ý tưởng trở thành phát minh đi vào sản xuất trong khi điều đó làm cho chi phí chuyển giao cao. Trong ngành công nghiệp ô tô, với các quyết định, chỉ thị của chính phủ về việc nội địa hóa thì chúng ta cần phải có những sáng tạo của riêng mình. Phải phát huy tối đa tính sáng tạo của con người việt. Công ty phải nhận thức được vấn đề này và quan tâm đến việc nghiên cứu, đầu tư vào công cuộc phát triển chung của đất nước.

Một phần của tài liệu vận dụng ma trận SWOT để xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH TM minh sơn giai đoạn 2011 2015 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w