Đơn vị Doanh số (1/2011) Doanh số (12/2010) TOYOTA 3057 3221 Trường Hải 2264 3048 VINAMOTO 1054 1031 GM DAEWOO 1000 1082 FORD 869 685 VINAXUKI 530 422 HONDA 465 357 Mercedes-Ben 232 318 SuZuKi 160 188 VMC 102 62 Hino 76 86 Isuzu 55 189 Mekong 35 33 Samco 32 38 SYM 30 80 Vnacomin 2 15
(Nguồn: kết quả kinh doanh của VAMA)
Như vậy, sản phẩm ô tô của Trường hải tuy có nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng thị phần của ô tô trong nước cũng rất lớn chỉ xếp sau TOYOTA Việt Nam mà thôi.
Còn ngoài ra các đối thủ khác chỉ là những công ty buôn bán nhiều loại sản phẩm ô tô của nhiều hàng khác nhau như: ĐongFeng, chiến thắng,… những hãng xe của các công ty nhập khẩu sản phẩm của Trung Quốc chất lượng không cao bằng sản phẩm của Trường Hải. Hiện tại trong nước sản phẩm của Trường Hải vẫn được người tiêu dùng ưu chuộng hơn vì độ bền, đẹp, chế độ bảo hành, bảo dưỡng của các đại lý công ty rất tốt. Mặt khác, hiện nay Trường Hải đang đầu tư rất lớn để tiến tới nội dịa hóa dần các chi tiết của sản phẩm ô tô của mình. Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất khung sườn, xắc xi hiện đại, dây chuyền sơn tính điện với đội ngũ công nhân lành nghề đưa ra những sản phẩm tốt cho thị trường.
Trong lĩnh vực dịch vụ bảo hành sửa chữa ô tô của công ty cũng đang dần hoàn thiện để có thể phục vụ tốt hơn cho khách hàng. Ngoài dịch vụ bảo hành công ty còn tổ chức dịch vụ sửa chữa lưu động, cứu tinh xa lộ, lĩnh vực mà hầu như chưa có đối thủ cạnh tranh ở khu vực bắc Diễn Châu hoặc chỉ là những đối thủ chưa xứng tầm. Theo đánh giá của các chuyên gia thì hiện nay tốc độ phát triển của ngành công nghiệp ô tô là rất cao đặc biệt là chú trọng vào nội địa hóa linh kiện thay vì nhập khẩu đa số. Chính vì thế cho nên chất lượng của các sản phẩm ô tô trong nước sẽ được nâng lên đáng kể, tạo được niềm tin cho các khách hàng trong nước. Mặt khác,vốn và kỹ thuật để đầu tư vào ngành công nghiệp này rất lớn việc tham gia và rút lui khỏi thị trường là rất khó, cho nên việc đối thủ của Trường Hải là các sản phẩm Trung Quốc về lâu dài là không đáng lo. Công ty chỉ cần làm tốt nhiệm vụ của đại lý cấp một của Trường Hải thì sẽ đảm bảo được khả năng cạnh tranh trên tầm các đối thủ. Bên cạnh đó, tình hình giá cả leo thang, giá cả các mặt hàng tăng chóng mặt khiến cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp rất gay gắt, do vậy đòi hỏi công ty phải chú trọng tới việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn. Số lượng đối thủ cạnh tranh là khá nhiều tuy nhiên công ty cũng phải biết lựa chọn những đối thủ cạnh tranh trực tiếp để tiến hành phân tích.
Hiện nay, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty TNHH-TM Minh Sơn là công ty cổ phần Vận Tải Biển. Công ty cần phân tích họ những mặt sau:
+ Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ. Điểm mạnh của công ty cổ phần Vận Tải Biển là công ty trực thuộc tập đoàn Vinashin nên có tiềm lực kinh tế lớn, quy mô hoạt động rộng, có sự ưu đãi của nhà nước, có ưu thế trong cơ sở hạ tầng, danh tiếng trong làm ăn kinh doanh nhưng điểm yếu của họ là họ chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh ô tô, cách thức làm việc còn cứng nhắc không linh hoạt, họ kinh doanh rất nhiều ngành nghề chưa chú
trọng vào ngành chủ lực nào cả…để phân tích điểm mạnh điểm yếu ta cần phân tích những vấn đề sau:
- Kinh nghiệm - Khả năng tài chính
- Quan hệ của họ với nhà cung ứng - Khả năng quản lý
- Uy tín trong kinh doanh
- Khả năng tiếp thị sản phẩm đến khách hàng
+ Phân tích về các mục tiêu, khát vọng, chiến lược hiện thời của đối thủ. Chẳng hạn như chiến lược mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm mà đối thủ sẽ thực hiện.
+ Phân tích khả năng tăng trưởng của đối thủ, quy mô lớn hay nhỏ. + Khả năng thích nghi với hoàn cảnh kinh doanh của đối thủ. + Khả năng phản ứng, đối phó với tình hình.
+ Khả năng chịu đựng, kiên trì.
+ Khả năng về hướng đầu tư mới trong tương lai.