1.5.1. Huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
Cùng với tiến trình đổi mới đất nước, NSX đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. NSX đã và đang từng bước thực hiện được vai trò của mình đối với chính quyền cơ sở và góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Qua kết quả đánh giá về cân đối thu chi NSNN những năm qua tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho thấy những thành công đáng khích lệ. Từ chỗ NSNN chỉ đảm bảo được chi cho thường xuyên đến nay huyện là một trong địa phương đã có những nỗ lực tăng nguồn thu. Trong đó, NSX đã từng bước đáp ứng được yêu cầu là nguồn lực, là điều kiện vật chất quan trọng cho sự ổn định về chính trị và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên địa bàn xã, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế ở nông thôn phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tài chính NSX ở Đông Giang hiện nay còn nhiều vấn đề khó khăn, hạn chế. Cũng như đa phần các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam với tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm tỷ trọng cao thì sự
hiểu biết của người dân, của một số đại biểu HĐND cấp xã còn hạn chế. Sự thiếu hiểu biết đã gây hạn chế trong việc nắm bắt, quản lý, giám sát và đóng góp ý kiến vào việc xây dựng NSX. Chất lượng giám sát, kiểm tra NSX ở một số nơi không đạt yêu cầu và mong muốn của nhân dân. Để từng bước giải quyết những bất cập trên Huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đã tập trung vào một số giải pháp sau:
- Nâng cao kiến thức cho người dân trong việc giám sát, quản lý NSX. Đây là việc làm cần thiết, phù hợp mong muốn của ngành tài chính, chính quyền địa phương các cấp và của nhân dân về các vấn đề NSX. Thực hiện tốt việc công khai, dân chủ, minh bạch trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán NSX. Do đó, thu ngân sách từ thuế, phí, lệ phí và các nguồn đóng góp của nhân dân ngày càng tăng, thu đã cơ bản đáp ứng chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi trả nợ. Nhiều xã trong tỉnh đã làm tốt công tác này, kinh tế- xã hội có bước phát triển, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống của nhân dân được tăng lên rõ rệt.
- Nâng cao năng lực quản lý NSX của cán bộ trực tiếp tham gia tại các địa phương, nhất là cán bộ làm công tác NS tại các xã, thị trấn.
- Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng thông tin phục vụ công tác quản lý NSX trên địa bàn toàn tỉnh.
- Công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai thường xuyên, kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình quản lý NSNN nói chung và NSX nói riêng.
1.5.2. Huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
Công tác lập và bố trí kế hoạch vốn đầu tư NSNN có chuyển biến phù hợp với quy hoạch phát triển của huyện, hạn chế đáng kể mức độ lãng phí, thất thoát. Thực hiện kiểm soát chặt chẽ, tăng thu, tiết kiêm chi, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách xã.
Theo dõi tình hình diễn biến thu ngân sách xã, dự báo nguồn thu, phân tích nguyên nhân giảm nguồn thu theo từng lĩnh vực, địa bàn, đề xuất giải pháp khắc phục có hiệu quả để tăng thu ngân sách xã. Chủ động cắt giảm các khoản chi, thực hiện tiết kiệm, chống lãnh phí; Tăng cường quản lý chủ đầu tư, quản lý dự án theo tổng mức đầu tư, dự toán được giao, chủ đầu tư chịu trách nhiệm không để nợ đọng khối lượng xây dựng cơ bản từ ngân sách xã.
quản lý NSX tại địa phương như sau:
- Lập dự toán thu chi phải dựa trên mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện.
- Tích cực khuyến khích các đơn vị sử dụng NS thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Khuyến khích nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí do NSNN cấp nhằm phát huy tối đa năng lực của đơn vị.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát góp phần thực hiện tốt quản lý NSNN.
Tiểu kết Chương 1
Chương 1 đã trình bày những nội dung cơ bản về ngân sách xã, quản lý ngân sách xã. Trên cơ sở nội dung quản lý ngân sách xã, Chương 1 đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã như nguồn thu ngân sách cấp xã, nhận thức của các đối tượng nộp thuế, phí; Chính sách của Nhà nước, nhận thức, năng lực của cán bộ phụ trách, sự phát triển của kinh tế xã hội. Ngoài ra, Chương 1 còn phân tích kinh nghiệm quản lý ngân sách cấp xã của huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam, huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi để đưa ra những kinh nghiệm khi phân tích thực trạng của quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam trong chương 2.
Na m
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM