Giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My,

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. (Trang 85 - 96)

tỉnh Quảng Nam

3.3.1. Mở rộng quyền tự chủ tài chính cho ngân sách cấp xã

Ngân sách cấp xã là công cụ tài chính quan trọng để thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. Các xã bố trí các khoản chi nhằm tăng hiệu quả hoạt động của chính quyền. Mở rộng quyền tự chủ tài chính cho NSX nhằm đảm bảo quản lý khai thác, nuôi dưỡng tốt nhất mọi nguồn lực, sử dụng hiệu quả cao nhất nguồn vốn NSX.

Để việc quản lý NSX đạt hiệu quả, huyện Nam Trà My cần thực hiện công việc sau:

- Xác định rõ các quy định về phân định nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách

phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền theo phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.

- Địa phương phải chủ động trong các quyết định phân bổ nguồn lực, sử dụng nguồn lực theo ưu tiên của địa phương mình.

- Thực hiện cơ chế từng bước tăng sự tự chủ nguồn thu cho xã mình, đặc biệt là những nguồn thu địa phương được hưởng 100% gắn với việc quản lý và cung ứng dịch vụ công tại địa phương.

- Địa phương cần điều chỉnh phương thức chia sẻ nguồn thu trong một số sắc thuế như thuế TNDN và thuế GTGT như thuế GTGT phân chia theo dân số có hệ số trình độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương vì nguồn thu này chỉ tập trung ở một số vùng có dự án, điều kiện phát triển kinh tế xã hội tốt, chưa đảm bảo công bằng và phát triển đồng đều giữa các xã.

- Huyện cần có những định hướng rõ hơn về quyết định tỷ lệ điều tiết các khoản thuế, phí, lệ phí cho các xã. Một số khoản thu huyện được định mức thuế tuy nhiên mỗi xã đưa ra một mức thuế, phí khác nhau điều này khó cho việc quản lý.

3.3.2. Nâng cao chất lượng lập dự toán ngân sách cấp xã

Lập dự toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý ngân sách cũng như làm cho ngân sách có tính ổn định, an toàn và hiệu quả. Như vậy, chất lượng của

công tác quản lý ngân sách phụ thuộc rất nhiều vào công tác lập dự toán.

- Theo Luật Ngân sách năm 2002, và Luật ngân sách mới sửa đổi năm 2015 thì lập dự toán NSNN phải căn cứ vào phương hướng, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo, song với thực trạng trong khâu lập dự toán cấp xã tại các xã trên đia bàn huyện Nam Trà My cần phải hạn chế ngay tình trạng dự toán của đơn vị trực thuộc xây dựng thiếu căn cứ, thiếu định mức, xa rời khả năng cân đối ngân sách.

- Cần phân cấp công tác thu ngoài quốc doanh trên địa bàn cho cấp xã và cho hưởng 100% khoản thu này nhằm giảm trợ cấp cân đối từ ngân sách huyện. Có như vậy mới nâng cao vai trò quản lý nhà nước của cấp xã trong việc quản lý các cơ sở kinh doanh trên địa bàn xã và tạo được cơ chế thu hút vốn đầu tư tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó sẽ tao ra nguồn thu cho địa phương và chủ động trong sử dụng nguồn thu.

- Lập dự toán NSNN phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách của các năm trước, đặc biệt là của năm báo cáo. Lập dự toán NSNN phải dựa trên các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về thu, chi tài chính. - Lập dự toán NSNN phải đảm bảo đúng trình tự và thời gian. Đối với số thu của các cơ

sở làm kinh tế trên địa bàn xã phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, các Luật thuế, pháp lệnh về phí, lệ phí và các chế độ thu ngân sách; Cần dự kiến số thu và các khoản phải nộp ngân sách.

- Dự toán NSNN phải được xây dựng dựa trên cơ sở tính đúng, tính đủ các khoản thu theo quy định của pháp luật và phân tích, dự báo về yếu tố tăng trưởng kinh tế, thị trường giá cả. Đồng thời, thực hiện đầy đủ các quy định về khuyến khích sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường. Thực hiên các biện pháp tăng cường quản lý thu, hoàn thuế giá trị gia tăng, thu hồi só thuế bị chiếm đoạt, chống thất thu và gian lận thương mại.

Xây dựng dự toán chi ngân sách căn cứ vào các định mức kinh tế, kỹ thuật, định mức chi tiêu, các chế độ chính sách của Nhà nước, giá cả thị trường hợp lý và khả

năng khoản trợ cấp cân đối huyện giao. Thiết lập hệ thống định mức phân bổ chỉ tiêu ngân sách khoa học, phù hợp với từng địa phương có thể định mức theo dân số, hoặc

số đầu mối quản lý. Phải thực hiện nghiêm trình tự, thủ tục, thời gian xây dựng dự toán ngân sách theo quy định của Luật NSNN và thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành, quyết toán ngân sách. Nâng cao chất lượng lập dự toán để đảm bảo quy mô, cơ cấu các khoản chi hợp lý nhằm hạn chế lãng phí, ỷ lại, bao cấp trong khâu lập dự toán, đồng thời tăng khả năng chấp hành ngân sách, tiết kiệm, hiệu quả chi ngân sách.

3.3.3. Tăng cường hiệu quả việc chấp hành ngân sách cấp xã

Công tác chấp hành ngân sách phải đảm bảo đúng dự toán và quyết toán ngân sách xã. Dự toán thu, chi NSX phải được xây dựng trên cơ sở các căn cứ, định mức, tiêu chuẩn luật định và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã nội của địa phương. Dự toán sát thực tế, bảo đảm chất lượng đúng mục lục NSNN sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền xã chủ động trong điều hành và nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính.

Quá trình triển khai thực hiện dự toán phải đề ra các biện pháp cụ thể cho từng khoản thu, chi và bám sát dự toán ngân sách và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đã được duyệt. Cụ thể:

3.3.3.1. Tiếp tục đổi mới quản lý thu ngân sách cấp xã, đẩy mạnh tuyên truyền tăng nguồn thu cho ngân sách.

Chính quyền cấp xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên để quản lý chặt chẽ các nguồn thu trên địa bàn. Để hoàn thiện công tác quản lý thu NSX tại huyện Nam Trà My trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Phân định rõ ràng nhiệm vụ tổ chức thu Ngân sách

- Cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức thu hoặc ủy quyền cho cán bộ ủy nhiệm thu do UBND xã giới thiệu tổ chức thu các khoản.

- Ban tài chính xã có nhiệm vụ tổ chức thu các khoản thu NSX còn lại theo luật định. Ban tài chính thu trực tiếp của các đối tượng phải nộp ngân sách, viết biên lai hoặc phiếu thu theo quy định đối với từng khoản thu cho từng đối tượng nộp và trực tiếp viết giấy nộp tiền vào NSNN, đồng thời có nhiệm vụ thanh quyết toán biên lai với các cơ quan thuế.

UBND huyện đối với các khoản thu từ phí, lệ phí, đảm bảo thu đúng, thu đủ theo chế độ hiện hành, đảm bảo chế độ thống nhất giữa các xã.

- Chính quyền cấp xã cần sử dụng tổng hợp các kỹ năng hỗ trợ khai thác thu để hoạt động tổ chức khai thác thu NSX thực sự có hiệu quả. Đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra tránh thất thoát nguồn thu.

3.3.3.2. Tiếp tục đổi mới quản lý chi ngân sách cấp xã.

Nguồn thu ngân sách các xã nhìn chung còn hạn hẹp, thu từ nguồn vốn từ trên cấp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn, thêm vào đó nhu cầu chi tiêu của xã ngày càng tăng. Chính vì vậy mà trong công tác tổ chức chi ngân sách, các xã phải thực hiện triệt để tiết kiệm, xem xét tính hiệu quả của từng khoản chi mà có quyết định phù hợp. Nghiêm chỉnh chấp hành các điều kiện chi theo quy định như: đã được ghi trong dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định, đã được chủ tịch UBND xã hoặc người được ủy quyền chuẩn chi. Bên cạnh đó nên làm tốt những công việc sau:

- Đảm bảo thực hiện quản lý chi tiêu chặt chẽ, tiết kiệm và có hiệu quả trong chi ngân sách. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho đầu tư phát triển, xây dựng mới nhằm ổn định, tạo nguồn thu trong tương lai cho NSNN.

- Việc chấp hành dự toán chi NSX phải đảm bào đúng chính sách chế độ, nguyên tắc quản lý. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các khoản chi nhằm phát hiện những sai phạm để chấn chỉnh chống thất thoát cho ngân sách xã. Cần phải nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ xã để kiểm tra, giám sát sao cho việc sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả nhất.

3.3.4. Nâng cao hiệu quả công tác quyết toán ngân sách cấp xã

Để nâng cao hiệu quả quyết toán NSX thì vấn đề con người thực hiện và quản lý thẩm định là yếu tố cần chú trọng, cụ thể:

- Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ thực hiện và quản lý. Đội ngũ cán bộ kế toán tài chính cấp xã, cấp huyện, phải có trình độ chuyên môn theo quy định. Không được thay đổi cán bộ chuyên môn nếu không có lý do chính đáng hoặc thay đổi thì phải là người có đủ năng lực chuyên môn theo quy định. Bên cạnh năng lực chuyên môn thì đạo đức nghề nghiệp cũng cần được chú trọng. Xây dựng đội ngũ kế toán có đạo đức, trung thực, liêm chính, phục vụ lợi ích của nhân dân. Định kì cần có kế hoạch hợp lý về việc

bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ kế toán một cách căn bản và đồng bộ trong quy hoạch đào tạo dài hạn và ngắn hạn.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm định quyết toán thu NSNN phát sinh trên địa bàn xã, quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách địa phương trình UBND phê duyệt. Công tác thẩm định cần được thực hiện cẩn trọng theo đúng quy định của Luật NSNN nhưng vẫn đảm bảo tiến độ. Cán bộ thực hiện cần thực sự quan tâm khâu phân tích số liệu, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế- xã hội của địa phương, tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND các cấp và rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc quản lý và điều hành chi NSNN ở địa phương cho những năm tiếp theo.

- Thực hiện kiểm toán nội trong các đơn vị, cơ quan sử dụng kinh phí NSNN. Nghiên cứu thiết lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn từ NSNN.

3.3.5. Tăng cường quản lý giám sát quá trình chấp hành dự toán, quyết toán và minh bạch ngân sách xã

Quá trình lập, chấp hành dự toán, quyết toán và công khai minh bạch NSX vô cùng quan trọng, quyết định hiệu lực quản lý, hiệu quả huy động và sử dụng NSX do đó cần tổ chức quản lý tốt việc thực hiện các văn bản pháp luật, chỉ đạo của cấp trên về quản lý NSX.

Cơ quan cấp xã tổ chức quản lý, thực hiện chu trình để nâng cao hiệu quả thu chi NSX.

Tăng cường phối hợp, thực hiện tốt chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán với các cơ quan chức năng có liên quan như Phòng Thanh tra, Kho bạc Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, Phòng Tài chính- Kế hoạch của huyện. Sự phối hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm quản lý nhằm đưa công tác NSX được thực hiện hiệu quả hơn, tránh tình trạng quản lý chồng chéo gây khó khăn cho cấp xã.

Phát hiện kịp thời, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các sai phạm trong lĩnh vực quản lý NSX để hoàn thiện công tác quản lý NSX.

3.3.6. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nhận thức và năng lực của đội ngũ quản lý ngân sách xã

Trong công tác quản lý NSNN thì nhân tố có ý nghĩa quyết định và đặc biệt quan trọng là cán bộ quản lý. Cán bộ quản lý phải có chuyên môn, phẩm chất tốt, thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân sách. Tiêu chuẩn hoá và nâng cao thêm tiêu chuẩn của chủ tịch UBND xã. Có quy hoạch, tuyển dụng đào tạo cán bộ kế cận lãnh đạo xã đặc biệt là chủ tài khoản NSX và kế toán NSX.

Xuất phát từ tình hình thực tế cho thấy hầu hết thủ trưởng các đơn vị thụ hưởng ngân sách cấp xã tại các huyện ít quan tâm đến công tác quản lý tài chính mà chỉ quan tâm đến nhiệm vụ chuyên môn. Quyền quyết chi là do thủ trưởng đơn vị và việc xử lý, hạch toán khoản chi lại do kế toán chính vì vậy các khoản chi đè nặng lên cán bộ kế toán. Như vậy việc tổ chức các lớp bồi dưỡng về kiến thức quản lý tài chính cho các chủ tài khoản đơn vị sử dụng ngân sách, trong đó có các cán bộ quản lý NSX trên địa bàn huyện Nam Trà My hẳn là điều cần thiết trong giai đoạn này.

Cần có chế độ thưởng, phạt rõ ràng riêng đối với các cá nhân, tổ chức làm tốt công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện. Cần kiện toàn lại tổ chức bộ máy quản lý ngân sách từ huyện đến xã. Có cơ chế tuyển chọn phù hợp ưu tiên những cán bộ trẻ được đào tạo chính quy, có kinh nghiệm. Cộng điểm ưu tiên cho các sinh viên có lực học giỏi, đề thi công chức vào ngành tài chính môn chuyên ngành phải do sở Tài chính biên soạn.

Xây dựng quy chế đánh giá cán bộ định kỳ trên góc độ xem xét mức độ hoàn thành công việc, sai sót mắc phải nhằm nhận định đúng đắn về chất lượng nguồn nhân lực làm công tác quản lý NSX hiện tại của huyện, trên cơ sở đó hình thành chiến lược đào tạo, bổ sung, thay thế, luân chuyển cán bộ cho phù hợp với yêu cầu quản lý thời kỳ mới.

3.3.7. Hiện đại hoá công nghệ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý ngân sách xã

Hiện đại hoá công nghệ quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSX, huyện Nam Trà My nên đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT phục vụ quản lý thu, chi

NSNN nói riêng và quản lý NSX trên địa bàn huyện nói chung. Để thực hiện giải pháp này cần thực hiện được đồng thời các biện pháp sau:

Tiếp tục rà soát thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính công tác thu NSNN, tiếp tục hoàn thiện và tăng cường áp dụng phương thức thu nộp NSNN qua mạng và thông qua hệ thống ngân hàng.

Tiếp tục nâng cấp ứng dụng tin học nhằm đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hoá công nghệ quản lý thu, chi NSNN.

Tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu về các đối tượng thực hiện nghĩa vụ thu NSNN và các đối tượng hưởng chi NSNN, xây dựng cơ sở dữ liệu cơ quan thuế.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật, đổi mới phương pháp làm việc, củng cố nâng cao chất lượng làm việc

Hiện đại hóa, tự động hóa và tích hợp trong quản lý tài chính công, nghiên cứu kết nối thông tin, từng bước tích hợp giữa cơ sở dữ liệu quản lý nhằm hiện đại hoá cách thức truy cập thông tin phục vụ quản lý NSX tại huyện Nam Trà My.

Phát triển các phần mềm tin học hỗ trợ công tác thanh kiểm tra đặc biệt là các phầm mềm phân tích thông tin xác định rủi ro về thu NSNN, chi đầu tư phát triển phần

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. (Trang 85 - 96)