Các yếu tố địa phương của tỉnh Lâm Đồng ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật về bảo hiểm y tế hộ gia đình

Một phần của tài liệu Pháp luật về Bảo hiểm y tế tự nguyện từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng. (Trang 52 - 54)

pháp luật về bảo hiểm y tế hộ gia đình

2.1.1. Ảnh hưởng của vị trí, địa lý

Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên, đồng thời là tỉnh có diện tích lớn thứ 7 cả nước tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Nằm trên cao nguyên cao nhất của Tây Nguyên là Lâm Viên - Di Linh với độ cao 1500 mét so với mực nước biển và là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế. Địa hình tương đối phức tạp chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao.

Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 12 đơn vị hành chính, bao gồm 2 thành phố và 10 huyện, với 145 xã, phường, thị trấn; trong đó có 47 xã vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm nằm trong danh sách các xã đặc biệt khó khăn.

Những yếu tố địa lý nói trên với khoảng 1/3 xã vùng sâu, vùng xa ảnh hưởng khá nhiều đến sự vận động các hộ gia đình tự nguyện tham gia BHYT.

2.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội

Trong những năm qua, cùng với sự phát của nền kinh tế của đất nước, kinh tế Lâm Đồng có sự đổi thay và phát triển. Tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2017 theo giá hiện hành đạt 70.417 tỷ đồng, tăng 10,85% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực I đạt 32.261,4 tỷ đồng, tăng 8,94% so với cùng kỳ; khu vực II đạt 11.770,5 tỷ đồng, tăng 9,83%; khu vực III đạt 23.909,1 tỷ đồng, tăng 14,19%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 2.475 tỷ đồng, tăng 9,64% so với cùng kỳ. Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 54,12 triệu đồng/người/năm, tăng 9,74% so với năm trước. Thành quả kinh tế đó tạo

thuận lợi hơn cho Lâm Đồng về nguồn tài chính thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT và hỗ trợ hộ gia đình tham gia BHYT. Về phía hộ gia đình, khi kinh tế của họ khá hơn thì nhận thức và khả năng tham gia BHYT của họ cũng tăng lên.

Lâm Đồng còn là một tỉnh đa dân tộc, đa văn hóa và tín ngưỡng, văn hóa truyền thống đã trở thành bản sắc rất riêng hết sức độc đáo, tạo nên nét riêng về văn hóa trong cộng đồng dân tộc anh em sống đan xen, thuận hòa trên vùng đất Nam Tây Nguyên. Trong điều kiện thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay, vai trò của văn hóa và việc nỗ lực gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống ở Lâm Đồng đã và đang góp phần tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa góp phần nâng cao nhận thức của hộ gia đình trong tham gia BHYT.

Theo Chi cục thống kê tỉnh Lâm Đồng, dân số trung bình sơ bộ năm 2017 là 1.298.900 người, dân số trong độ tuổi lao động là 803.096 người, trong đó 774.166 người đang làm việc trong các ngành kinh tế. Trong năm 2017, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho khoảng 29.116 người lao động; trong đó, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đã giải quyết được 14.615 người; ngành công nghiệp – xây dựng 2.339 người; còn lại là ngành dịch vụ giải quyết cho 12.162 người [28].

Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với trên 40 dân tộc khác nhau cư trú và sinh sống, trong đó đông nhất người Kinh chiếm khoảng 77%, đến nguời K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%, Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru 1,5%... còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1% sống thưa thớt ở các vùng xa, vùng sâu trong tỉnh [56]. Các dân tộc thiểu số bản địa cư trú rải rác khắp các địa bàn, nhất là vùng sâu, vùng xa. Dân tộc CơHo tập trung nhiều ở Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà, Lạc Dương, Đam Rông. Dân tộc Mạ cư trú trong vùng thượng lưu sông

Đồng Nai thuộc các huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bảo Lâm. Dân tộc Chu Ru tập trung ở huyện Đơn Dương, Đức Trọng. Dân tộc M’Nông cư trú ở huyện Lâm Hà, Lạc Dương, Đam Rông. Các dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Bắc di cư vào năm 1954 tập trung chủ yếu ở Đức Trọng và số di dân tự do đến sau năm 1975 sống xen kẽ ở các địa bàn. Mặc dù tỉnh có nhiều thành phần dân tộc nhưng không có sự áp đặt, phân biệt giữa dân tộc đa số với dân tộc thiểu số. Mỗi địa phương, mỗi vùng đều có những nét văn hoá riêng nên khi đến sống xen cư, xen canh đã tạo nên một đời sống văn hoá phong phú, đa dạng.

Hiện nay, các cơ quan chức năng của tỉnh đang tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; “Toàn dân xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh” trên toàn tỉnh, trong đó tỷ lệ bao phủ về BHYT theo tiêu chí nông thôn mới được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, nhất là các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

Như vậy, với những đặc trưng riêng về vị trí địa lý và kinh tế - xã hội địa bàn tỉnh Lâm Đồng và nhất là sự tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số tại địa phương, sự hiểu biết còn thấp và hạn chế của một số người dân ở vùng xâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã ảnh hưởng rất lớn đến việc vận động, tuyên truyền để người dân tích cực tham gia BHYT hộ gia đình và cách chính sách pháp luật về BHYT đến các vùng trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Pháp luật về Bảo hiểm y tế tự nguyện từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng. (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w