Sự hình thành và phát triển của pháp luật bảo hiểm tự nguyện ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về Bảo hiểm y tế tự nguyện từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng. (Trang 33 - 40)

Nam

1.2.1. Giai đoạn từ năm 1992 đến tháng 8/1998

Nhận thức được tầm quan trọng của BHYT nói chung và BHYTTN nói riêng, bước vào thời kỳ đổi mới, đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến chính sách BHYT. Ngày 26/10/1990 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Thông tri số 3504/KG chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương và Bộ Y tế tổ chức thí điểm BHYT, từ đó đúc kết kinh nghiệm để tổ chức thực hiện chính sách BHYT phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện nước ta. Từ cuối năm 1989 đến tháng 6/1991 đã có ba tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm BHYT trên diện rộng, đó là: Hải Phòng, Quảng Trị, Vĩnh Phú. Có bốn tỉnh có cơ quan BHYT hoặc bảo hiểm sức khoẻ cấp tỉnh gồm: Hải Phòng, Quảng Trị, Phú Yên và Bến Tre; có 24 quận, huyện của 14 tỉnh, thành phố trong cả nước thí điểm BHYT không kể các hình thức bảo hiểm chữa bệnh do một số bệnh viện tổ chức.

Sau đó, bảo hiểm y tế đã được quy định trong văn bản pháp lý cao nhất của Nhà nước. Điều 39 Hiến pháp năm 1992 đã ghi rõ: “thực hiện BHYT tạo

điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khỏe”. Việc tổ chức thực hiện

chính sách BHYT được ghi trong Hiến pháp đã tạo nên cơ sở pháp lý hết sức quan trọng, là tiền đề cho việc triển khai thực hiện chính sách BHYT ở nước ta.

Ngày 26/5/1992, Hội đồng Nhà nước đã xem xét báo cáo thẩm tra dự án Pháp lệnh BHYT do Ủy ban y tế và xã hội của Quốc hội đã trình bày. Theo đó, Ủy ban y tế và xã hội của Quốc hội cho rằng nên thực hiện càng sớm càng tốt chính sách BHYT tại Việt Nam để tạo điều kiện tốt hơn cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe. Thực hiện ý kiến kết luận của Hội đồng Nhà nước, ngày 15/8/1992 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Điều lệ BHYT kèm theo Nghị định số 299/HĐBT. Ngày 18/9/1992, Liên bộ Y tế - Tài chính - Lao động Thương binh và xã hội đã ra Thông tư Liên bộ số 12/TT/LB hướng dẫn thi hành Nghị định số 299/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.

Pháp luật BHYT lúc đó đã điều chỉnh những nội dung cơ bản của chế độ BHYT như đối tượng thuộc diện tham gia, quyền lợi và tổ chức bộ máy BHYT. Tuy nhiên, trong các giai đoạn này lại chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn thực hiện BHYTTN cho các đối tượng dân cư nông thôn và lao động tự do trong khi nông dân thời bấy giờ chiếm phần lớn dân số nước ta. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân và căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, trên cơ sở điều lệ BHYT và các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước, hệ thống cơ quan BHYT đã nỗ lực phối hợp với chính quyền các cấp xây dựng và triển khai thí điểm nhiều mô hình BHYTTN cho nhân dân theo các đề án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt.

Như vậy, nhìn chung trong giai đoạn này, mặc dù BHYT ra đời đã bước đầu thực hiện được những yêu cầu đặt ra của đất nước, nhưng BHYTTN vẫn chưa được quan tâm, mô hình BHYTTN chỉ được triển khai thí điểm trên một

số địa bàn chính do vậy loại hình bảo hiểm này vẫn chưa thu hút được người dân tham gia

1.2.2. Giai đoạn từ tháng 8/1998 đến năm 2002

Ngày 13/8/1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 58/1998/NĐ-CP nhằm mở rộng chính sách BHYT, đa dạng hoá các loại hình BHYT để mở rộng đối tượng tham gia; xác định rõ nhiệm vụ của các bên liên quan trong việc thực hiện BHYT, các đối tượng, thống nhất việc quản lý để việc triển khai BHYT được đồng bộ. Bên cạnh đó, BHYTTN cũng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm hơn. Theo Điều 22 của Nghị định số 58/1998/NĐ-CP “Bảo hiểm y tế tự nguyện được áp dụng với mọi đối tượng trong xã hội, kể cả

người nước ngoài đến làm việc, học tập, du lịch tại Việt Nam. Chính phủ khuyến khích việc mở rộng và đa dạng hóa các loại hình BHYT tự nguyện, đồng thời khuyến khích Hội chữ thập đỏ, các Hội từ thiện, tổ chức quần chúng, tổ chức kinh tế của Nhà nước và tư nhân đóng góp để mua thẻ BHYT cho người nghèo. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân địa phương được tham gia BHYT tự nguyện”

Tuy nhiên, pháp luật về BHYTTN vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Vì vậy, việc triển khai BHYTTN nhân dân vẫn tiếp tục dưới hình thức thí điểm, mang tính nhỏ lẻ, thiếu thống nhất, kết quả thu được không đáng kể. Mô hình BHYT cho thân nhân người lao động, thành viên, hội viên của một số hội, đoàn thể cũng bước đầu được thí điểm. Nổi bật trong giai đoạn này là thành phố Hà Nội, khi năm trước triển khai BHYTTN nhân dân tại Gia Lâm, năm sau lại triển khai tại Sóc Sơn với mong muốn thực hiện BHYT toàn dân trên địa bàn thành phố Hà Nội nhưng không mang lại kết quả.

Như vậy, trong giai đoạn từ tháng 8 năm 1998 đến năm 2002, pháp luật về BHYTTN ở nước ta vẫn chưa được thật sự quan tâm đúng mức. Mô hình thí điểm tại các địa phương vẫn không có kết quả và vẫn lặp lại những khuyết

điểm của các mô hình thí điểm trong giai đoạn trước đó như số lượng người tham gia ít, không cân đối được thu chi quỹ bảo hiểm cho nên hầu hết các mô hình trong giai đoạn này đều thất bại.

1.2.3. Giai đoạn từ năm 2003 đến tháng 7/2005

Ngày 07/8/2003, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 77/2003/TTLT-BTC-BYT hướng dẫn thực hiện BHYTTN, đây là văn bản đầu tiên chính thức hướng dẫn thực hiện BHYTTN ở nước ta.

Trên tinh thần BHYTN được áp dụng cho mọi đối tượng có nhu cầu tham gia BHYTTN của Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 15/08/1998 của Chính phủ về Ban hành Điều lệ BHYT. Thông tư số 77/2003/TTLT-BTC- BYT quy định BHYTTN toàn dân được triển khai theo hộ gia đình và hội viên đoàn thể có điều kiện về tỷ lệ số người tham gia trong cộng đồng phát hành thẻ. Theo mục II của Thông tư quy định BHYTTN được triển khai theo địa giới hành chính và theo nhóm đối tượng (triển khai tại xã, phường theo hộ gia đình có ít nhất 100% thành viên trong hộ gia đình và 20% số hộ gia đình tại xã, phường tham gia; triển khai theo hội đoàn thể có ít nhất 40% số người trong hội tham gia), bên cạnh đó học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân cũng thuộc đối tượng tham gia BHYTTN. Mức đóng BHYTTN được phân theo khu vực thành thị và nông thôn, theo đó mức đóng tại khu vực thành thị từ 80.000 đồng- 140.000 đồng, đối với khu vực nông thôn mức đóng từ 60.000 đồng đến 100.0 đồng. [1]

Ngoài ra, để khuyến khích nhiều người trong một hộ gia đình tham gia BHYT, kể từ thành viên thứ 2 trở đi, cứ thêm mỗi thành viên tham gia BHYT tự nguyện, mức đóng của người đó được giảm 5% so với mức đóng của người thứ nhất (thành viên trong gia đình là số người trong cùng hộ khẩu thuộc diện tham gia BHYT tự nguyện theo địa giới hành chính), đồng thời, đối với học

sinh, sinh viên mức đóng BHYTTN cũng thấp hơn, đảm bảo toàn dân đều có điều kiện tham gia BHYTTN.

Về mức hưởng, người có thẻ BHYTTN nhân dân được thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo phương thức thực chi, có trần trong điều trị nội trú, cùng chi trả 20% chi phí khám chữa bệnh. Có thời gian tham gia BHYTTN đủ lâu theo quy định mới hưởng một số dịch vụ kỹ thuật như thai sản, phẫu thuật tim, chạy thận nhân tạo, một số dịch vụ kỹ thuật cao. [1]

Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn từ 2003 đến tháng 07/2005, BHYTTN chính thức được áp dụng rộng rãi trên toàn nước và bước đầu thu hút được sự tham gia của người dân và trở thành cơ sở ban đầu để hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân trên toàn đất nước.

1.2.4. Giai đoạn từ tháng 10/2005 đến năm 2008

Ngày 16/5/2005, Chính phủ đã ban hành điều lệ BHYT kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP. Sau đó, liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 21/2005/TTLT-BYT-BTC và Thông tư số 22/2005/TTLT-BYT- BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định, với những nội dung được sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tiễn. Theo đó, BHYTTN nhân dân theo vẫn được triển khai theo hộ gia đình và hội viên hội đoàn thể nhưng giảm bớt điều kiện về tỷ lệ số đông khi tham gia (triển khai tại xã phường theo hộ gia đình khi có ít nhất 100% thành viên trong hộ gia đình và 10% số hộ gia đình tại xã, phường tham gia; triển khai theo hội đoàn thể khi có ít nhất 30% số người trong hội tham gia), bỏ điều kiện tham gia đủ lâu theo quy định mới được hưởng một số dịch vụ kỹ thuật.

Bên cạnh đó, theo Điều lệ BHYT ban hành kèm Nghị định số 63/2005/NĐ-CP thì quyền lợi khi tham gia BHYTTN nhân dân được mở rộng gần như tối đa so với trước đây : được thanh toán thực chi, không có trần thanh toán trong điều trị nội trú, không cùng chi trả (trừ một số dịch vụ kỹ

thuật cao chi phí lớn theo danh mục của Bộ Y tế), được thanh toán một số chi phí mà trước đây không có như chi phí điều trị do tai nạn giao thông, chi phí thủ thuật, phẫu thuật, chi phí vật tư tiêu hao y tế.

Ngày 30/3/2007, Bộ Y tế và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 06/2007/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện BHYTTN, thay thế cho Thông số 22/2005/TTLT-BYT-BTC. Thông tư 06/2007/TTLT-BYT-BTC

hướng dẫn bỏ hai loại đối tượng BHYTTN nhân dân là hội viên hội đoàn thể, và thân nhân người lao động, thân nhân của hội viên hội đoàn thể, chỉ còn một đối tượng duy nhất là thành viên hộ gia đình, đồng thời thực hiện việc cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh, có thêm điều kiện tham gia đủ lâu mới được quỹ BHYT thanh toán đối với một số bệnh. Tuy nhiên, những sửa đổi, bổ sung về chính sách trong thực hiện BHYTTN theo Thông tư số 06/2007/TTLT-BYT-BTC chưa đủ thời gian để có thể điều chỉnh, khắc phục những vấn đề cần thiết đồng thời quá trình thực thi còn gặp nhiều vướng mắc, không phù hợp với tình hình, nhu cầu của người dân nước ta bấy giờ. Chính vì vậy, ngày 10/12/2007, liên bộ Y tế - Tài chính ban hành Thông tư số 14/2007/TTLT-BYT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 06 quy định mức đóng của các đối tượng tham gia BHYTTN là mức tối đa quy định tại Thông tư số 06/2007, bỏ điều kiện triển khai BHYTTN khi đủ 100% thành viên hộ gia đình, 10% hộ gia đình trong địa bàn xã và 10% số học sinh, sinh viên trong danh sách học sinh, sinh viên của nhà trường.

Như vậy, trong giai đoạn từ tháng 10 năm 2005 đến năm 2008, pháp luật về BHYTTN ở nước ta có nhiều thay đổi, tuy có một số quy định chưa phù hợp với nhu cầu của người dân song đã được các nhà làm luật điều chỉnh đảm bảo quyền tham gia bảo hiểm của toàn người dân trong cộng đồng.

Ngày 14/11/2008, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 12 ban hành Luật BHYT số 25/2008/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2009, đây là cơ sở pháp lý cao nhất để thực hiện chính sách BHYT nói chung và BHYTTN nói riêng, định hướng chính sách tài chính y tế được xác định nhất quán và rõ ràng, công tác tuyên truyền đã được đẩy mạnh và tăng cường, chính sách BHYT và BHYTTN đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng có nhiều thách thức, nhiều yếu tố có ảnh hưởng tới lộ trình thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. Ngoài Luật BHYT thì các văn bản hướng dẫn thi hành đó là Nghị định số 62/2009/NĐ-CP về hướng dẫn Luật BHYT và Thông tư số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14 tháng 08 năm 2009 về hướng dẫn thực hiện BHYT cũng qui định khá cụ thể các nội dung như hình thức tổ chức; đối tượng và phạm vi áp dụng; trách nhiệm, quyền hạn; mức đóng, phương thức đóng; phương thức thanh toán. Theo Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành thì tất cả các đối tượng ngoài diện tham gia BHYT bắt buộc có thể tham gia BHYT tự nguyện. Đáng chú ý là từ năm 2008 không còn quy định về tỷ lệ người tham gia BHYT tối thiểu trong từng cộng đồng, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có thể tham gia BHYT mà không phụ thuộc vào cộng đồng.

1.2.6. Giai đoạn từ năm 2014 đến nay

Tuy nhiên sau hơn 5 năm thực hiện, Luật BHYT 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc không còn phù hợp với tình hình phát triển đất nước. Chính vì vậy, ngày 13/6/2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 cùng Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT đã khắc phục nhiều vướng mắc, bất cập trong quá trình thi hành, đảm bảo quyền lợi

của người tham gia BHYTTN. Ngày 17/10/2018 Chính phủ ban hành Nghị định số 146/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật BHYT thay thế Nghị định số 105/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2018 với nhiều điểm mới như: bổ sung một số đối tượng tham gia BHYT; quy định tham gia theo hộ gia đình (không bắt buộc tham gia cùng thời điểm). Nghị định 146/2018/NĐ-CP cũng quy định chi tiết hơn hồ sơ, điều kiện, nội dung và mẫu hợp đồng KCB BHYT; bỏ quy định giao quỹ KCB cho cơ sở KCB (kể cả trạm y tế xã), thay vào đó là giao tổng mức thanh toán; sửa đổi, bổ sung một số quy định cụ thể về thanh toán chi phí KCB; bổ sung quy định mới về công nghệ thông tin trong quản lý KCB BHYTvà đặc biệt Nghị định cũng quy định, chậm nhất đến ngày 01/01/2020 cơ quan BHXH phải có trách nhiệm thực hiện phát hành thẻ BHYT điện tử cho người tham gia BHYT. [26]

Một phần của tài liệu Pháp luật về Bảo hiểm y tế tự nguyện từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng. (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w