- Xứng pháp 菩菩: Phù hợp, khế hợp với Chánh pháp.
3. Pháp học (Pariyattisāsana).
Pháp học là những lời giáo huấn của đức Phật trong suốt 45 năm kể từ khi chứng đắc thành đức Phật Chánh Đẳng Giác cho đến khi đức Phật tịch diệt Niết Bàn, được ghi chép trong Tam Tạng.
Tam tạng – Wikipedia tiếng Việt
Tam Tạng gồm có Tạng Kinh, Tạng Luật và Tạng Luận (còn gọi là Tạng Vi Diệu Pháp hay Tạng Thắng Pháp) như sau:
3.1. Tạng Kinh (Suttantapiṭakapāḷi): Là tạng gồm có nhiều bài kinh,bài kệ do đức Phật thuyết giảng. Tạng Kinh gồm có 5 bộ lớn: bài kệ do đức Phật thuyết giảng. Tạng Kinh gồm có 5 bộ lớn:
+ Trường Bộ kinh (Dīghanikāyapāḷi): Gồm những bài kinh dài.
+ Trung Bộ kinh (Majjhimanikāyapāḷi): Gồm những bài kinh trung bình. + Tương Ưng Bộ kinh hay Đồng Loại Bộ Kinh (Samyuttanikāyapāḷi): Gồm những bài kinh có điểm đồng nhau ghép thành nhóm.
+ Tăng Chi Bộ kinh (Aṅguttaranikāyapāḷi): Gồm những bài kinh có chi pháp rõ ràng.
+ Tiểu Bộ kinh (Khuddakanikāyapāḷi): Gồm những bài kinh, bài kệ không có trong 4 bộ trên, được gom vào Tiểu Bộ Kinh này.
Tạng Kinh có 3 đặc tính:
+ Đức Phật thuyết pháp dùng ngôn ngữ thích hợp (vohāradesanā). + Đức Phật dạy cho chúng sinh tùy theo căn duyên (yathālomasāsana). + Đức Phật dạy cho chúng sinh diệt được tà kiến (diṭṭhiviniveṭhanakathā).
3.2. Tạng Luật (Vinayapiṭakapāḷi): Gồm những điều giới được đứcPhật chế định ra cho Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni, là những phép hành tăng sự, những Phật chế định ra cho Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni, là những phép hành tăng sự, những điều cho phép và những điều không cho phép, những việc nên làm và những việc không nên làm v.v…
+ Đức Phật thuyết giảng bằng pháp lệnh (aṇādesanā). + Đức Phật dạy tùy theo lỗi (yathāparādhasāsana)
+ Đức Phật dạy Tỳ-khưu giữ gìn thân và khẩu (saṃvarāsaṃvarakāthā). (Xin xem Bài đọc thêm “Giới-Định-Tuệ hay Niệm-Định-Tuệ”)
3.3. Tạng Luận (Abhidhammapiṭakkapāḷi): Còn gọi là Tạng ThắngPháp hay Tạng Vi Diệu Pháp, gồm những Chân nghĩa pháp (Paramatthadhamma) Pháp hay Tạng Vi Diệu Pháp, gồm những Chân nghĩa pháp (Paramatthadhamma) vi diệu, đó là những pháp có thực tính như: Pháp thiện, Pháp bất thiện, Pháp không phải thiện-không phải bất thiện… Những pháp ấy là Ngũ uẩn, 12 Xứ, 18 Giới…
Tạng Luận có 3 đặc tính:
+ Đức Phật thuyết giảng về Chân nghĩa pháp (Paramattha-desanā).
+ Đức Phật dạy cho chúng sinh tùy theo căn duyên để phá chấp ngã (yathādhamma-sāsana).
+ Đức Phật dạy phương pháp phân tích danh pháp sắc pháp (nāmarāpa- pariccheda-kathā) [với: danh pháp (nāmadhamma), sắc pháp (rūpadhamma).
Chú thích: