1/ Pháp tướng và Pháp tính.

Một phần của tài liệu Phật-Pháp-Tăng 2019 (Trang 94 - 96)

- Trụ trì Tăng bảo: Là chỉ cho các vị Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni tu hành chơn chánh, đạo đức trong sạch, giới luật trang nghiêm trong hiện tại.

1/ Pháp tướng và Pháp tính.

1) Pháp tướng 菩菩:

+ Pháp tướng còn dùng chỉ cho Chân như, Thực tướng, Pháp tính.

+ Pháp tướng là tướng trạng (cấu trúc cơ bản) của các pháp; đây là chủ trương đặc biệt của Duy Thức tông hay Du Già tông (菩菩菩; S: Yogācāra), phân tích hoặc phân loại và thuyết minh tướng trạng của mọi sự vật hiện tượng, vì thế tông này cũng được gọi là Pháp Tướng tông (菩菩菩; S: Dharmalaksana).

Duy Thức tông chia pháp gồm 100 tướng trạng, và gộp vào trong năm nhóm:

+ Sắc pháp (rūpa) có 11 + Tâm pháp (citta) có 8

+ Tâm sở hữu pháp (caita) có 51

+ Tâm bất tương ưng hành pháp (citta-viprayukta-saṃskāras) có 24 + Vô vi pháp (asaṃskṛta) có 6

Duy Thức tông cho rằng tất cả các pháp là không thật, chỉ là một sự phóng chiếu của Thức (菩; P: Viññāṇa; S: Vijñāna: Cái biết từ tâm phân biệt, chứ không từ bản chất cấu thành – Pháp tính). Khi hành giả giác ngộ Duyên khởi tính (=

Không tính) nơi Thức, tức đạt đến Niết-bàn, Thức bấy giờ được gọi là Trí (= Tuệ giác), đó là:

+ Thành Sở Tác Trí cho năm thức đầu là Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệtthức và Thân thức (thuộc Thọ uẩn – Nhóm chấp thủ phân biệt nơi cảm xúc).

+ Diệu Quan Sát Trí cho Ý thức (thuộc Tưởng uẩn – Nhóm chấp thủ nơi

suy tưởng, luận biện).

+ Bình Đẳng Tánh Trí cho Mạt-na thức (thuộc Hành uẩn – Nhóm chấp thủ nơi ý chí hành động).

+ Ðại Viên Cảnh Trí cho A-lại-da thức (thuộc Thức uẩn – Nhóm chấp thủ nơi ký ức).

2) Pháp tính (菩菩; P: Dhammaṭā; S: Dharmatā): Là bản tính chân thực

của các pháp, tức thực tướng tự nhiên mang tính quy luật của hết thảy sự vật và hiện tượng trong vũ trụ. Có tên khác là Chân như, Thực tướng.

Trường Bộ Kinh [Sumangalavilāsini, Vol.I, Colombo 1919, p. 288] giải thích từ Dhammaṭā ở đây có nghĩa là "tự tánh" (sabhāvo), "quy luật" (niyāmo) và liệt kê năm lọai quy luật:

+ Quy luật của nghiệp (kamma niyāma), tức là hành động thiện tạo nên quả thiện và hành động bất thiện tạo nên qủa bất thiện.

+ Quy luật của thời tiết (utu niyāma), tức là tại những vùng khác nhau ở các thời điểm khác nhau thì cây cối ra hoa kết trái, gió thổi mưa rơi, nóng lạnh cũng khác nhau, hay như hoa sen nở vào ban ngày và khép cánh vào ban đêm, v.v…

+ Quy luật của chủng loại (bīja niyāma), tức là hạt giống nào thì mọc lên loại cây đó như hạt lúa mọc lên cây lúa,v.v…

+ Quy luật của tâm (citta niyāma), tức là quy luật trong tiến trình hoạt động của tâm như sát-na tâm trước tạo nên và sát-na tâm kế tiếp, theo mối quan hệ nhân quả.

+ Quy luật của pháp (dhamma niyāma), chẳng hạn như sự kiện mười ngàn thế giới đều rung động khi Bồ Tát thụ thai vào lòng mẹ và khi Ngài ra đời. Sau khi giải thích những hiện tượng trên, chú giải xác quyết rằng trong ngữ cảnh này từ Dhammatà đề cập đến quy luật của pháp.

Xem thêm:

Một phần của tài liệu Phật-Pháp-Tăng 2019 (Trang 94 - 96)