- Pháp – theo từ điển Phật học Tuệ Quang (Việt-Anh)
- Pháp – theo từ điển Phật học Việt Anh – Minh Thông
- Pháp –Danh từ Thiền học – Từ điển Phật Quang
- Pháp – theo từ điển Phật học Anh-Hán-Việt
- Pháp – theo từ điển Phật Quang
- Pháp (Dhamma) – Viên Minh
- Pháp – Từ điển Đạo uyển
Phần 3
Tăng
Tăng 菩 hay Tăng sĩ 菩菩 hay Sa-môn (菩菩; P: Samaṇa; S: Śramaṇa),là thầy tu hay tu sĩ, là người từ bỏ cuộc sống thế tục và thụ lãnh giới luật. Trong Phật giáo, Tăng có cách gọi riêng là Sa-di hay Tỳ-kheo – chỉ danh cho nam tu sĩ, và
Sa-di ni hay Tỳ-kheo ni chỉ danh cho nữ tu sĩ.
Tăng-già (菩菩; P: Saṅgha; S: Saṃgha; E: Sangha) là đoàn thể Tỳ-kheo của Phật giáo, bao gồm cả tăng và ni. Các vị Tỳ-kheo sống chung với nhau trong một đoàn thể gọi là Tăng đoàn 菩菩, với quy định gồm bốn vị Tỳ-kheo trở lên.
1. Tổ chức Tăng.
1.1. Phẩm trật của Tăng theo việc thọ giới.
1) Sa-di (菩菩; P: Sāmaṇera; S: Śrāmaṇera): Là người nam tập tu hay khi đi tu hãy còn dưới 20 tuổi đời.
2) Sa-di ni (菩菩菩; P: Sāmaṇerī; S: Śrāmaṇerī): Là người nữ tập tu hay khi đi tu hãy còn dưới 20 tuổi đời.
3) Tỳ-kheo (菩菩; P: Bhikkhu; S: Bhikṣu; E: Monk), nguyên gốc có nghĩa là "Khất sĩ 菩菩”, là người khất thực: Tỳ-kheo thường dùng để chỉ khất sĩ nam 菩菩菩, tức nam tu sĩ. Hiện nay, khi nói Tăng thì thường chỉ cho nam tu sĩ.
4) Tỳ-kheo ni (菩菩菩; P: Bhikkhunī; S: Bhikṣuṇī; E: Nun): Là khất sĩ nữ 菩 菩菩, tức nữ tu sĩ. Hiện nay, khi nói Ni thì thường chỉ cho nữ tu sĩ.
- Theo Luật tạng truyền thống Phật giáo, một người muốn xuất gia đi tu thì được gọi là Sa-di hay Sa-di ni, và bắt đầu thọ 10 giới Sa-di 菩菩菩, rồi sau một thời gian mới thọ giới Tỳ-kheo tức giới Cụ túc 菩菩菩 để trở thành Tỳ-kheo hoặc Tỳ-kheo ni.
- Theo Luật tạng truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy, có 227 giới cho Tỳ- kheo và 311 giới cho Tỳ-kheo ni.
- Theo Luật tạng truyền thống Phật giáo Phát triển, có 250 giới cho Tỳ-kheo và 348 giới cho Tỳ-kheo ni.
1.2. Phẩm trật của Tăng theo tuổi đạo.
Tuổi đạo được tính từ năm hành giả thọ giới cụ túc, tức giới tỳ kheo và tỳ kheo ni. Hàng năm hành giả phải theo hạ tu học với chúng và đạt tiêu chuẩn, mỗi năm như vậy được tính một tuổi hạ; nghĩa là tuổi đạo còn được gọi là tuổi hạ (hay
hạ lạp 菩菩).
Trong lúc hành đạo, tức là làm việc đạo trong đời, đem đạo độ đời, nói chung sự sinh hoạt của Phật giáo cần phải thiết lập tôn ti trật tự (cấp bậc) có danh xưng theo hiến chương của Giáo hội Phật giáo như sau: