- 100 PHÁ P Thiền Viện Thường Chiếu
100 pháp, gồm 5 loại như sau:
(1) 11 Sắc pháp, (2) 8 Tâm pháp, (3) 51 Tâm sở hữu pháp, (4) 24 Tâm bất tương ưng hành pháp, (5) 6Vô vi pháp.
Dưới đây là chi tiết 100 pháp theo Pháp Tướng tông.
1/. Sắc pháp : – Là các hiện tượng vật chất, gồm có 11 pháp: 1. nhãn: Mắt. 2. nhĩ: Tai. 3. tị: Mũi. 4. thiệt: Lưỡi. 5. thân: Thân.
6. sắc: Các loại hình tướng và màu sắc (dài, ngắn, vuông, tròn, lớn, nhỏ, cao, thấp, ngay, xẹo, cong, sáng, tối, bóng, khói, mù, xanh, vàng, đỏ, trắng v.v...).
7. thanh: Các loại âm thanh (tiếng nói, tiếng kêu, tiếng động, tiếng vang, tiếng vừa ý, tiếng không vừa ý v.v...).
8. hương: Các loại mùi (thơm, hôi, không thơm không hôi, mùi tự nhiên, mùi chế tạo v.v...).
10. xúc: Các thứ cảm xúc (nhẹ-nặng, trơn-nhám, lạnh-nóng-ấm, cứng-mềm, no- đói, khát-đã khát, mạnh-yếu, v.v...)
11. pháp: Các ý tưởng (tức bóng dáng của năm trần – sắc, thanh, hương, vị, xúc – ở trên còn lưu lại trong ý thức)
(Tông Câu-xá chia “sắc pháp” có 11 pháp, gồm 5 giác quan, 5 đối tượng của giác quan, và 1 “vô biểu sắc”.)
2/. Tâm pháp : – Là các hiện tượng tâm lí ở phương diện nhận thức. Chữ Tâm
nơi đây là Vọng tâm = Thức được Duy thức học còn gọi là Tâm vương, chính là hoạt động tâm lý của loài hữu tình.
Tâm pháp gồm có 8 pháp – tức là 8 Vọng tâm = 8 Thức = 8 Tâm vương, đó là:
12. nhãn thức: Biết có cảnh vật (mắt thấy).
13. nhĩ thức: Biết có âm thanh (tai nghe).
14. tị thức: Biết có mùi hương (mũi ngửi).
15. thiệt thức: Biết có vị (lưỡi nếm).
16. thân thức: Biết có cảm xúc (thân chạm – xem xúc ở Sắc pháp). 5 thức trên thuộc Thọ uẩn.
17. ý thức: Biết từ suy tưởng (luận biện – thuộc Tưởng uẩn).
18. mạt-na thức: Muốn (ý chí chấp thủ ngã – thuộc Hành uẩn).
19. a-lại-da thức: Nhớ (ký ức từ 6 thức + tiềm thức + vô thức: lưu trữ và hiện hành cái biết của vạn pháp – thuộc Thức uẩn).
(Tông Câu-xá cho rằng, “tâm pháp” chỉ có 1 – tức là tâm thức, nhưng đương nhiên là nó hoạt động qua 5 ngả đường tương ứng với 5 giác quan.)
3/. Tâm Sở Hữu pháp (= Sở hữu của Tâm vương): – Là các hành hoạt nương vào 8 Tâm vương), có 3 nghĩa:
1) Luôn luôn dựa vào Tâm vương sanh khởi. Nếu không có Tâm vương thì Tâm sở cũng không sanh.
2) Cùng Tâm vương tương ứng. Tương ứng là tùy thuận, không chống trái nhau. Tâm sở cùng xuất cùng nhập, cùng duyên một cảnh giới với Tâm vương.
3) Lệ thuộc vào Tâm vương. Tâm sở liên hệ, phụ thuộc vào Tâm vương, liên hệ sít sao với Tâm vương.
Có 51 pháp – tức 51 Tâm sở, gồm trong 6 nhóm: