thứ mười hai thuộc Tiểu Bộ, được cho là do ngài Xá Lợi Phất viết ra, trong Phân Tích Đạo, phẩm giảng về Trí (Ñāṇakathā), đã mô tả và liệt kê chi tiết về 73 loại Trí.
Dưới đây là 16 tuệ minh sát:
1/ Tuệ tách bạch danh sắc (namarupa pariccheda nana). 2/ Tuệ nắm bắt duyên khởi (paccaya pariggaha nana).
3/ Tuệ thẩm sát tam tướng (sammasana nana : tam pháp ấn). 4/ Tuệ sinh diệt (udayabbaya nana).
5/ Tuệ diệt (bhanga nana : sinh diệt liên tục, nhanh chóng). 6/ Tuệ kinh úy (bhaya nana : thấy rõ biến ảo đáng sợ).
7/ Tuệ tội quá (adinava nana : thấy rõ tội chướng của danh sắc). 8/ Tuệ yếm ly (nibbida nana : thấy rõ đáng nhàm chán danh sắc).
10/ Tuệ quyết ly (patisankha nana : thấy rõ con đường thoát ly danh sắc). 11/ Tuệ hành xả (sankharupekkha nana : tuệ xả để nhập dòng Thánh). 12/ Tuệ thuận (anuloma nana : tuệ thuận nhập dòng Thánh).
13/ Tuệ chuyển tánh (gotrabhu nana : tuệ chuyển từ phàm qua Thánh). 14/ Tuệ Đạo (Magga nana: liễu tri Thánh Đạo, chấm dứt hết kết sử). 15/ Tuệ Quả (Phala nana : liễu tri một trong 4 Thánh quả).
16/ Tuệ hồi khán (paccavekkhana nana: liễu tri phản chiếu các thể nghiệm). - Về mặt thế gian, có 2 phân biệt sau:
1/. Tuệ Hiệp thế: Ứng với tuệ 1/ -:- 11/
2/. Tuệ Siêu thế: Ứng với tuệ 12/ - 16/ - Về mặt thanh tịnh, có 5 phân biệt sau :
1/. Kiến tịnh (ditthi-visuddhi): Ứng với tuệ 1/.
2/. Đoạn nghi tịnh (kankhavitarana-visuddhi): Ứng với tuệ 2/.
3/. Đạo phi đạo tri kiến tịnh (maggamagga nanadassana visuddhi): Ứng với tuệ 3/ và 4/.
4/. Hành đạo tri kiến tịnh (patipada nana dassana visuddhi): Ứng với tuệ 5/ -:- 13/.
5/. Tri kiến thanh tịnh (nana dassana visuddhi):Ứng với tuệ 14/ -:- 16/ Trí tuệ phát sinh khi thiền tuệ là thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp; đó là thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp, dẫn đến chứng đắc 4 Thánh Đạo – 4 Thánh Quả và Niết Bàn, tuyệt đoạn diệt mọi phiền não loại vi tế (anusayakilesa), trở thành bậc Thánh A-la-hán.
Xem thêm:
- Ba-la-mật-đa – Wikipedia tiếng Việt
- Pháp hành định và tuệ - Thư Viện Hoa Sen
5. Pháp thành (Paṭivedhasāsana).
Pháp thành là kết quả trực tiếp từ pháp hành thiền tuệ. Pháp thành là 4 Thánh Đạo tâm, 4 Thánh Quả tâm và Niết Bàn gọi là 9 pháp Siêu tam giới, có liên quan nhân quả tương xứng với nhau; Thánh Đạo nào sinh, thì liền cho Thánh Quả ấy từng cặp như sau:
4 Thánh Đạo tâm → 4 Thánh Quả tâm
- Nhập Lưu Thánh Đạo → Nhập Lưu Thánh Quả - Nhất Lai Thánh Đạo → Nhất Lai Thánh Quả - Bất Lai Thánh Đạo → Bất Lai Thánh Quả - A-la-hán Thánh Đạo → A-la-hán Thánh Quả
Niết Bàn chỉ là đối tượng của 4 Thánh Đạo tâm và 4 Thánh Quả tâm mà thôi.
Bảng tóm tắt
Tiến trình giác ngộ-giải thoát của một vị Thánh trong Phật giáo
Tứ quả vị Kết sử
(phiền não cần đoạn diệt)
Vòng tái sinh
Dự Lưu – Tu-đà-hoàn
Sotāpanna
(Stream-enterer)
Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ.
( 3 kết sử đầu tiên)
Thêm bảy lần tái sinh trong cõi người hoặc trời
Nhất lai –Tư-đà-hàm
Sakadāgāmi
(Once-returner )
Làm nguội thêm Dục tham và Sân.
(2 kết sử kế tiếp)
Thêm một lần tái sinh nữa trong cõi Dục
Bất Lai – A-na-hàm
Anāgāmi
(Non-returner )
Đoạn diệt hoàn toàn5 hạ phần kết sử.
(Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ, Dục tham, và Sân)
Tùy sinh vào cõi Sắc giới
Bất sinh– A-la-hán
Arahanta
(Complete-liberation)
Đoạn diệt hoàn toàn5 thượng phần kiết sử.
(Sắc tham, Vô Sắc tham, Mạn, Trạo cử, Vô minh)
Giải thoát vòng sinh tử luân hồi
Một vị Thánh trong đạo Phật là hành giả đã có một quá trình rèn luyện tâm để tự đạt tới giác ngộ-giải thoát, chứ không do cầu xin ơn trên thông ban cho hay bầu bán từ các tổ chức giáo hội như ở nhiều tôn giáo.
Xem thêm: