Những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh mỹ đình (Trang 92)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Những hạn chế

Mặc dù đạt được nhiều kết quả tốt trong hoạt động quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng nhưng chi nhánh Mỹ Đình vẫn còn những tồn tại nhất định mà cần phải khắc phục trong thời gian tới, cụ thể như sau:

Thứ nhất, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng chưa toàn diện: Như hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam, chi nhánh Mỹ Đình chưa có một chiến lược rủi ro tín dụng toàn diện thiết lập các mục tiêu định hướng cho các hoạt động cấp tín dụng. Các chiến lược phát triển hàng năm hay trung, dài hạn của chi nhánh tuy có đề cập một số nội dung cơ bản của quản lý rủi ro tín dụng như danh mục đầu tư tín dụng theo kỳ hạn, ngành hàng, loại khách hàng, thị trường, sản phấm mục tiêu, tỷ lệ tăng trưởng... song chỉ mang tính nguyên tắc và định hướng, chưa cụ thể, chưa đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu của một chiến lược rủi ro tín dụng như:

- Chưa phản ánh được mức độ chấp nhận rủi ro (hai khẩu vị rủi ro) của ngân hàng và mức sinh lời mà ngân hàng kỳ vọng khi chấp nhận các rủi ro tín dụng;

- Chưa xem xét, đánh giá các mục tiêu về chất lượng tín dụng, thu nhập và tàng trưởng trong mối tương quan qua lại, trong quan hệ với tiềm năng nội tại của ngân hàng và với môi trường kinh doanh tổng thể;

- Chưa tạo ra phương thức quản lý rủi ro đế đo lường, định lượng rủi ro, điều chỉnh cơ cấu và chất lượng danh mục đầu tư tín dụng theo các mục tiêu đã đề ra theo thông lệ quốc tế.

Thực tiễn cho thấy, việc thiếu một chiến lược rủi ro làm khung định hướng cho các chính sách, quy trinh và hoạt động tín dụng khiến không chỉ chi nhánh Mỹ Đình mà các chi nhánh ngân hàng thương mại Việt Nam khác khá lúng túng và bị động trong hoạt động kinh doanh, cấp tín dụng dựa quá nhiều vào lợi nhuận kỳ vọng, hoặc

tài sản bảo đảm mà không găn liên với rủi ro, không quán triệt nguyên tăc đánh đôi giữa rủi ro và lợi nhuận khiến các ngân hàng thường rơi vào một trong hai trạng thái đối lập, hoặc mở rộng tín dụng quá mức để chạy theo lợi nhuận khi có các điều kiện thuận lợi, hoặc thu hẹp quá mức chi vấp phải các khó khăn, thử thách. Kết quả là trong bất kỳ giai đoạn hoạt động nào, các ngân hàng cũng đều phải đương đầu với các vấn đề về chất lượng tín dụng và lãng phí quá nhiều tài nguyên để xử lý các khoản nợ có

F 'X

A

n đ-4-

ê

Thứ hai, mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh Mỷ Đình còn một số hạn chế. Nói đến mô hình quản lý rủi ro phải đề cập đến mô hình tố chức các bộ phận chức năng tham gia quản lý rủi ro tín dụng, quy định chức năng quản lý rủi ro và cách thức tổ chức quản lý rủi ro. Hạn chế trong mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh Mỹ Đình là:

- Tính tản mát và không tập trung vì thế không đảm bảo tính đầy đủ trong quản lý rủi ro. Chưa thực sự phân tách giữa 3 bộ phận front office, middle office và back office.

- Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh chưa phát huy hiệu quả cao do chưa tuân thủ các nguyên tắc quản lý rủi ro theo thông lệ, cụ thể là:

(i) Nguyên tắc tập trung: các rủi ro phải được quản lý tập trung tại Hội sở chính của NHNo&PTNT Việt Nam và báo cáo cho một lãnh đạo khối duy nhất. Lành đạo phụ trách khối này trên cơ sở đó báo cáo lên Tống giám đốc, Hội đồng quản lý rủi ro tín dụng.

(ii) Nguyên tắc độc lập, khách quan: mô hình quản lý rủi ro tín dụng phải độc lập trong sự tách bạch rõ ràng giữa 3 bộ phận: Bộ phận kinh doanh (Front office - đóng vai trò là người đề xuất các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng). Bộ phận quản lý rủi ro (Middle office - là bộ phận rà soát các đề xuất do bộ phận front office chuyển sang phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt). Bộ phận tác nghiệp (Back office - bộ phận chịu trách nhiệm nhập dữ liệu cho hệ thống, quản lý toàn bộ hồ sơ và thực hiện chức năng báo cáo).

Hiện nay tại chi nhánh Mỹ Đình, các chức năng trên đã được tách biệt một cách tương đối thể hiện ở việc tách bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận thấm định tín dụng và bộ phận hỗ trợ quan hệ khách hàng. Tuy nhiên do tổ chức của chi nhánh Mỹ Đinh và sự giới hạn của nguồn lực, sự phụ thuộc bởi các mục tiêu chung của chi nhánh (dư nợ, kết quả kinh doanh của chi nhánh...) mà các chức năng trên chưa hoàn toàn độc lập với nhau.

Thứ ba, quy trình câp tín dụng còn nhiêu rủi ro: chi nhánh Mỹ Đình thực hiện đầy đủ 3 chức năng: quan hệ khách hàng, thẩm định tín dụng và hỗ trợ quan hệ khách hàng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay do đó nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu dẫn đến chất lượng công tác chưa cao. Việc phải chịu áp lực về doanh thu, dư nợ nên bộ phận quan hệ khách hàng là người đi tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng vừa phân tích khách hàng để trinh duyệt thường kém tính khách quanvà tiềm ẩn rủi ro lớn cho ngân hàng do:

Bộ phận quan hệ khách hàng thường phải chịu áp lực về phát triền, mở rộng khách hàng nên họ có thế phân tích khách hàng theo hướng tốt hơn so với thựctế đề được phê duyệt cho vay, đảm bảo chỉ tiêu về dư nợ.

Cán bộ quan hệ khách hàng tiếp xúc trực tiếp khách hàng nên đôi khi có thể nảy sinh sự thông đồng giữa cán bộ quan hệ khách hàng và khách hàng dẫn đến khai tác nhu cầu vốn để vay hộ, vay ké hoặc khách hàng mua chuộc cán bộ tín dụng để vay được tiền ngân hàng. Cán bộ quan hệ khách hàng phải đảm bảo tất cả cácgiai đoạn từ hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ và tiến hành thẩm định ban đầu nội dung liên quan đến khách hàng như pháp lý, uy tín, tài chính, tài sản đảm bảo.

Thứ tư, công tác quản lý rủi ro tín dụng còn thực hiện phân tán. Chi nhánh Mỹ Đinh vẫn thực hiện hoạt động kinh doanh tín dụng theo mô hình kinh doanh truyền thống phân chia theo hàng ngang (các chi nhánh được coi như những ngân hàng nhỏ trong một ngân hàng, được Hội sở chính ’’nhượng quyền” kinh doanh). Chính mô hình này đang làm giảm đi tính hiệu quả do nguồn lực bị phân tán, tính cạnh tranh không cao và gây khó khăn cho quản lý kinh doanh nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng. Hiện tại chi nhánh Mỹ Đình đang có sự giao thoa cùa hai mô hình quản lý rùi ro tập trung và phân tán: bộ phận kinh doanh tại chi nhánh tự thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro theo quy trình nghiệp vụ; phê duyệt các giao dịch kinh doanh, báo cáo rủi ro khép kín trong từng quy trình nghiệp vụ. Việc phân cấp ủy quyền phán quyết tín dụng đối với các chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam khá lớn, chưa phù hợp với thông lệ đó là quản lý tín dụng tập trung tại Hội sở chính; bên cạnh đó các khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết cùa chi nhánh chưa được quản lý rủi ro một cách độc lập theo mô hình 3 chức năng; thông tin từ khách hàng mặc dù được thiết kế để quản lý tập trung song thực chất đang rất phân tán, không đầy đù và thiếu chính xác.

Hơn nữa, úy ban quản lý rủi ro của ngân hàng được hình thành trực thuộc Hội đồng quản trị, song không tham gia giám sát độc lập trong quy trinh tác nghiệp, hoạt động chủ yếu mang tính tham mưu, tư vấn trên cơ sở các thực tế tác nghiệp đã phát

sinh... nên vai trò hỗ trợ kinh doanh chưa được thể hiện và hoạt động quản lý rủi ro chưa đi vào thực chất. Hiện chưa có Hội đồng quản trị rủi ro thuộc Ban điều hành với sự tham gia phản biện của Ban điều hành, Giám đốc các khối nghiệp vụ. Hội đồng này phê duyệt các quy định, quy trình quan trong trong phân cấp và trình lên Hội đồng quản trị và đồng thời triển khai các chính sách. Hơn nữa, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Mỹ Đình lại hoàn toàn thiếu đi một chức năng quan trọng nhất, đó là tham gia vào quá trình ra các quyết định tín dụng. Theo thông lệ, đế đảm bảo sự thành công của quản lý rủi ro tín dụng, một nguyên tắc cơ bản mà các ngân hàng phải tuân thủ triệt đế là sự độc lập hoàn toàn của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng và sự đảm bảo về vai trò chủ chốt của bộ phận này trong quá trình ra quyết định tín dụng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng lại chỉ có tính độc lập tương đối với bộ phận quản lý khách hàng. Các báo cáo, đánh giá mà bộ phận phát hành thực chất chỉ có tính tham mưu, hỗ trợ và không phải quyết định tín dụng. Với chức năng, nhiệm vụ như hiện thời, bộ phận này không thể giám sát các hoạt động tín dụng của ngân hàng để đảm bảo ràng, các khoản tín dụng riêng lẻ và toàn bộ danh mục đầu tư tín dụng mà ngân hàng chấp nhận đã theo đúng khẩu vị rủi ro của ngân hàng và các kỳ vọng thu nhập tương úng, hoặc chúng đã được quản lý trong phạm vi các quy trình đã định và hạn mức trạng thái rủi ro được phê duyệt.

Thứ năm, hệ thống đo lường rủi ro tín dụng thiếu đồng bộ, chủ yếu sử dụng phương pháp định tính. Hiện nay, chi nhánh Mỹ Đình mới chỉ có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá rủi ro của khách hàng, tuy nhiên hệ thống này vẫn còn một số hạn chế, cụ thể là:

- Thông tin tài chính trung bình ngành, nhóm ngành còn thiếu, chưa được thống kê đầy đủ và tin cậy nên việc phân tích xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Chính bản thân ngân hàng khi thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cũng phải tự tồng hợp số liệu từ các khách hàng của mình, cộng thêm kinh nghiệm của các chuyên gia đề đưa ra số liệu chuẩn phục vụ cho việc đánh giá khách hàng.

- Các thông tin chuyên ngành mà các cán bộ trực tiếp đánh giá xếp hạng thu thập từ nhiều nguồn: Internet, doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh... ngân hàng chưa tạo dụng được một hệ thống thông tin có thể đáp úng kịp thời, có hiệu quả cho việc phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, lài suất, tín dụng, tinh hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Hệ thống chấm điếm khách hàng đang được sử dụng tại chi nhánh Mỹ Đình chưa bao hàm các cấu phần rùi ro PD (xác suất không trả được nợ), LGD (tổn thất do

• JL 1

không trả nợ), EAD (điêm rủi ro tại điêm không trả được nợ) và M (kỳ hạn hiệu quả) theo các tiêu chuấn của Basel II. Khả nãng lượng hóa rủi ro tín dụng của hệ thống này còn hạn chế. Các hệ thống hiện thời chưa thể cung cấp, đo lường khả năng dự báo của từng nhân tố rủi ro - thể hiện qua các trọng số cũng như của cả mô hình - thể hiện qua xác suất không trả được nợ của các khách hàng (PD), trong khi đó, theo thông lệ trên thế giới hiện đại, PD mới chính là nền tảng để xếp hạng khách hàng. Mức độ rủi ro tín dụng tiềm ẩn không thể lượng hóa, việc xếp hạng khách hàng vào các thang điểm đã thiếu hẳn một cơ sở khách hàng rõ ràng, nhất quán với tính chính xác không được đảm bảo. Chính xuất phát từ việc thiếu hệ thống đo lường trên mà chiến lược hoạt động, chính sách, thủ tục, quyết định tín dụng cũng như xác định lãi suất cho vay của chi nhánh Mỹ Đình hầu hết đều mang tính chung chung, định tính, chưa có căn cứ định lượng cụ thể nên chưa có tính khoa học, chính xác cao.

Thứ sáu, chi nhánh Mỹ Đình chưa xây dựng được hệ thống theo dõi cảnh báo sớm những RRTD theo từng thời điểm để có thể chỉ đạo toàn chi nhánh nhằm đưa ra các biện pháp kịp thời ngăn chặn RRTD có thế bùng phát. Những cảnh báo chưa được làm thường xuyên và có hệ thống mà thông thường khi có dấu hiệu khẩn thiết ban lãnh đạo của chi nhánh phát lệnh cho bộ phận quản lý RRTD có công văn chỉ đạo toàn chi nhánh. Chi nhánh Mỹ Đình cũng chưa áp dụng các phương pháp lượng hóa RRTD cụ thể bằng công thức toán học, những quan niệm về RRTD như xác suất xảy ra rủi ro, giá trị rủi ro khi xảy ra sự cố, hay tỷ lệ thu hồi khoản nợ... gần như chưa có trong nhận thức của cán bộ ngân hàng, trên thực tế việc thu hồi từ tài sản bảo đảm không đủ thu hồi khoản nợ thường được cân nhắc rất kỹ vì sợ thu hồi không đủ nợ gốc... Chính những nhận thức mơ hồ về khái niệm này chưa thông suốt cũng làm cho việc thu hồi khoản nợ quá hạn bị chậm trễ, gây thêm thiệt hại về kinh tế khi vốn không được thu hồi nhanh để quay vòng.

Thứ bảy, công tác trích lập và xử lý rủi ro chưa thực sự hoàn hảo. Công tác trích lập dự phòng và xử lý rủi ro của chi nhánh Agribank Mỹ Đình ngoài những mặt đạt được vẫn còn một số hạn chế sau: Việc xác định dư nợ trích lập dự phòng rủi ro tại các chi nhánh chưa đầy đủ, chưa theo đúng quy định của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam. Mặc dù chi nhánh đã có sự quan tâm sâu sát đến công tác trích lập song vẫn còn tồn tại một số nghiệp vụ thực hiện không chính xác, kịp thời,... gây ảnh hưởng đến công tác tổng hợp và xử lý rủi ro cùa chi nhánh và chung cho toàn hệ thống. Công tác thu hồi nợ của chi nhánh mặc dù nhưng đã được xử lý còn chưa được quan tâm đúng

mực, chưa đê ra các biện pháp triệt đê, tích cc do đó, kêt quả thu hôi các khoản nợ được xừ lý còn thấp.

Thứ tám, đội ngũ nhân lực chưa đủ mạnh đáp ứng yêu cầu công việc. Do khối lượng công việc của cán bộ tín dụng nhiều và địa bàn hoạt động của chi nhánh rộng, cán bộ tín dụng đôi khi không được tập huấn hướng dẫn văn bản mới một cách kịp thời dẫn tới việc thực hiện bị chậm trễ, không đúng với những quy định chính sách của NHNN, của NHNo&PTNT Việt Nam.

3.3.3. Nguyên nhăn của hạn chế

3.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, quản lý rùi ro tín dụng chưa được ưu tiên trong quản trị điều hành hoạt động ngân hàng. Mặc dù đã có những bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro tín dụng, song chiến lược quản lý rủi ro mới chỉ thể hiện ở những chỉ đạo kinh doanh mang tính tống quát như: cảnh báo hoặc hạn chế tín dụng ở một số lĩnh vực, ngành nghề. Nói cách khác, quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng chưa được ưu tiên hàng đầu trong công tác hoạch định chiến lược của ngân hàng. Việc quản lý rủi ro chỉ được thực hiện ở cấp độ từng món cụ thể, hoặc nhừng cảnh báo trong từng thời kỳ và vì thế không thế phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng một cách tống quát. Hơn thế nữa, một tư duy truyền thống của các nhà quản trị ngân hàng là chức năng quản lý rủi ro chưa phải là chức năng chính mà thay vào đó là lợi nhuận kinh doanh. Do vậy, thiếu một thông điệp mạnh mẽ trong toàn ngân hàng về quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, chiến lược cho vay chủ yếu tuân thú chỉ đạo điều hành của NHNN, chưa tính đến chu kỳ của nền kinh tế. Thời kỳ "thừa vốn" chính sách cho vay có phần nới long hơn về lãi suất và một số điều kiện vay vốn, thời gian xem xét phê duyệt. Điển hình trong những năm trước, do mở rộng cho vay và không có biện pháp giám sát việc sử dụng tiền vay của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dụng cơ bản dẫn đến nợ đọng xây dụng cơ bản từ các năm trước đến nay vẫn chưa xử lý hết. Cuối năm 2007, đầu năm 2008, nhiều chi nhánh ngân hàng tập trung cho vay vào lĩnh kinh doanh chứng khoán. Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, kinh doanh chứng khoán là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, doanh nghiệp kinh doanh lồ không có

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh mỹ đình (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)