Kiếnnghị với Nhà Nước

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh mỹ đình (Trang 119 - 127)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Kiếnnghị với Nhà Nước

Các kiến nghị đối với Nhà nước bao gồm: Đảm bảo môi trường kinh tế,chính trị, xã hội ồn định; Hoàn thiện môi trường pháp lý; Tăng cường tính minh bạch trong thông tin; Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế:

Đảm bảo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định: Nhà nước cần xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô ổn định và họp lý. Việc xây dựng kinh tế vĩ mô ổn định và hợp lý tạo môi trường cho toàn bộ nền kinh tế phát triển một cách bền vững. Nội dung của việc ổn định kinh tế vĩ mô bao gồm: điều chỉnh ưu tiên về đầu tư công, kiểm soát tăng trưởng cung tiền và tín dụng, giảm thâm hụt ngân sách. Thực tiễn cho thấy sự

sai lâm trong chính sách vĩ mô sẽ làm cho nên kinh tê sụp đô ngay sau khi khủng hoảng xảy ra. Bài học từ cuộc khủng hoảng Thái Lan và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008 cho thấy cácquốc gia phải đặc biệt chú ý xây dựng một hệ thống lành mạnh đủ sức tiếp cận an toàn vốn nước ngoài, khai thác được tiềm năng nội lực phát triển kinh tế. Nhà nướcnên mạnh dạn đóng cửa các doanh nghiệp và TCTD làm ăn không hiệu quả tạo sânchơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Có như thế, các ngân hàng sẽ tránh được những biến động bất ngờ, từ đó hạn chế được rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.

Đồng thời với việc ổn định về kinh tế, Nhà nước cần tiếp tục duy trì ổn định về chính trị. Bởi lẽ một môi trường chính trị ốn định sẽ không gây những biến động bất lợi cho nền kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là khá ổn định. Tuy nhiên, Nhà nước cần tiếp tục duy trì tốt vấn đề này nhằm giữ vũng niềm tin của công chúng và các nhà đầu tư, tạo một môi trường thuận lợi trong kinh doanh của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các NHTM, từ đó giúp cho nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng tránh những biến động bất ngờ về kinh doanh tránh được những rủi ro trong kinh doanh của NHTM.

Hoàn thiện môi trường pháp lý: Tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn tín dụng. Nhà nước cần ban hành những quy định cụ thể về bảo hiểm cho hoạt động tín dụng cả trong huy động vốn và cho vay, để đảm bảo an toàn cho người gửi tiền, cũng như cho sự ốn định của nền kinh tế quốc dân. Ban hành các văn bản dưới luật hướngdẫn về thế chấp và cầm cố bất động sản, đặc biệt là đăng kỷ giao dịch đảm bảo thựchiện tại địa phương đối với tài sản và đất.

Tăng cường tính minh hạch trong thông tin: Sự thay đối các chính sách của Nhà nước cần được công bố rõ ràng và có thời gian cần thiết để chuyển đổi. Mọi tổ chức kinh tế, cá nhân đều hoạt động trong một môi trường kinh tế, xã hội. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước đều tác động đến hoạt động của các tổ chức và cá nhân và các kế hoạch phát triển trong tương lai. Nếu sự thay đổi về chính sách cùa Nhà nước không được thông báo trước thì có thể dẫn đến những thiệt hại do không kịp thay đồi hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với chính sách mới. Và điều nàycũng nằm ngoài khả năng dự báo của ngân hàng, do vậy rủi ro của khách hàng dẫn đến hiệu quả ngân hàng phải gánh chịu.

Do vậy, bất kỳ sự thay đồi nào trong chính sách kinh tế, xà hội của Nhà nước cần công bố công khai các nội dung dự kiến thay đối và có một khoảng thời gian cần thiết nhất định để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực liên quanchuyển

đồi hoạt động cho phù hợp hoặc Nhà nước phải có biện pháp hồ trợ chonhừng thiệt hại do sự thay đối trong chính sách của Nhà nước.Sự minh bạch về thông tin của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khôngchi giới hạn ở các báo cáo tài chính - kế toán mà còn bao gồm sự rõ ràng, đày đủ của các quy chế hoạt động, quản trị phân cấp quyền hạn, trách nhiệm của Ban lãnh đạo cơ chế xây dựng và triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ và đặc biệt là cơ chế quản trị xử lỷ rủi ro hệ thống chính sách cần hướng tới các vấn đề trên. Hiện nay BỘTài chính đã xây dựng 26 chuẩn mực kế toán để kiểm tra, kiểm soát chất lượng công tác kế toán, 37 chuẩn mực kiểm toán hướng dẫn kiểm toán viên và công ty kiểm toán các cơ sở nguyên tắc trong việc đưa ra ý kiến. Tuy nhiên, có nhiều hạn chế: (i) nhiều chuẩn mực quốc tế chưa có chuẩn mực Việt Nam, (ii) nhiều doanh nghiệp chưa có báo cáo kiểm toán độc lập, (iii) tỷ trọng doanh nghiệp chưa thực hiện kiềm toán công khai. Do đó, vấn đề chính là cần ban hành đồng bộ và hoàn chỉnh khung pháp lý về tài chính. Hỗ trợ NHTM trong việc đảm bảo minh bạch các giao dịch bất động sản.Việc hồ trợ nên thực hiện thông qua việc xây dựng và phát triến hệ thống cơ quan quản trị bất động sản và sàn giao dịch bất động sản và đồng thời đảm bảo các giao dịch bất động sản, có thể phân chia thành sàn giao dịch chính thức và sàn giao dịch OTC giống như chứng khoán. Thực hiện hoạt động trên sẽ giúp hình thành mặt bằng giá tương đối chưẩn đối với bất động sản và đảm bảo tính minh bạch đối với thông tin về thị trường này. Từ đó, giúp cho các NHTM định giá bất động sản chính xác hơn, tránh được rủi ro cho ngân hàng sau khi thanh lý tài sản.

Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế: Hiện nay ở các nước phát triền đều có hệ thống thông tin quốc gia công khai. Hệ thống này được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, kết nối từ địa phương đến Trung ương, do vậy dễ dàng cho việc tra cứu, tìm hiểu thông tin. Có những loại thông tin được tra cứu tự do, có những loại thông tin phải mua hoặc chỉ những tố chức nhất định được khai thác. Hệ thống này tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho ngân hàng trong việc khai thác thông tin về khách hàng, giảm được thời gian và chi phí tìm kiếm. Ở Việt Nam hiện nay, thông tin nằm rải rác ở các cơ quan quản trị nhà nước mà chưa có quy định về việc phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan. Mặt khác thông tin chưa được tin học hóa mà chủ yểu lưu trữ dưới dạng văn bản giấy, việc tra cứu thông tin rất khó khăn, mất nhiều thời gian, nhũng thông tin cũ có khi bị thất lạc. Do vậy các Ngân hàng thương mại thường không có được đầy đủ thông tin về lịch sử của khách hàng. Chẳng hạn để tìm hiểu thông tin về một cá nhân, ngân hàng phải liên hệ với địa phương nơi cá nhân cư trú nhưng cũng chỉ thu thậpđược

những thông tin sơ sài như tình trạng hôn nhân, có tiên án tiên sự hay không, những người có tên trong cùng sổ hộ khẩư còn những thông tin về sở hữu tài sản, các giao dịch tài sản trong quá khứ hay mối quan hệ họ hàng của cá nhân đó... thì không một cơ quan nào lưu giữ. Đặc biệt việc tìm hiểu thông tin từ các cơ quan nhà nước như Thuế, Công an... rất khó khăn, chủ yếu do quan hệ. Vì vậy vẫn xảy ra trường hợp phổ biến là báo cáo tài chính của doanh nghiệp gửi cơ quan Thuế thì lỗ, nợ đọng thuế nhưng báo cáo tài chính gửi ngân hàng thì vẫn có lãi mà ngân hàng không hề biết hoặc không thể biết.

Do vậy việc triển khai xây dựng hệ thống thông tin quốc gia là vô cùng cần thiết, trước hết là phục vụ cho công tác quản trị của Nhà nước và gián tiếp là giúp các ngân hàng thuận lợi trong việc khai thác thông tin về khách hàng. Việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các Ngân hàng thương mại còn gặp nhiều khó khăn vì việc tiếp cận các thông tin giúp cho việc đánh giá xếp hạngtín dụng khách hàng (các thông tin về triển vọng kinh doanh ngành, các chỉ số trungbình ngành như các tỷ số tài chính, giá thành...) hiện vẫn còn nhiều hạn chế và hầu như là không có. Vì vậy, Chính phủ cần giao cho Tổng cục thống kê phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình của các ngành kinh tế. Đây là thông tin hết sức quan trọng trong việc xem xét đánh giá khách hàng trên cơ sở so sánh với trung bình ngành, qua đó giúp các tổ chức tín dụng có những quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh tín dụng.

ÊT LUẬN

Trài qua nhiêu năm tăng trưởng mạnh mẽ, liên tục và những cải cách toàn diện, sâu sắc về thực hành tổ chức, quản lý, công nghệ cũng như nhân lực, NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Mỹ Đình đã đạt được những kết qưả tiến bộ vượt bậc trong mọi mặt kinh doanh, bao gồm hoạt động cho vay. Thế nhưng, những rủi ro cố hữu luôn tiềm ẩn ở mọi thời điểm, cộng thêm sự phát triển cùa hàng loạt các sản phẩm dịch vụ mới và những biến động bất lợi về kinh tế vĩ mô nói chung, ngành ngân hàng nói riêng trong năm vừa qua đã làm nguy cơ sụt giảm chất lượng tín dụng của Ngân hàng trở nên lớn hơn bao giờ hết. Cùng với sự gia tàng số lượng các khoản vay, nguồn lớn nhất, rõ ràng nhất và mang tính truyền thống của rủi ro tín dụng, nhiều nguồn rủi ro tín dụng mới ra đời gắn liền với sự phát triển của các công cụ tài chính như các sản phẩm chấp nhận thanh toán, các công cụ tương lai, hoán đổi, trái phiếu, cổ phiếu, quyền chọn, các loại hình cam kết, bảo lành... đã khiến cho NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Mỹ Đình phải đối mặt với nhũng áp lực rất lớn về nguy cơ tổn thất tín dụng. Đe đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay cũng như hướng tới mục tiêu hoà nhập vào nền tài chính khu vực và thế giới, nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng là một vấn đề mang tính cốt yếu trong chiến lược hoạt động cùa ngân hàng. Chính vì vậy, luận văn

"(Juan lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Mỹ Đình" được thực hiện là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.về cơ bản, luận văn đã đạt được các kết quả sau:

Hệ thống hóa nhừng cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Đồng thời nghiên cứu các giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng trên thế giới để trên cơ sở đó làm rõ hơn những nội dung quan trọng mà một ngân hàng Cần quan tâm để tăng cường quản lý rủi ro tin dụng.

Phân tích thực trạng vê hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của Agribank chi nhánh Mỹ Đình tù’ năm 2017 đến năm 2019, rút ra nhũng kết quả đạt được và nhất là nhũng mặt chưa được phù hợp với Ngân hàng

Luận văn đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn tới hạn chế trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Mỹ Đình. Đây là căn cứ quan trọng để xác định tùng giải pháp trong việc tàng cường quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng.

Tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Thị Thanh Hải và các Thầy/Cô trong khoa Tài chính - Ngân hàng của trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tinh hướng dẫn và chỉ bảo. Đồng thời, tác giả cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ, nhân viên của Agribank chi nhánh Mỹ Đình đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả có thể hoàn thành luận văn này.

Tác giả xin chân thành cảm ơn !

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11.

Ali Sulieman Alshatti (2015), “The effect of credit risk management on financial performance of the Jordanian commercial banks”, Investment Management and Financial Innovations, Vol. 12, Issue: 1, pp. 338-345.

Đinh Thu Hương và Phan Đăng Lưu (2014), Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập quốc tế, Tạp chỉ Ngân hàng, số 5/2014, Hà Nội.

Đỗ Thị Mai Liên (2015), Quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM cổ phần Đại Dương- chi nhảnh Thăng Long. Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng, trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Fan Li & Yijun Zou (2014), The Impact of Credit Risk Management on Profitability of Commercial Banks: A Study of Europe, A Master thesis of Business Administration, Ưmeâ School of Business and Economics.

Greuning, H., and Bratanovic, s. B. (2003), Analyzing banking risk: A framework for assessing corporate governance and risk management (2nd

ed.) Washington, DC: The World Bank.

Hosna, et al (2009), Credit Risk Management and Profitability in Commercial Banks in Sweden, Master thesis, University of Gothenburg.

Kithinji, A.M. (2010), Credit Risk Management and Profitability of Commercial Banks in Kenya. School of Business, University of Nairobi, Nairobi - Kenya, pp. 1-42.

Khúc Quang Huy (2013), Bài giảng "Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng”, lưu hành nội bộ Agribank, Hà Nội.

Lê Thị Hạnh (2017), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel 2, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.

Lê Vân Chi và Hoàng Trung Lai (2014), “Các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Mam”, Tạp chí kinh tế phát triển, số 207 tập 2, tr 99-107.

Lương Thu Phương (2017), Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc dân, Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng, trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005, 2013), Quyêt định sô 493/2005/QĐ- NHNN ngàỵ 22/04/2005 về Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng đế xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD; Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 22/01/2013 về thay thế Quyết định 493, Hà Nội.

13. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triền nông thôn Việt Nam - chi nhánh Mỹ Đình (2017,2018,2019), “Sẩ tay tỉn dụng 2017, 2018, 2019”.

14. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Mỹ Đình (2017,2018,2019),Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2017-2019.

15. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Mỹ Đình (2017,2018,2019), Báo cáo công tác quản lỷ rủi ro tín dụng 2017 - 2019.

16. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2017),

“Nghiên cứu chiến lược kỉnh doanh tỉn dụng - thẩm định -phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng" - Hội nghị chuyên đề, Hà Nội.

17. Nguyễn Đức Tú (2012), Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngãn hàng TMCP Công thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân. 18. Nguyễn Hùng Tiến (2015), Quản lỷ rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ chí Minh.

19. Nguyễn Tuấn Anh (2011), Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân.

20. Nguyễn Thị Sâm (2015), Quán trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng, trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

22. Saunders, A. (1994), Financial institutions management - a modern perspective, Irwin, the University of Michigan.

23. Trần Trung Tường (2011), Quản trị tín dụng của các ngân hàng thương mại

24.

cô phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,Luận án tiến sĩ kinh tể, trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.

Vũ Thị Hợp (2015), Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Thành Công. Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng, trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh mỹ đình (Trang 119 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)