Tình hình thẩm định các dự án tại SGD

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công tác thẩm định dự án ngành du lịch tại NH TMCP VN (Trang 26)

Tuy mới chỉ được thành lập kể từ khi SGD tách ra hoạt động riêng từ năm 2006 nhưng thông qua báo cáo về dư nợ tín dụng và nợ xấu của SGD thì có thể đánh giá rằng hoạt động của phòng Đầu tư dự án trong việc tiếp cận, thẩm định và cho vay dự án là tương đối hiệu quả. Sở dĩ như vậy vì thông qua bảng Dự nợ tín dụng và bảng Nợ xấu dưới đây thì dư nợ cho vay ngày càng tăng qua các năm bên cạnh đó thì tỷ lệ nợ xấu lại có xu hướng giảm

Bảng 6:Dự nợ tín dụng năm 2006, 2007, 2008

Đơn vị: tỷ VND

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007 so với 2006 2008 so với 2007

Số tiền % Số tiền %

Dư nợ cho vay 2.501,39 3.612,01 4.677,00 1.110,62 44,40 1.064,99 29,48

1.Dư nợ CV NH 2.071,07 2.581,18 3.141,56 510,11 24,63 560,38 21,71 2.Dư nợ CV TDH 367,47 701,14 924,24 333,67 90,80 223,10 31,82 3.Dư nợ CV ĐTT 226,79 329,43 610,93 102,64 45,26 281,50 85,45 Nợ quá hạn 64,41 36,40 36,40 -28,01 -43,49 0,00 0,00

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SGD 2006, 2007, 2008

Tỷ lệ nợ xấu

Đơn vị: đồng

Tổng dư nợ rủi ro nội bảng 4.710.955.310.230,50

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ TTNB(%) 11,72

Nguồn: Báo cáo phân loại nợ SGD 2006, 2007, 2008

Theo số liệu do phòng Đầu tư dự án cung cấp thì trong năm 2007, phòng Đầu tư dự án của SGD đã tiếp nhận và thẩm định 32 dự án và đã kí hợp đồng tài trợ cho 15 dự án với tổng giá trị hợp đồng tín dụng là khoảng 440 tỷ VND. Một số dự án có giá trị hợp đồng lớn được thực hiện trong năm 2007:

Bảng7 : Giá trị hợp đồng tín dụng dự án năm 2007 Tên dự án Giá trị hợp đồng tín dụng Giá trị hợp đồng tín dụng quy VND

Toà nhà Artexport 32,200 triệu đồng 32,200 triệu đồng Trung tâm Du lịch và Giải trí quốc tế đặc biệt

Silver Shore Hoàng Đạt 30.000.000 USD 480,000 triệu đồng Nhà máy cán và luyện thép không rỉ của

công ty TNHH Thuần Thuý 40,000 triệu đồng 40,000 triệu đồng Đầu tư xây dựng khách sạn 3 sao An Phú

Hưng của CTCP An Phú Hưng 23,000 triệu đồng 23,000 triệu đồng Trung tâm sát hạch xe cơ giới của công ty

TNHH Việt Thanh 10,000 triệu đồng 10,000 triệu đồng Trụ sở làm việc công ty truyền thông đa

phương tiện 10,000 triệu đồng 10,000 triệu đồng Trường dạy nghề thuộc Công ty Cung ứng

dịch vụ hàng không 18,000 triệu đồng 18,000 triệu đồng

Tính đến cuối tháng 11/ 2007, phòng Đầu tư dự án đang quản lý 31 khoản vay đầu tư dự án với tổng giá trị cam kết quy VND là hơn 2000 tỷ với tổng dư nợ đạt hơn 700 tỷ VND. Năm 2008, các doanh nghiệp trong nước nói chung cũng như các khách hàng truyền thống của ngân hàng nói riêng đã gặp không ít khó khăn trong hoạt động

kinh doanh cũng như tiệp cận nguồn tín dụng từ phía ngân hàng do nền kinh tế suy giảm và mặt bằng lãi suất lại cao. Chính vì vậy mà ngay từ đầu năm 2008, nhằm thực hiện được tốt chính sách thắt chặt tiền tệ và các chỉ đạo của Hội Sở chính, SGD đã tập trung vốn vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, phục vụ nhu cầu thiết yếu như lĩnh vực xăng dầu, nông nghiệp nông thôn, cho vay xuất khẩu, hạn chế đầu tư vốn vào lĩnh vực phi sản xuất; phân loại khách hàng dựa trên tiêu chí xếp hạng tín nhiệm của khách hàng, từ đó đưa ra biện pháp tăng, giảm dư nợ cho phù hợp, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng và theo đúng lộ trình tăng trưởng tín dụng. Tính đến cuối tháng 12/2008, phòng Đầu tư dự án đang quản lý 37 khoản vay đầu tư dự án với tổng giá trị cam kết quy VND là hơn 4000 tỷ đồng với tổng dư nợ đạt hơn 900 tỷ đồng.

Bảng 8: Một số dự án SGD thẩm định và cho vay năm 2008

Tên dự án Giá trị hợp đồng

tín dụng

Giá trị hợp đồng tín dụng quy VND

Xây dựng thuỷ điện Srêpok 3 463.000 triệu VND 463.000 triệu VND

Dự án của công ty CPTM bưu chính viễn thông

487.937,84 triệu VND 487.937,84 triệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VND

Nhà máy Hanel PT 18.900 triệu VND 18.900 triệu VND

Khách sạn 5 sao Bitexco 110.000 triệuVND 110.000 triệuVND

Đầu tư dây truyền công nghệ của công ty TNHH hoá chất Petrolimex

108.521,81 triệu VND 108.521,81 triệu

VND

Nhà máy in Nhân Dân 250.000 USD 4.015 triệu VND

Dây chuyền sản xuất bánh kẹo (CT bánh kẹo

Hữu Nghị) 400.000 USD 6.427 triệu VND

CP may Thăng Long

1.2. Công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tạo SGD

1.2.1. Đặc điểm của ngành du lịch - dịch vụ Việt Nam

Ngày 9/7/1960 Hội đồng Chính phủ ban hành nghị định số 26 CP thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương, đánh dấu sự ra đời của ngành Du lịch Việt Nam. Sau 50 năm phát triển, ngành du lịch ở nước ta hiện nay đã có những thành tựu đáng kể. Với rất nhiều phong cảnh đẹp được các tổ chức quốc tế công nhận như Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha…cùng với đó là một đường bờ biển dài chạy dọc đất nước từ Bắc tới Nam, một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và có một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, tất cả những điều đó đã và đang là những thế mạnh của Việt Nam trong việc phát triển ngành du lịch dịch vụ. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam không ngừng tăng.

Bảng 9 : Lượng khách quốc tế đến Việt Nam từ năm 1995 đến 2003

Đơn vị: Nghìn người 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 TỔNG SỐ 1351,3 1607,2 1715,6 1520,1 1781,8 2140,12330,82628,22429,6 Theo thị trường Đài Loan 222,1 175,5 154,6 138,5 170,5 210,0 199,6 211,1 208,1 Nhật Bản 119,5 118,3 122,1 95,3 110,6 142,9 205,1 279,8 209,6 Pháp 118,0 73,6 67,0 68,2 68,8 88,2 99,7 111,5 86,8 Mỹ 57,5 43,2 40,4 39,6 62,7 95,8 230,4 259,9 218,8 Anh 52,8 40,7 44,7 39,6 40,8 53,9 64,7 69,7 63,3 Thái Lan 23,1 19,6 18,3 16,5 19,3 20,8 31,6 41,0 40,1 CHND Trung 62,6 377,6 405,4 420,7 484,0 492,0 675,8 723,4 693,0

Hoa Theo mục đích Du lịch 610,6 661,7 691,4 598,9 837,6 1138,9 1222,1 1462,0 1238,5 Công việc 308,0 364,9 403,2 291,9 266,0 419,6 401,1 445,9 468,4 Thăm thân nhân 432,7 273,8 371,8 301,0 337,1 400,0 390,4 425,4 392,2 Mục đích khác 306,8 249,2 328,3 341,1 181,6 317,2 294,9 330,5

Theo phương tiện

Đường không 1206,8 939,6 1033,7 873,7 1022,1 1113,1 1294,5 1540,3 1394,8 Đường biển 21,7 161,9 131,5 157,2 187,9 256,1 284,7 309,1 241,5

Đường bộ 122,8 505,7 550,4 489,3 571,8 770,9 751,6 778,8 793,3

Nguồn: Tổng cục du lịch

Trong tháng 12 năm 2004, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 283.626 lượt người. Cả năm 2004, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 2.927.876 lượt người, tăng 20,5% so năm 2003.

Bảng 10: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2004

Đơn vị tính: Nghìn người

Theo thị trường

Thị trường Lượt khách So với cùng kỳ 2003

Trung Quốc 778.431 + 12,3%

Mỹ 272.473 + 24,5%

Nhật Bản 267.210 + 27,5%

Ðài Loan 256.906 + 23,4%

Úc 128.661 + 37,9% Pháp 104.025 + 19,9% Campuchia 90.838 + 11,2% Anh 71.016 + 12,1% Đức 56.561 + 26,8% Các thị trường khác 668.760 - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo phương tiện

Phương tiện Lượt khách So với cùng kỳ 2003

Đường hàng không 1.821.595 + 30,6% Đường biển 263.362 + 9,0% Đường bộ 842.919 + 6,3% Theo mục đích Mục đích Lượt khách So với cùng kỳ 2003 Du lịch, nghỉ ngơi 1.583.985 + 27,9% Công việc 521.666 + 11,4%

Thăm thân nhân 467.404 + 19,2%

Mục đích khác 354.821 + 7,4%

Nguồn: Tổng cục du lịch

Trong tháng 12/2005 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 308.257 lượt. Trong cả năm 2005 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3.467.757 lượt, tăng 18,4% so với năm 2004.Tổng cộng trong 12 tháng năm 2006 lượng khách quốc tế ước đạt 3.583.486 lượt, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2005.Trong tháng 12/2007 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 354.000 lượt. Tổng cộng trong cả năm lượng khách quốc tế ước đạt 4.171.564 lượt, tăng 16,0% so với năm 2006.Trong tháng 12/2008 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 375.995 lượt. Tổng cộng

trong cả năm 2008 lượng khách quốc tế ước đạt 4.253.740 lượt, tăng 0,6% so với năm 2007.

Từ những số liệu trên có thể thấy rằng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng qua từng năm tuy nhiên giá trị tương đối lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế toàn cầu đang lâm vào tính tráng khủng hoảng. Điều này thể hiện ró nét nhất ở số liệu thống kê lượng khách quốc tế đến Việt Nam 3 tháng đầu năm 2009 ước đạt 303.489 lượt. Tính chung 3 tháng đầu năm 2009, lượng khách quốc tế đạt 992.242 lượt, giảm 16,1% so với cùng kỳ năm 2008.

Bảng 11: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam 3 tháng đầu năm 2009

Đơn vị tính: Nghìn người Ước tính tháng 3/2009 3 tháng năm 2009 3/2009 so với tháng trước (%) 3/2009 so với 3/2008 (%) 3 tháng so với cùng kỳ 2008 (%) Tổng số 303.489 992.242 88,5 73,2 83,9 Theo phương tiện Đường không 257.729 856.265 86,0 82,4 90,2 Đường biển 7.460 17.852 69,9 27,1 40,8 Đường bộ 38.300 118125 98,3 51,7 62,5 Theo mục đích Du lịch, nghỉ ngơi 197.074 600.521 99,3 73,6 81,1

Đi công việc 54.822 162.494 89,5 65,0 74,2

Thăm thân nhân 34.735 164.019 59,7 88,1 99,0

Các mục đích

khác 16.858 65.208 67,6 74,3 114,9

trường Mỹ 31.368 120.838 78,9 79,8 117,2 Trung Quốc 33.873 105.964 81,4 60,5 76,4 Hàn Quốc 32.572 102.747 82,9 68,0 74,3 Nhật 31.619 98.909 91,1 81,8 88,3 Đài Loan (TQ) 21.572 70.945 73,3 78,1 88,4 Úc 15.274 64.801 83,1 82,3 104,8 Pháp 18.547 49.794 115,5 88,1 102,0 Malaysia 13.193 39.259 92,9 91,9 91,3 Thái Lan 13.581 39.107 110,9 61,4 69,2 Canađa 7.051 29.578 70,4 76,0 111,1 Các thị trường khác 84.839 270.300 97,3 71,0 72,5 Nguồn: Tổng cục du lịch

Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các dịch vụ du lịch thông thường như nghỉ dưỡng ở miền biền, tham quan các danh lam thắng cảnh, ngành du lịch Việt Nam còn chủ động cung cấp thêm các loại hình du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc của Việt Nam như: phát triển du lịch văn hoá gắn với các lễ hội truyền thống dân tộc, phát triển du lịch làng nghề…Bên cạnh đó, để chất lượng dịch vụ ngày càng tố hơn, Tổng cục du lịch, cơ quan chủ quản ngành du lịch Việt Nam, đã tổ chức những hoạt động hữu ích như: Tổ chức các cuộc thi chuyên ngành, tổ chức các hội thi toàn quốc về Hướng dẫn viên du lịch, về Lễ tân, ẩm thực. Đồng thời, hàng năm đều tổ chức bình chọn các doanh nghiệp du lịch (lữ hành, khách sạn) và trao giải cho 10 doanh nghiệp lữ hành, 10 khách sạn hàng đầu của Ngành, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch…Nói đến du lịch thì không thể không nói đến dịch vụ khách sạn hay còn gọi là cơ sở lưu trú. Theo thống kê của Vụ Khách sạn – TCDL thì hiện nay có 10 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, trong đó có 3 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4

sao và 7 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao tại Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bến Tre, Gia Lai, Đắk Nông, Quảng Ngãi, Lâm Đồng và Tp. Hồ Chí Minh.

Như vậy, tính đến 31/05/2008 trên địa bàn cả nước có 9.343 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 184.831 buồng; trong đó:

- Hạng 5 sao: có 25 cơ sở lưu trú du lịch, với 7.167 buồng - Hạng 4 sao: có 85 cơ sở lưu trú du lịch, với 10.367 buồng - Hạng 3 sao: có 166 cơ sở lưu trú du lịch, với 12.051 buồng - Hạng 2 sao: có 645 cơ sở lưu trú du lịch, với 25.610 buồng - Hạng 1 sao: có 745 cơ sở lưu trú du lịch, với 16.973 buồng

- Hạng đạt tiêu chuẩn: có 3.042 cơ sở lưu trú du lịch, với 45.942 buồng

Từ số liệu trên có thể thấy rằng số lượng cơ sở lưu trú chất lượng cao ở Việt Nam còn rất khiêm tốn. Trong khi trên thực tế, mức sống của người dân không những ở nước ngoài mà cả ở trong nước ngày càng được nâng cao bởi vậy mà nhu cầu được sử dụng những dịch vụ có chất lượng cao cũng tăng lên. Chính vì vậy, để phát triển ngành du lịch trong nước thì ngoài việc tổ chức thêm nhiều tour du lịch mới, đầu tư nâng cấp các điểm du lịch thì cần phải chú trọng hơn đến đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.

1.2.2. Tổ chức công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại SGD

1.2.2.1. Quy trình thẩm định dự án

Bước 1: Phòng Đầu tư dự án sẽ tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ đề xuất tín dụng do phòng QHKH lập trên cơ sở khi tiếp xúc với khách hàng

Bước 2: Cán bộ phòng ĐTDA sẽ kiểm tra sự phù hợp với các chính sách, quy trình tín dụng hiện hành.

Bước 3: Cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng Bước 4: Thẩm định chi tiết và lập báo cáo thẩm định Bước 5: Trình trưởng/ phó phòng Đầu tư dự án phê duyệt

Đối với nhiều ngân hàng khác công việc xét duyệt cho vay phải qua Tổng giám đốc nhưng đối với SGD thì Trưởng/ phó phòng ĐTDA có thẩm quyền phê duyệt cho vay.

Sơ đồ 2: Quy trình thẩm định đầu tư

=<5 tỷ > 5 tỷ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khách hàng

Phòng Đầu tư dự án Phòng Quan hệ khách hàng Nhận và kiểm tra tính đầy đủ của

hồ sơ đề xuất tín dụng

Kiểm tra sự phù hợp với các chính sách, quy trình tín dụng hiện hành Cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng Thẩm định chi tiết Lập báo cáo thẩm định Thông báo kết quả thẩm

Đối với những dự án dưới 5 tỷ, phòng Đầu tư dự án sẽ trực tiếp gặp mặt khách hàng, đảm bảo cả việc thu thập thông tin khách hàng, lập đề xuất tín dụng. Còn đối với dự án trên 5 tỷ, việc thu thập những thông tin về khách hàng, lập đề xuất tín dụng sẽ do Phòng Quan hệ khách hàng thực hiện rồi được chuyển xuống phòng Đầu tư dự án thẩm định chi tiết và lập báo cáo thẩm định (Khác với những chi nhánh khác không có phòng Đầu tư dự án thì công việc thẩm định và lập báo cáo thẩm định sẽ do Phòng Quản lý rủi ro thực hiện). Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết thì Phòng Đầu tư dự án có thể đề nghị phòng quản lý rủi ro cung cấp bổ sung các thông tin liên quan đến rủi ro ngành nghề , mặt hàng của dự án đang đề cập hoặc sự phù hợp của việc đầu tư dự án so với các chúnh sách quản lý rủi ro hiện hành của NHNT.

1.2.2.2. Thẩm quyền phê duyệt tín dụng

Những dự án dưới 5 tỷ sẽ do Phòng Đầu tư dự án tiếp nhận và trưởng/phó phòng sẽ phê duyệt ra quyết định cấp tín dụng. Còn những dự án trên 5 tỷ sẽ được thông qua và đánh giá sơ bộ tại Phòng Quan hệ khách hàng sau đó được chuyển xuống phòng Đầu tư dự án xem xét và việc phê duyệt cấp tín dụng. Đối với tất cả các dự án có tổng các khoản đề xuất tín dụng có giá trị vượt quá 10% vốn tự có của NHNT đều phải được hội đồng quản trị xem xét phê duyệt. Tuy nhiên tuỳ thẩm quyền phê duyệt sẽ theo phân cấp của tổng giám đốc trong từng thời kỳ.

Một dự án được coi là được phê duyệt cấp tín dụng khi thoả mãn một trong 3 trường hợp sau: Thứ nhất có đủ chứ ký của người có thẩm quyền phụ trách khách hàng và người có thẩm quyền phụ trách rủi ro trên báo cáo thẩm định. Thứ hai: trường hợp một trong hai người có thẩm quyền đi vắng thì người có mặt được ký

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công tác thẩm định dự án ngành du lịch tại NH TMCP VN (Trang 26)