Về quy trình thẩm định

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công tác thẩm định dự án ngành du lịch tại NH TMCP VN (Trang 77 - 78)

1. 2.3.4 Phương pháp thẩm định theo trình tự

1.3.1.1.Về quy trình thẩm định

Kể từ khi tách ra hoạt động độc lập, SGD đã áp dụng một quy trình quản lý rủi ro mới, phù hợp với hoạt động quản lý rủi ro của các ngân hàng trên thế giới, cụ thể SGD đã tách 3 phòng: Quan hệ khách hàng, Thẩm định rủi ro và Quản lý nợ hoạt động độc lập theo đúng chức năng của mình. Ở các ngân hàng khác, việc tiệp nhận,

đánh giá hồ sơ, cũng như quyết định cho vay dự án đều do một phòng đảm nhiệm, nhưng tại SGD NHTMCP Ngoại Thương thì việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng sẽ do phòng Đầu tư dự án đảm nhiệm đối với khách hàng xin vay vốn dưới 5 tỷ còn những dự án trên 5 tỷ thì việc gặp mặt khách hàng, thu thập, xác minh các thông tin, hồ sơ tài liệu liên quan đến dự án sẽ do phòng Quan hệ khách hàng đảm nhiệm. Sau khi phòng Quan hệ khách hàng đánh giá sơ bộ thì hồ sơ xin vay vốn của khách hàng sẽ được chuyển lên phòng Đầu tư dự án để tiến hành thẩm định đánh giá chi tiết. Việc phân chia nhiệm vụ giữa các phòng không những giúp cho công tác thẩm định được tiến hành nhanh chóng chính xác và tỉ mỉ mà còn tránh được rủi ro về đạo đức khi cán bộ thẩm định và khách hàng có quan hệ với nhau. Vì việc phân chia công việc giữa các phòng sẽ tránh được hiện tượng quá tải công việc, cái mà thường diễn ra khi một phòng phải đảm nhiệm toàn bộ các bước của công việc. Chính vì vậy mà hồ sơ vay vốn của khách hàng sẽ được xem xét và đánh giá kĩ lưỡng và đầy đủ hơn, từ đó quyết định cấp tín dụng cũng chính xác hơn. Đối với các dự án thuộc ngành du lịch dịch vụ thì các dự án này thường là những dự án có vốn vay lớn thì trình tự tiếp nhận hồ sơ cũng như thẩm định dự án đều được thực hiện theo quy định của SGD.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công tác thẩm định dự án ngành du lịch tại NH TMCP VN (Trang 77 - 78)