Xây dựng một quy trình thẩm định riêng cho các dự án ngành du lịch

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công tác thẩm định dự án ngành du lịch tại NH TMCP VN (Trang 88 - 92)

1. 2.3.4 Phương pháp thẩm định theo trình tự

2.2.1.Xây dựng một quy trình thẩm định riêng cho các dự án ngành du lịch

2.2.1. Xây dựng một quy trình thẩm định riêng cho các dự án ngành du lịch - dịch vụ dịch vụ

Hiện nay, SGD đã ban hành những quy định về quy trình thẩm định các dự án xin vay vốn tại ngân hàng. Quy trình thẩm định này tương đối chặt chẽ và ngày càng phù hợp hơn với quy trình thẩm định chung của các ngân hàng trên thế giới. Tuy nhiên, quy trình thẩm định này lại được áp dụng chung cho tất cả các dự án vay vốn tại SGD vì vậy muốn nâng cao chất lượng thẩm định các dự án ngành du lịch dịch vụ thì ngoài những quy định chung về quy trình nội dung thẩm định thì cần phải có những hướng dẫn, những quy định thẩm định riêng cho các dự án ngành du lịch - dịch vụ. Cụ thể:

 Về quy trình thẩm định:

Hiện nay quy trình thẩm định mà SGD áp dụng là tương đối chặt chẽ nhưng lại gây mất thời gian. Mà trên thực tế có thể thấy rằng một quy trình thẩm định chặt chẽ, hợp lý, khoa học mới tạo điều kiện cho công tác thẩm định được tiến hành nhanh và hiệu quả. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thẩm định:

- Việc hướng dẫn thẩm định còn rất chung chung khái quát chưa có hướng dẫn

cụ thể cho từng loại dự án. Vì vậy mà trong thời gian tới cần có hướng dẫn cụ thể, cần đưa ra chương trình tự tác nghiệp, phân chia cho từng loại dự án, điều đó sẽ đảm bảo được tính chính xác trong công tác thẩm định.

- Đối với việc phân tách chức năng của các phòng ban trong quá trình thẩm định dự án thì ở mỗi phòng nên lập những tổ chuyên trách thực hiện thẩm định dự án của một ngành nhất định. Tuy nhiên như vậy cũng không có nghĩa là cán bộ thuộc tổ đó chỉ thẩm định những dự án thuộc ngành mình phụ trách, mà trong quá trình thẩm định dự án thuộc những ngành khác mà có vấn đề liên quan đến ngành mình thì sẽ tham gia đóng góp ý kiến để công tác thẩm định đạt hiệu quả hơn.

- Thường xuyên phải giám sát, kiểm tra nhằm tìm ra những sai xót, những phần

đã lạc hậu không phù hợp với thực tế của quy trình

 Nội dung thẩm định

- Về thẩm định khách hàng: là bước đầu tiên trong quá trình thẩm định. Phần

thẩm định này tương đối đơn giản tuy nhiên cần phải xem xét kĩ lưỡng hồ sơ của khách hàng. Trước hết là phải kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ, tránh trường hợp hồ sơ không đủ nhưng vẫn tiếp nhận rồi lại yêu cầu khách hàng bổ sung thêm. Việc này trước hết sẽ gây khó khăn trong quá trình thẩm định và còn khiến cho khách hàng có một tâm lý không thoải mái.

+ Thông tin do khách hàng cung cấp thường là những thông tin tốt về khách hàng vì vậy ngoài những thông tin đó, cán bộ thẩm định cần phải chủ động tìm kiếm thêm thông tin từ nhiều nguồn, đồng thời phải tiến hành đi xem xét thực tế về khách hàng. Khi khảo sát thực tế thì cần phải xác định trước các vấn đề cần phải quan tâm, những vấn đề trong hồ sơ chưa rõ ràng để tránh thiếu xót cũng như để việc điều tra thẹc tế diễn ra nhanh chóng.

+ Cần phải xem xét kĩ hồ sơ, đặc biệt là báo cáo tài chính để phát hiện ra dấu hiệu chỉnh sửa nếu có

+ Tất cả các nội dung trong hồ sơ cần phải được đánh giá tỉ mỉ không được coi nhẹ nội dung nào. Đặc biệt đứng trên góc độ người cho vay vốn, ngân hàng cần quan tâm thẩm định phần bảo đảm tiền vay và hiệu quả tài chính. Bên cạnh đó, đối với dự án thuộc ngành du lịch - dịch vụ, cần chú trọng cả phần nội dung về đội ngũ quản lý sau khi dự án đi vào hoạt động.

- Thẩm định về quy mô vốn và cơ cấu vốn: Cần phải đánh giá xem quy mô vốn mà chủ đầu tư đưa ra có hợp lý không, có phù hợp với thực tế hay không. Có thể tiến hành so sánh nội dung này với các dự án tương tự để có kết luận chính xác. Ngoài ra cần phải tính toán xem tỷ lệ giữa vốn tự có trên vốn di vay và trên tổng nguồn vốn có hợp lý, đảm bao khả năng thực hiện dự án hay không.

- Thẩm định nội dung kĩ thuật, thị trường của dự án

Đối với những cán bộ thẩm định thì phần thẩm định kĩ thuật của dự án gặp không ít khó khăn do họ đều được đào tạo chuyên về kinh tế vì vậy việc nắm bắt những thông số kĩ thuật, đánh giá mức độ hiện đại của công nghệ còn hạn chế. Để khắc phục, SGD cần mở những lớp đào tạo ngắn hạn nhằm trang bị kiến thức tổng quát về mặt kĩ thuật cho cán bộ thẩm định. Bên cạnh đó, SGD cũng cần có một hệ thống các chỉ tiêu, thông số kĩ thuật phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể để tạo điều kiện thuận tiện cho công tác thẩm định. Đối với những dự án lớn, tính chất kĩ thuật phức tạp thì SGD cần phải hỏi ý kiến các chuyên gia đầu ngành.

Trong phần thẩm định thị trường của dự án, cán bộ thẩm định cần xác định được ưu điểm cũng như nhược điểm của sản phẩm, xác định xem sản phẩm đó có phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trong hiện tại và tương lai hay không. Cụ thể đối với sản phẩm của dự án thuộc ngành du lịch dịch vụ, không như sản phẩm của các dự án thuộc ngành khác có thể vận chuyển, giao dịch mua bán ở khắp nơi, sản phẩm của các dự án thuộc ngành này chỉ phát huy tác dụng tại nơi dự án được thực hiện. Bởi vậy, cần xác định xem tại khu vưc mà dự án được thực hiện thì sản phẩm đó đã có chưa; tình hình cung cấp sản phẩm đó như thế nào, cung có đủ cầu hay không, nguồn cung khác có phải là đối thủ cạnh tranh hay là tương hỗ cho sự phát triển của sản phẩm…

- Thẩm định về mặt tài chính

Điều quan trọng nhất trước khi tiến hành tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính đó là xác định được lãi suất chiết khấu của dự án. Đây là cơ sở quan trọng để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Việc xác định lãi suất chiết khấu bằng phương pháp bình quân gia quyền chi phí cơ hội của các nguồn vốn đầu tư cho dự

án là hợp lý và khoa học. Nhưng vì một dự án có thể được tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau nên việc xác định lãi xuất chiết khấu cho dự án là rất khó khăn vì vậy để đơn giản hoá việc tính toán, SGD đã tính lãi suất chiết khấu dựa trên lãi suất cho vay của SGD kết hợp với chi phí cơ hội về vốn tự có của khách hàng (tính từ lãi suất tiền gửi của SGD). Tuy nhiên vố tự có của doanh nghiệp cũng được tài trợ từ nhiều nguồn vì vậy cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp để xác định lãi suất chiết khấu chính xác.

+ Nếu vốn tự có do ngân sách cấp thì lãi suất làg tỉ suất lợi nhuận định mức do nhà nước quy định hoặc là lãi suất cho vay dài hạn của Ngân hàng nhà nước.

+ Nếu là vốn góp cổ phần thì lãi suất tính từ việc lấy lợi tức cổ phần

+ Nếu là vốn góp liên doanh thì lãi suất sẽ là lãi suất do hai bên liên doanh thoả thuận

Cần làm tốt công tác dự báo do các dự án đầu tư có đặc điểm là được thực hiện trong một khoảng thời gian dài nên sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố lạm phát trượt giá, từ đó giá thành sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận của dự án sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy trong quá trình tính toán các chỉ tiêu, cán bộ thẩm cần phải tuân thủ các nguyên tắc như: lãi suất phải tính đến cả yếu tố lạm phát, lãi suất danh nghĩa chỉ dùng để tính lợi nhuận danh nghĩa, còn lợi nhuận thực tế thì phải sử dụng lãi suất thực tế để tính toán. Đối với giá bán sản phẩm cũng phải tiến hành dự báo dựa vào xu hướng phát triển của thị trường, vào thị hiếu của người tiêu dùng, dựa vào khả năng xuất hiện sản phẩm thay thế trong tương lai… để có thể có được giá sản phẩm sát với thực tế

Trong việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, các cán bộ thẩm định cần tính toán yếu tố bình quân của các chỉ tiêu đó chứ không nên chỉ dừng lại việc tính các chỉ tiêu cho đến cuối đời dự án. Việc đó sẽ giúp cho cán bộ thẩm định so sánh đối chiếu giữa các dự án trong cùng một lĩnh vực. Ngoài các chỉ tiêu cơ bản như NPV, IRR, thời gian hoàn vốn T, cần bổ sung tính toán thêm các chỉ tiêu B/C, PP và cũng cần phải phân tích các chỉ tiêu tính toán được.

Tài sản đảm bảo là căn cứ quan trọng để xác định giá trị cho vay bởi vậy việc đánh giá tài sản đảm bảo cũng là một nội dung quan trọng. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, SGD mới chỉ tiến hành đánh giá tài sản đảm bảo thông qua những tài liệu mà khách hàng cung cấp. Để đánh giá được đúng giá trị của tài sản đảm bảo, cán bộ cần phải đi kiểm tra thực tế tài sản đó, cần phải xác minh xem tài sản đó có thuộc quyền sở hữu của khách hàng hay không, tài sản đó có thể bán được đúng như giá trị mà khách hàng đưa ra hay không. Đối với tài sản đảm bảo là dây truyền công nghệ, máy móc hiện đại thì cần phải tham khảo ý kiến của chuyên gia để đánh giá giá trị của tài sản.

Ngân hàng thường quan tâm đến những tài sản đảm bảo là những vật hữu hình như nhà xưởng, máy móc…Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi nó dễ kiểm soát, đánh gía và tính an toàn cao. Tuy nhiên không phải khách hàng nào cũng có tài sản đảm bảo là những vật hữu hình, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch dịch vụ thì tài sản đảm bảo của họ đôi khi lại chính là uy tín, thương hiệu của họ. Bởi vậy SGD cần linh động trong việc xác định cũng như đánh giá tài sản đảm bảo, với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau thì cần phải có tiêu chí đánh giá riêng.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công tác thẩm định dự án ngành du lịch tại NH TMCP VN (Trang 88 - 92)