Các loại thương nhân

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật kinh tế phần 1 cđ du lịch hà nội (Trang 28)

Trên cơ sở quy định của Luật Thương mại (1997): "Thương nhân bao gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình …" và Luật Thương mại (2005): " Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế, cá nhân …" thương nhân có thể được chia ra các loại sau:

Thứ nhất, thương nhân là cá nhân

Theo cách phân chia truyền thống, chủ thể pháp luật nói chung và chủ thể thể của luật thương mại nói riêng được chia thành: Pháp nhân và thể nhân. Pháp nhân là thuật ngữ dùng để chỉ chủ thể pháp luật là một tổ chức còn thể nhân thể nhân dùng để chỉ một con người cụ thể. Trong pháp luật thực định của Việt Nam, thật ngữ cá nhân thường được sử dụng thay cho thuật ngữ thể

nhân, mặc dù hai thuật ngữ này không hoàn toàn đồng nhất với nhau (theo quan niệm chung).

Như vậy, thương nhân là cá nhân có nghĩa thương nhân đó là một con người cụ thể. Con người cụ thể này có đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của thương nhân, họ có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi để thực hiện hoạt động thương mại, đồng thời tự mình gánh chịu những trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động thương mại đó. Điều đó có nghĩa là các thương nhân là cá nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động thương mại.Theo pháp luật thương mại, thương nhân là cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp pháp luật cấm kinh doanh (xem Điều 18 Luật Thương mại năm 1997 và Điều 9 Luật Doanh nghiệp năm 1999).

Cá nhân được coi là thương nhân khi họ có đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của thương nhân (xem phần đặc điểm của thương nhân). Đặc biệt, cá nhân muốn hoạt

động kinh doanh thương mại, họ phải tiến hành đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyềnđăng ký kinh doanh (cấp huyện

- đối với cá nhân kinh doanh hoặc cấp tỉnh - đối với hình doanh nghiệp tư nhân). Kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tư cách thương nhân của họ được xác lập và họ có thể tiến hành các hoạt động thươngmại.

Hiện, trong nền kinh tế Việt Nam tồn tại một số lượng khá lớn doanh nghiệp tư nhân (khoảng 84 000 doanh nghiệp). Ở đây cũng cần lưu ý một vấn đề nhạy cảm khi xác định tư cách thương nhân trong trường hợp cá nhân tiến hành đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân. Với cách quy định hiện tại của Luật Thương mại, chúng ta khó có thể xác định doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân) vào loại thương nhân nào trong 4 loại thương nhân (cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác).

Trong trường hợp đó, cần phải có quan niệm rõ ràng để kết dính doanh nghiệp vào tư cách pháp lý của chủ doanh nghiệp tư nhân. Trong mối quan hệ này, tư cách thương nhân gắn chặt với cá nhân chủ doanh nghiệp là vấn đề trọng yếu, còn bản thân "doanh nghiệp" là vấn đề thứ yếu. Vấn đề này được thể hiện đậm nét qua hàng loạt các quy định của Luật Doanh nghiệp (1999). Hầu hết các quy định của Luật Doanh nghiệp đều dành quyền cho chủ doanh nghiệp tư nhân chứ không phải doanh nghiệp, trừ Điều 7, Điều 8 và khoản 3 Điều 25 (các điều này quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp nói chung). Trong các quan hệ tố tụng, chủ doanh nghiệp tư nhân (chứ không phải doanh nghiệp) là nguyên đơn, bị đơn, hoặc người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan trước trọng tài

hoặc toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp (khoản 2 điều 101 Luật Doanh nghiệp). Với những lý lẽ đó sẽ là có cơ sở khi xếp doanh nghiệp tư nhân vào loại thương nhân là cá nhân.

Tuy nhiên, với quy định của pháp luật hiện hành (Luật Doanh nghiệp, Luật phá sản...), bản thân doanh nghiệp vẫn có ý nghĩa lớn trong việc tạo ra sự khác biệt về địa vị pháp lý của thương nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân với thương nhân là cá nhân kinh doanh. Bên cạnh một số điểm khác biệt, các thương nhân này đều có điểm chung là phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động thương mại.

Thứ hai, thương nhân là pháp nhân

Pháp nhân là một khái niệm pháp lý được giới nghiên cứu khoa học luật sáng tạo và được các nhà lập pháp sử dụng để gắn nó với một tổ chức, khi có những điều kiện nhất định, nhằm tạo cho tổ chức đó được hưởng đối xử giống như một cá nhân. Bởi vậy, có thể nói, pháp nhân chính là "con người" của pháp

luật.

Ở Việt Nam, một tổ chức được coi là pháp nhân khi hội đủ những điều kiện được quy định tại Điều 84 Bộ luật Dân sự (2005). Cùng với việc quy định các điều kiện trở thành pháp nhân, Điều 100 Bộ luật Dân sự cũng đã ghi nhận các loại pháp nhân. Tuy nhiên, không phải mọi tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của Điều 100 đều có thể trở thành thương nhân mà một tổ chức chỉ được coi là thương nhân là pháp nhân, khi nó hội đủ các điều kiện của pháp nhân theo Điều 84 Bộ luật Dân sự (2005) đồng thời có đủ các dấu hiệu của thương nhân (như đã giới thiệu ở mục b ở trên).

Xét từ các dấu hiệu pháp lý của thương nhân và tiêu chuẩn pháp lý của pháp nhân, hiện nay ở nước ta, các thương nhân là pháp nhân chủ yếu bao gồm các loại hình sau đây:

+ Thương nhân là các doanh nghiệp nhà nước;

+ Thương nhân là các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

+ Thương nhân là các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn;

Ngoài các đặc điểm của thương nhân nói chung ra, các thương nhân là pháp nhân đều phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động thương mại trong phạm vi số vốn, tài sản của pháp nhân. Ngoài ra, mỗi loại thương nhân còn có những đặc điểm riêng biệt, tương ứng với hình thức tổ chức của

mình21

Thứ ba, thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình

Pháp luật thương mại của nhiều quốc gia trên thế giới chỉ thừa nhận thương nhân là thể nhân (cá nhân) và pháp nhân. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngoài các cá nhân, pháp nhân thì tổ hợp tác và hộ gia đình cũng có vị trí nhất định trong nền kinh tế, đặc biệt trong các hoạt động sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại v.v.. Vì vậy, ngoài các cá nhân và pháp nhân ra, luật thương mại Việt Nam còn thừa nhận cả các thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình. Quy định này của Luật Thương mại được xây dựng dựa trên nền tảng cơ bản của Bộ luật Dân sự (2005). Bộ luật Dân sự (2005) đã dành trọn chương V, với 15 điều (từ Điều 106 đến Điều 120) để ghi nhận tổ hợp tác, hộ gia đình là các chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự.

Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác của từ ba cá nhân trở lên, có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cùng đóng góp

21 Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật Kinhtế, NXB Công An nhân dân, Hà Nội, Tr.

tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

Hộ gia đình bao gồm nhiều thành viên (trong một gia đình) có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định và chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ, nếu tài sản chung của hộ không đủ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình.

Tổ hợp tác, hộ gia đình khi có đủ điều kiện kinh doanh thương mại nếu có yêu cầu hoạt động thương mại sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trở thành thương nhân. Trong cả hai

trường hợp này, tổ hợp tác, hộ gia đình có tư cách thương nhân chứ các cá nhân tổ viên hay thành viên trong hộ gia đình không có tư cách thương nhân.

Trong tổ chức và hoạt động của các thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình cần chú ý một số điểm chung cơ bản sau:

+ Tổ trưởng (do các tổ viên bầu) hay chủ hộ (cha, mẹ hoặc một thành viên đã thành niên) là đại diện của tổ hợp tác, hộ gia đình. Tổ trưởng hay chủ hộ có thể uỷ quyền cho tổ viên hay thành viên khác (đã thành niên) làm đại diện;

+ Tổ hợp tác phải có ít nhất 3 tổ viên trở lên và tất cả các tổ viên đều phải là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Hộ gia đình phải có ít nhất 2 thành viên trở lên, trong đó ít nhất chủ hộ phải là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Giao dịch do tổ trưởng hoặc chủ hộ xác lập, thực hiện vì lợi ích chung làm phát sinh quyền, nghĩa vụ cho cả tổ, hộ gia đình:

+ Tài sản chung của tổ hợp tác, hộ gia đình do các tổ viên, thành viên đóng góp, tạo lập nên hoặc được tặng, cho chung;

+ Tổ hợp tác, hộ gia đình chịu trách nhiệm bằng tài sản chung, nếu tài sản chung không đủ, các tổ viên, thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình.

Câu hỏi ôn tập và thảo luận

1. Anh (Chị) hãy nêu khái niệm luật kinh tế và cho biết đối tượng Luật kinh tế.

CHƯƠNG 2

PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Giới thiệu:

- Địa vị pháp lý doanh nghiệp tư nhân. - Địa vị pháp lý hộ kinh doanh cá thể

Mục tiêu:

- Trình bày được địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân và địa vị pháp lý của hộ kinh doanh cá thể.

- Vận dụng được kiến thức vào thực tế trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp để hoạt động.

Nội dung chính:

2.1. Doanh nghiệp tư nhân

2.1.1. Khái niệm doanhnghiệp tư nhân

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đòi hỏi phải có một khung pháp Luật Kinh tế hoàn chỉnh, trong đó pháp luật về doanh nghiệp có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, quá trình công nhận hình thức sở hữu tư nhân chiếm một thời gian khá dài trong tương quan so sánh với quá trình phát triển kinh tế. Vì vậy, sự ra đời của các doanh nghiệp đại diện cho hình thức sở hữu này khá muộn so với các hình thức doanh nghiệp đại diện cho các hình thức sở hữu khác.

Sau Đại hội Đảng VI, Nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản pháp luật thừa nhận sự tồn tại của kinh tế tư nhân và tạo thành khung pháp lý cho sự phát triển của kinh tế tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng. Nghị định số 27/HĐBT-1988 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 9/3/1988 đã cho phép các cá thể kinh doanh đạt được mức lợi nhuận cao được mở rộng thêm quy mô kinh doanh trở thành doanh nghiệp tư nhân hoặc kết hợp với nhau thành đơn vị lớn gọi là công ty tư doanh.

Luật Doanh nghiệp tư nhân ban hành ngày 21/12/1990 ghi nhận: “Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, thừa nhận sự bình đẳng trước pháp luật với các doanh nghiệp khác” (Điều 1). Hiến pháp (1992) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng ghi nhận: “Nhànước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân” (Điều 19); “Các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 22).

Như vậy, ở Việt Nam, đầu những năm 90 của thế kỉ XX, hình thức doanh nghiệp tư nhân đã được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, gần 10 năm sau đó mới có những quy định pháp luật hoàn thiện địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư

nhân. Luật Doanh nghiệp (1999) ra đời đã đánh dấu một mốc son trên con đường hoàn thiện khung pháp luật về các loại hình doanh nghiệp ở nước ta nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng. Có thể nói, Luật Doanh nghiệp (1999) đã bổ sung và cơ cấu lại các quy định về doanh nghiệp tư nhân ở mọi phương diện, từ cơ cấu tổ chức, trình tự thành lập, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp cũng như của chủ doanh nghiệp tư nhân, đặt cơ sở cho một định hướng phát triển đồng bộ, thống nhất giữa hình thức doanh nghiệp này với các loại hình kinh doanh khác.

Ngày 29/11/2005, Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Doanh nghiệp thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 1999; Luật Doanh nghiệp Nhà nước (2003) và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1996)

(sửa đổi, bổ sung năm 2000). Luật Doanh nghiệp (2005) ra đời thể hiện sự thống nhất trong việc điều chỉnh địa vị pháp lý của các doanh nghiệp ở Việt Nam, điều này một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò của doanh nghiệp tư nhân bên cạnh các loại hình doanh nghiệp khác.

Về cơ bản, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp, vì vậy trước hết, doanh nghiệp tư nhân phải là “tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” (khoản 1, Điều 4, Luật Doanh nghiệp (2005)). Bên cạnh những dấu hiệu chung để nhận biết một doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân có những nét rất đặc thù mà thông qua đó có thể phân biệt được doanh nghiệp tư nhân với các doanh nghiệp khác. Để làm rõ các khía cạnh pháp lý cơ bản của doanh nghiệp tư nhân, Điều 141 Luật Doanh nghiệp (2005) định nghĩa: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh

nghiệp; doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào; mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân”

2.1.2. Bản chất pháp lý của doanh nghiệp tư nhân

2.1.2.1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cánhân làm chủ

Là một trong năm loại doanh nghiệp được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp ((2005)), doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm chung cũng như những nét phân biệt với các loại hình doanh nghiệp khác. Điểm phân biệt đầu tiên và cũng là rõ nét nhất là doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân làm chủ. Theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân được xếp vào nhóm các doanh

nghiệp một chủ sở hữu. Các doanh nghiệp một chủ bao gồm: Các công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ và doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, ngay trong nhóm các doanh nghiệp một chủ này, doanh nghiệp tư nhân cũng mang những nét khác biệt, đó là doanh nghiệp này chỉ do một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu. Như vậy, trong doanh nghiệp tư nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như ở các công ty nhiều chủ sở hữu, nguồn vốn của doanh nghiệp cũng chủ yếu xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất. Từ đặc điểm này có thể thấy rằng, doanh nghiệp tư nhân bao hàm trong nó những đặc trưng nhất định giúp phân biệt loại hình doanh nghiệp tư nhân với các loại hình khác. Cụ thể:

- Thứ nhất, về quan hệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp

Nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân xuất phát chủ yếu từ tài sản của một cá nhân, phần vốn này sẽ do chủ doanh nghiệp tự khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh (gọi là vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân) và được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán của doanh nghiệp. Như vậy, cá nhân chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ đưa vào kinh doanh một số vốn nhất định trong khối tài sản

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật kinh tế phần 1 cđ du lịch hà nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)