Nguyên tắc tự do kinh doanh đòi hỏi pháp luật phải coi thành lập doanh nghiệp là quyền của các nhà đầu tư. Bởi vậy, Luật Doanh nghiệp đã bỏ thủ tục xin phép thành lập doanh nghiệp, chỉ quy định về đăng ký kinh doanh với sự đơn giản hóa về thủ tục và bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng về hồ sơ cũng như điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Mọi tổ chức, cá nhân VN, tổ chức, cá nhân nước ngoài đều có quyền thành lập, quản lý công ty tại Việt Nam, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp.
Theo khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp (2005) thì tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt
Nam;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nướctại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề
kinh doanh;
g) Các trường hợp khác theo quy định của phápluật về phá sản.
* Người thành lập công ty phải lập và nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định tại các Điều 17,18,19 Luật Doanh nghiệp, bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu thống nhất do cơ quan Đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định)
nghiệp).
- Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:
Đối với công ty hợp danh: bản sao Giấy CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần: bản sao Giấy CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác (đối với thành viên hay cổ đông là cá nhân); bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận ĐKKD hoặc tài liệu tương đương khác của pháp nhân (đối với thành viên hay cổ đông
là pháp nhân), quyết định uỷ quyền, giấy CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
- Xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
- Chứng chỉ hành nghề của thành viên hợp danh và cá nhân khác (đối với công ty hợp danh), của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác (đối với công ty TNHH và công ty cổ phần) nếu công ty kinh doanh ngành, nghề theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập công ty nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật Doanh nghiệp.
* Điều kiện cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh (Điều 24 Luật Doanh ngiệp)
Công ty được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh;
- Tên của công ty phải được đặt đúng như quy định tại các Điều 31, 32, 33, và 34 của Luật Doanh nghiệp (phải hội đủ hai thành tố: tên riêng và loại hình doanh nghiệp; không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã được đăng ký; không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc...);
- Có trụ sở chính theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp.
- Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.
Doanh nghiệp):
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm giải quyết việc đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ; nếu từ chối cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập công ty biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ
sung.
Thời hạn cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư.
Kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty có tư cách pháp nhân và được quyền hoạt động kinh doanh. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì công ty được quyền kinh doanh các nghành, nghề đó kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.
* Công bố nội dung đăng ký kinh doanh (Điều 28 Luật Doanh nghiệp):
1. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp về các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên doanh nghiệp;
b) Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện;
c) Ngành, nghề kinh doanh;
d) Vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được quyền phát hành đối với công ty cổ phần; vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định;
đ) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu, củathành viên hoặc cổ đông sáng lập;
e) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
g) Nơi đăng ký kinh doanh.
2. Trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải công bố nội dung những thay đổi đó trong thời hạn và theo phương thức
quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Doanh nghiệp. Lưu ý: Điều 20 Luật Doanh nghiệp