2.2.1.1. Khái niệm hộ kinh doanh cá thể
Theo Điều 17 Nghị Định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3/02/2000 của Chính Phủ về đăng ký kinh doanh: Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, kinh doanh tại một địa điểm cố định, không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Trước khi Nhà nước ban hành Nghị định số 02/2000/NĐ-CP, những chủ thể
kinh doanh dạng hộ kinh doanh cá thể đã được điều chỉnh bởi Nghị định 66/HĐBT ngày 2/3/1992 về cá nhân kinh doanh và Nghị định 221/HĐBT về nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định ngày 23/7/1991. Những loại hình kinh doanh này, trước hết, cũng là loại hình kinh doanh của một cá nhân duy nhất hoặc có sự liên kết của từ 2 thành viên trở lên, tiến hành các hoạt động kinh doanh và quan trọng nhất là chủ đầu tư đều chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ mà họ tạo ra trong hoạt động kinh doanh. Đặc điểm của những dạng chủ thể kinh doanh này rất giống với đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân, nhất là trong trường hợp cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên, trước khi có Luật Doanh nghiệp (1999), cá nhân kinh doanh được phân biệt với doanh nghiệp tư nhân chủ yếu ở quy định về vốn pháp định. Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990) yêu cầu tất cả các chủ đầu tư khi thành lập doanh nghiệp tư nhân đều phải đáp ứng điều kiện về một mức vốn tối thiểu khi thành lập và đăng ký kinh doanh nhưng điều kiện này lại không đặt ra với các cá nhân kinh doanh. Từ sau khi có Luật Doanh nghiệp (1999), điều kiện bắt buộc về vốn pháp định về cơ bản được bãi bỏ, vì thế không phải lúc nào đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân cũng phải đáp ứng vốn pháp định. Tiêu chí để phân biệt giữa doanh nghiệp tư nhân và cá
nhân kinh doanh có vẻ như không còn tồn tại nữa. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp (1999) cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đã làm cho một số văn bản trước đó quy định về cá nhân kinh doanh và nhóm kinh doanh hết hiệu lực. Đồng thời, tên gọi của các chủ thể kinh doanh này cũng thay đổi. Nghị định 02/2000/NĐ - CP không còn nhắc đến cá nhân kinh doanh hay nhóm kinh doanh nữa mà thay vào đó là một loại hình chủ thể kinh doanh mới: Hộ kinh doanh cá thể.
Như vậy, hộ kinh doanh cá thể là tên gọi để chỉ những cá nhân kinh doanh hoặc hộ gia đình kinh doanh không dưới danh nghĩa một doanh nghiệp. Hộ kinh doanh cá thể không thể hiểu là một nhóm kinh doanh như bản chất của nhóm kinh doanh trước đây, bởi hộ kinh doanh cá thể chỉ chấp nhận chủ đầu tư hoặc là một
cá nhân duy nhất hoặc một hộ gia đình (đáp ứng các tiêu chuẩn của một hộ gia đình theo quy định của pháp luật).
Mặt khác, hộ kinh doanh cá thể theo quy định của Nghị định 02/2000/NĐ -
CP không bao gồm các hộ gia đình sản xuất nông, lâm ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, làm dịch vụ có thu nhập thấp. Những đối tượng này không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh mặc dù vẫn có thể tiến hành các hoạt động mang tính chất kinh doanh thu lợi nhuận, ví dụ như bán các sản phẩm do mình tạo rahoặc mua đi bán lại những mặt hàng nhỏ lẻ, không có giá trị đáng kể hoặc thực hiện những dịch vụ có thu nhập thấp để kiếm lời. Quy định này phân chia các đối tượng thực hiện kinh doanh dựa trên quy mô kinh doanh, ở tầm doanh nghiệp, có doanh nghiệp tư nhân; ở tầm quy mô thấp hơn và không kinh doanh dưới danh nghĩa doanh nghiệp thì có hộ kinh doanh cá thể; cuối cùng, với một quy mô quá nhỏ lẻ là các đối tượng có tính chất giống với hộ kinh doanh cá thể nhưng không phải đăng ký kinh doanh.
Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày 2/4/2004 về đăng ký kinh doanh thay thế Nghị định 02/2000/NĐ-CP đã đưa ra một định nghĩa mới về hộ kinh doanh cá thể: Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động
kinh doanh.
Về cơ bản, với định nghĩa trên, Nghị định 109/2004/NĐ-CP vẫn nhìn nhận hộ kinh doanh cá thể vẫn trên tinh thần của Nghị định 02/2000/NĐ-CP. Tuy nhiên,
Nghị định 109/2004/NĐ-CP đã đưa ra một tiêu chí định lượng trong việc sử dụng lao động của hộ kinh doanh cá thể nhằm phân biệt với các loại hình kinh doanh khác. Với số lượng lao động là 10 người, hộ kinh doanh cá thể vẫn giữ nguyên hình thức hoạt động của mình, nhưng nếu, có sử dụng quá 10 lao động, pháp luật yêu cầu hộ kinh doanh cá thể phải chuyển thành doanh nghiệp.
2.2.1.2 Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh cá thể
+ Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc một hộ gia đình làm chủ
Tên gọi chung là hộ kinh doanh cá thể, nhưng kinh doanh dưới hình thức này có thể do một cá nhân duy nhất hoặc một hộ gia đình. Vốn kinh doanh ban đầu của hộ kinh doanh doanh cá thể là vốn của một cá nhân duy nhất hoặc vốn chung của một hộ gia đình. Như vậy, một số đông những chủ đầu tư không phải là hộ gia đình, nếu muốn cùng nhau góp vốn kinh doanh sẽ không có cách lựa chọn nào khác là cùng nhau thành lập doanh nghiệp, bởi vì mô hình kinh doanh không dưới danh nghĩa doanh nghiệp không quy định cho những nhóm kinh
doanh kiểu này.
Đối với trường hợp hộ gia đình do một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu thì cá nhân này đồng thời là người quyết định mọi vấn đề liên quan đến hộ kinh doanh cá thể, quyết định việc đăng ký kinh doanh, thực hiện hoạt động kinh doanh hoặc chấm dứt sự tồn tại của hộ. Đương nhiên, chủ hộ kinh doanh cá thể sẽ là đối tượng duy nhất có quyền hưởng mọi lợi nhuận do công việc kinh doanh của hộ tạo ra, là người duy nhất chịu mọi nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và cũng là người duy nhất chịu mọi rủi ro đối với hoạt động của hộ.
Trong trường hợp hộ kinh doanh cá thể do một hộ gia đình làm chủ thì hộ gia đình này phải cử ra một đại diện. Người đại diện này sẽ thay mặt hộ thực hiện các quyền, nghĩa vụ của cả hộ. Tuy nhiên, người đại diện không chịu trách nhiệm thay cho những thành viên khác trong gia đình. Lợi nhuận cũng như rủi ro sẽ chia cho các thành viên trong hộ gia đình theo thoả thuận của tất cả các thành viên (có thể dựa vào số vốn của mỗi thành viên đóng góp trong hộ, hoặc công sức của từng thành viên cấu thành nên lợi nhuận của hộ).
+ Hộ kinh doanh cá thể thường kinh doanh với quy mô nhỏ hẹp
Đối với các loại hình doanh nghiệp, pháp luật không hề đưa ra một hạn chế nào trong việc các doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu lao động, việc sử dụng lao động làm thuê có diễn ra thường xuyên hay không cũng như việc doanh nghiệp có bao nhiêu cơ sở sản xuất và kinh doanh. Không giống như vậy, đối với hộ kinh doanh cá thể, pháp luật đưa ra một số dấu hiệu nhận biết loại hình kinh doanh này chủ yếu dựa vào những đặc điểm làm cho hộ kinh doanh cá thể dường như có quy mô nhỏ hẹp. Những dấu hiệu mà pháp luật lựa chọn đó là: dấu hiệu về địa điểm kinh doanh; về số lượng lao động mà hộ gia đình sử dụng; về con dấu riêng.
Mặc dù được phân biệt với các loại hình doanh nghiệp bởi quy mô kinh
doanh nhỏ hẹp nhưng hộ kinh doanh cá thể không phải là đối tượng có quy mô kinh doanh nhỏ nhất. Loại hình kinh doanh này vẫn được coi là có quy mô kinh
doanh lớn hơn và ổn định hơn so với một số hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, làm dịch vụ có thu nhập thấp. Những đối tượng trên đây không phải đăng ký kinh doanh mặc dù vẫn thực hiện hành vi mua bán hàng hóa để kiếm lời. Dấu hiệu để phân biệt những đối tượng này với hộ kinh doanh cá thể đó làmức thu nhập thấp. Mức thu nhập được coi là thấp theo quy định cụ thể của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tuy nhiên, mức thu nhập này không được vượt quá mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao.
+ Chủ hộ kinh doanh cá thể chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh
doanh
Chủ hộ kinh doanh cá thể ở đây phải được hiểu là cá nhân người đầu tư trong trường hợp hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân làm chủ sở hữu hoặc là tất cả các thành viên của hộ gia đình trong trường hợp một hộ gia đình đầu tư kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.
Cũng giống như đối với chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ kinh doanh cá thể sẽ chịu chế độ trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh của hộ, có nghĩa là, chủ hộ khôngchỉ chịu trách nhiệm bằng phần vốn và tài sản dùng để trực tiếp kinh doanh mà còn phải chịu nghĩa vụ trên phần tài sản thuộc sở hữu của mình mặc dù không đưa vào kinh doanh trong trường hợp số nợ lớn hơn số vốn kinh doanh của hộ. Nếu chủ hộ là một hộ gia đình, mỗi thành viên trong hộ sẽ chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản của mình, cụ thể, nếu số vốn chung không đủ để trả nợ thì mỗi thành viên sẽ đóng góp thêm bằng tài sản riêng của mình hoặc tài sản dân sự chung của cả hộ để trả nợ. Việc góp thêm này sẽ chỉ chấm dứt khi số nợ của cả hộ kinh doanh cá thể được trả hết. Mức góp của mỗi thành viên có thể đồng đều hoặc khác nhau phụ thuộc vào thoả thuận của hộ gia đình, nhưng trong mọi trường hợp, các thành viên phải có trách nhiệm thanh toán hết nợ cho các chủ nợ. Nếu một trong các thành viên không có khả năng góp thêm để trả nợ như thoả thuận của hộ thì các thành viên khác có nghĩa vụ phải lấy tài sản của mình để tiếp tục trả nợ. Quan hệ nợ nần chỉ được coi như chấm dứt khi hộ kinh doanh cá thể đã thanh toán hết các khoản nợ.