Các loại hình công ty

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật kinh tế phần 1 cđ du lịch hà nội (Trang 50 - 56)

Ở các nước trên thế giới, công ty có thể tồn tại với những tên gọi khác nhau, nhưng xét về bản chất của chúng (tính chất liên kết, chế độ trách nhiệm của các thành viên v.v..), công ty tồn tại ở hai loại hình cơ bản, đó là các công ty đối nhân và các công ty đối vốn.

+ Công ty đối nhân

Công ty đối nhân là công ty được thành lập do sự liên kết giữa các thành viên là những người quen biết, tin cậy lẫn nhau và họ cùng nhau (hoặc ít nhất một thành viên) liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty.

Các công ty đối nhân có một số đặc trưng cơ bản sau đây:

- Các thành viên công ty có sự quen biết tin cậy lẫn nhau. Yếu tố chính mà các thành viên công ty quan tâm là "nhân thân" của mỗi thành viên. Yếu tố góp vốn không phải là cơ bản để tạo ra sự liên kết giữa họ. Do thành viên công ty là những người quen biết tin cậy lẫn nhau nên các công ty đối nhân thường có số lượng thành viên rất ít, hầu hết các thành viên công ty đều là những người có sự am hiểu và những kinh nghiệm nhất định về kinh doanh trên thương trường.

- Công ty đối nhân phải có ít nhất một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên công ty đối nhân là một nhược điểm đối với nhà đầu tư, bởi khả năng khánh kiệt gia sản có thể đến với họ bất cứ lúc nào. Đổi lại, đầu tư ở loại hình công ty này

có lợi thế trong việc vay nợ, khất nợ cũng như khả năng tìm kiếm đối tác dễ dàng được chấp nhận.

- Các công ty đối nhân tồn tại ở hai dạng cơ bản là công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản, trong đó công ty hợp danh là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân.

- Về tư cách pháp lý:

Công ty hợp danh là loại hình công ty trong đó các thành viên cùng hoạt động kinh doanh dưới một hãng chung và cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty.

Công ty hợp vốn đơn giản là loại hình công ty trong đó ít nhất có một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty, còn các thành viên

khác chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào công ty.

Công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản có một số điểm cần chú ý sau đây:

- Thứ nhất, về chế độ trách nhiệm của các thành viên công ty:

Tất cả các thành viên của công ty hợp danh chịu trách nhiệm trực tiếp và vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. Các chủ nợ có quyền đòi nợ tới bất cứ thành viên nào (trách nhiệm này là không bị giới hạn bởi thành viên nào). Do vậy khả năng rủi ro và sự mạo hiểm rất lớn đối với các thành viên công ty. Tuy nhiên, do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên về mọi khoản nợ của công ty hợp danh là một bảo đảm an toàn cao cho những người có quan hệ giao dịch với công ty nên công ty hợp danh rất ít chịu sự ràng buộc bởi các quy chế pháp lý và khả năng vay vốn, khất nợ, hoãn nợ cũng như khả năng tìm kiếm đối tác của công ty rất dễ dàng, thuận lợi.

Ở công ty hợp vốn đơn giản, các thành viên nhận vốn sẽ phải chịu trách nhiệm trực tiếp và vô hạn (giống các thành viên ở công ty hợp danh), còn các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần góp vốn (trách nhiệm hữu hạn). Như vậy, ở công ty hợp vốn đơn giản, ngoài thành viên nhận vốn chịu trách nhiệm vô hạn đã xuất hiện loại thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn - một dấu ấn của công ty đối vốn.

- Thứ hai, về tổ chức quản lý ở công ty:

Tổ chức, quản lý ở công ty hợp danh rất đơn giản, gọn nhẹ. Các thành viên công ty có vai trò như nhau trong quản lý, điều hành và đại diện công ty. Các thành viên có thể cùng nhau điều hành và đại diện công ty hoặc phân công trách

nhiệm và quyền đại diện cho từng thành viên.

Đối với công ty hợp vốn đơn giản thì các thành viên nhận vốn (thành viên chịu trách nhiệm vô hạn) có vai trò như nhau trong quản lý, điều hành và đại diện công ty (giống thành viên của công ty hợp danh), còn các thành viên góp vốn (thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn) không có quyền tham gia quản lý công ty, không có quyền đại diện cho công ty trong các giao dịch với bên ngoài.

- Thứ ba, về thủ tục thành lập công ty:

Thủ tục thành lập công ty hợp danh rất đơn giản. Công ty được thành lập trên cơ sở hợp đồng giữa các thành viên và về nguyên tắc, hợp đồng thành lập công ty phải được thỏa thuận bằng văn bản và phải được đăng ký. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hợp đồng có thể thỏa thuận bằng miệng và tuy không đăng ký, nhưng được thông báo rộng rãi thì vẫn có giá trị pháp lý. Điều quan trọng nhất trong hợp đồng thành lập công ty hợp danh là thỏa thuận về trách nhiệm vô hạn của các thành viên đối với các khoản nợ của công ty.

Thủ tục thành lập công ty hợp vốn đơn giản, về cơ bản giống với thủ tục thành lập công ty hợp danh. Công ty được thành lập trên cơ sở hợp đồng giữa các thành viên và hợp đồng cũng phải được đăng ký. Điểm quan trọng là trong hợp đồng phải xác định rõ những thành viên nào phải chịu trách nhiệm vô hạn và những thành viên nào chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của công ty. Ở công ty hợp vốn đơn giản, tên hãng của công ty chỉ ghi tên của các thành viên chịu trách nhiệm vô hạn.

- Thứ tư,về thay đổi thành viên công ty:

Ở công ty hợp danh, sự liên kết giữa các thành viên là rất chặt chẽ trong một "danh chung", khó thay đổi thành viên. Sự ra đi của một thành viên (chết, ra khỏi công ty v.v..) được coi là lý do quan trọng để giải thể công ty.

Đối với công ty hợp vốn đơn giản thì không hoàn toàn như vậy. Sự thay đổi thành viên nhận vốn được coi là lý do quan trọng để giải thể công ty, nhưng sự thay đổi thành viên góp vốn lại được coi là sự kiện bình thường.

+ Công ty đối vốn

Công ty đối vốn là loại hình công ty trong đó các thành viên “thường” không quan tâm đến mức độ tin cậy của nhau, mà họ chỉ quan tâm đến phần vốn góp, được chia lãi hoặc chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ cuả công ty trong phạm vi phần vốn góp vào công ty.

Các công ty đối vốn có một số đặc trưng cơ bản sau đây:

viên, họ thường không quan tâm đến độ uy tín, độ tin cậy ở nhau, yếu tố nhân thân của các thành viên không phải là cơ bản. Bởi vậy, thành viên của công ty đối vốn dễ dàng thay đổi.

- Các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp vào công ty (trách nhiệm hữu hạn). Ở các công ty đối vốn có sự tách bạch rõ ràng giữa tài sản của công ty và tài sản của thành viên công ty. Chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn của mỗi thành viên ở các công ty đối vốn là một lợi thế lớn, tạo ra sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư khi góp vốn vào công ty. Kinh tế thị trường càng phát triển, cạnh tranh càng trở lên gay gắt thì khả năng rủi ro càng cao đối với các nhà đầu tư. Trong điều kiện đó, chính chế độ "trách nhiệm hữu hạn" là một đảm bảo "an toàn" giúp các nhà đầu tư hạn chế được rủi ro, tránh sự khánh kiệt gia sản khi không may thua lỗ phá sản doanh nghiệp. Đặc biệt, chế độ trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh còn giúp các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư vào những vùng, lĩnh vực ngành nghề đòi hỏi vốn lớn, khả năng rủi ro cao. Tuy nhiên, các công ty đối vốn lại chịu sự ràng buộc chặt chẽ của pháp luật nhiều hơn sovới công ty đối nhân.

Ở các nước khác nhau có thể có các công ty với tên gọi khác nhau, song các công ty đối vốn tồn tại ở hai loại hình cơ bản là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, trong đó công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn.

Hệ thống luật pháp của các nước châu Âu lục địa có sự phân biệt rõ ràng công ty đối vốn thành hai loại hình với tên gọi công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần để tránh sự nhầm lẫn trong công chúng dẫn đến sự lừa đảo trong

kinh doanh. Pháp luật hiện hành của Việt Nam về công ty đều tiếp cận theo cách

phân chia này.

Hệ thống Luật Anh - Mỹ không phân chia thành công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần như hệ thống pháp luật của các nước châu Âu lục địa mà phân chia loại hình công ty nàythành hai loại: công ty được phát hành cổ phiếu rộng rãi trong công chúng (công ty cổ phần) và công ty không được phát hành cổ phiếu trong công chúng (công ty trách nhiệm hữu hạn). Sự phân định công ty theo hệ thống Luật Anh - Mỹ tỏ ra "mềm dẻo" đối với các nhà đầu tư khi muốn chuyển đổi hình thức công ty.

Mẫu hình công ty ra đời là kết quả của thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh và là sản phẩm của các nhà kinh doanh được các nhà lập pháp ghi nhận lại. Tuy nhiên, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn lại là trường hợp ngược lại. Công ty trách nhiệm hữu hạn ra đời muộn hơn, đó là kết quả của thực tiễn lập pháp, là sản phẩm của các nhà lập pháp ở Đức, được đưa ra vào năm 1892 và

được các nhà kinh doanh hưởng ứng thành lập. Vào thời điểm đó, khi nghiên cứu các loại hình công ty, các nhà lập pháp ở Đức thấy rằng: các công ty cổ phần tuy có ưu điểm bởi chế độ trách nhiệm hữu hạn của các thành viên công ty, nhưng chỉ thích hợp với các nhà kinh doanh ở quy mô lớn, tính chất tổ chức, quản lý và hoạt động thương mại hóa ở mức độ cao. Các công ty đối nhân có một số điểm tỏ ra phù hợp với các nhà kinh doanh ở quy mô vừa và nhỏ (dễ quản lý, quy chế pháp lý ràng buộc ít, linh hoạt dễ thích ứng...), nhưng chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên công ty đối nhân lại là một sự mạo hiểm lớn đối với các nhà đầu tư mà nhiều nhà kinh doanh không muốn. Vì vậy, các nhà lập pháp ở Đức đã đưa ra mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn trên cơ sở tận dụng các ưu điểm, đồng thời hạn chế các nhược điểm của công ty cổ phần và

các công ty đối nhân.

Ngoài các đặc điểm chung của các công ty đối vốn, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn còn có một số điểm cần chú ý sau đây:

- Các công ty cổ phần thường có số lượng thành viên rất đông. Luật pháp của các nước không hạn định mức tối đa số lượng thành viên của công ty cổ phần, chỉ xác định mức tối thiểu số lượng thành viên của công ty cổ phần. Tuy nhiên, ở các nước khác nhau có thể có sự khác nhau trong quy định về số lượng thành viên tối thiểu ở công ty cổ phần.

Công ty trách nhiệm hữu hạn là hình thức công ty trung gian, vừa mang đặc điểm của công ty cổ phần (chế độ trách nhiệm hữu hạn của thành viên), vừa mang đặc điểm của các công ty đối nhân (các thành viên thường quen biết nhau). Vì vậy, các công ty trách nhiệm hữu hạn thường có số lượng thành viên không nhiều và chủ yếu họ quen biết nhau nên dễ quản lý điều hành. Luật pháp của một số nước có quy định khống chế mức tối đa số lượng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia làm nhiều phần bằng nhau gọi cổ phần. Thành viên của công ty (cổ đông) có thể mua một hoặc nhiều cổ phần. Cổ phần được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Cổ phiếu là hình thức pháp lý để ghi nhận các cổ phần. Ở công ty cổ phần, ngoài các cổ phần phổ thông, luật

pháp các nước còn cho phép công ty cổ phần được phát hành các cổ phần ưu đãi (ưu đãi cổ tức, ưu đãi dự phần, ưu đãi không dự phần, ưu đãi biểu quyết, ưu đãi hoàn lại...). Các loại cổ phần khác nhau (cổ phần phổ thông hay cổ phần ưu đãi) sẽ tạo ra địa vị pháp lý khác nhau cho mỗi cổ đông sở hữu đối với chúng. Đặc điểm về vốn điều lệ của công ty cổ phần đã tạo ra sự khác biệt đặc trưng giữa công ty cổ phần với công ty trách nhiệm hữu hạn và các công ty đối nhân.

Mỗi thành viên công ty đóng góp một phần vốn. Phần vốn góp của mỗi thành viên công ty có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau (về cơ bản là không bằng nhau). Điểm khác biệt so với công ty cổ phần là phần vốn góp của các thành viên ở công ty trách nhiệm hữu hạn không được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu.

- Việc chuyển nhượng vốn của các cổ đông ở công ty cổ phần được thực hiện tự do và thông thóang hơn nhiều so với công ty trách nhiệm hữu hạn. Các cổ phần của công ty cổ phần được các cổ đông tự do chuyển nhượng (ngoại trừ một số loại cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng). Đặc điểm này của công ty cổ phần đã cho phép các nhà đầu tư có khả năng lựa chọn một cách linh hoạt mục tiêu, lĩnh vực đầu tư khi mua cổ phiếu của công ty cổ phần. Tuy nhiên, sự chuyển đổi hình thức đầu tư tiện lợi, nhanh nhạy sẽ là một lợi thế lớn cho các nhà đầu tư có kinh nghiệm, am hiểu kinh tế thị trường, luôn luôn có sự cập nhật các thông tin về tài chính, triển vọng phát triển của công ty, còn đối với các nhà đầu tư sự am hiểu và kinh nghiệm về kinh tế thị trường còn ít, không có những thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về tình hình tài chính cũng như triển vọng của công ty thì dễ rơi vào vị thế bất lợi, thậm chí dễ bị lừa đảo trong kinh doanh.

Nhằm hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty, ở công ty trách nhiệm hữu hạn, việc chuyển nhượng vốn của các thành viên công ty không được thực hiện tự do, dễ dàng như chuyển nhượng vốn ở công ty cổ phần. Tuy thuộc loại hình công ty đối vốn, nhưng công ty trách nhiệm hữu hạn vẫn còn mang dáng dấp của công ty đối nhân nên trong chừng mực nhất định, các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn ít nhiều vẫn quan tâm đến nhân thân của từng thành viên. Do có những hạn chế nhất định khi chuyển nhượng vốn nên khả năng chuyển đổi hình thức đầu tư của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn không được rộng rãi linh hoạt, tiện lợi như các cổ đông của công ty cổ phần.

- Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần được phát hành rộng rãi trong công chúng các loại chứng khóan như cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn. Vì vậy, khả năng huy động vốn của công ty cổ phần là rất rộng rãi và rất lớn trong công chúng. Với việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu, cho phép công ty cổ phần có thể huy động được lượng vốn lớn từ các kênh khác nhau của đời sống xã hội đưa vào hoạt động kinh doanh. Công ty cổ phần tạo điều kiện cho sự

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật kinh tế phần 1 cđ du lịch hà nội (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)