Kỹ thuật an toàn trong sản xuất Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn lao động (nghề công nghệ ôtô trung cấp) (Trang 44 - 48)

1.1. Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong sản xuất

Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong sản xuất chủ yếu do cơ cấu, đặc trưng quy trình công nghệ của các dây chuyền sản xuất gây ra như:

+ Có các cơ cấu truyền chuyển động, khớp nối truyền động + Chi tiết, vật liệu gia công văng , bắn ra cắt, mài đập, nghiền,… + Điện giật

+ Yếu tố về nhiệt : Kim loại nóng chảy, vật liệu nung nóng, nước nóng luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng,…

+ Chất độc công nghiệp, các chất lỏng hoạt tính a xít, kiềm,… + Bụi sản xuất xi măng,..

+ Nguy hiểm về nổ, cháy, áp suất cao sản xuất pháo hoa, vũ khí, lò hơi,… + Làm việc trên cao, vật rơi từ trên cao xuống xây dựng.

45

1.2.1. Nguyên nhân kỹ thuật

- Do dụng cụ, phương tiện, thiết bị máy móc sử dụng không hoàn chỉnh máy móc, phương tiện, dụng cụ thiếu, không hoàn chỉnh hay hư hỏng như thiếu cơ cấu an toàn, thiếu che chắn, thiếu hệ thống báo hiệu phòng ngừa.

- Do vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn, thể hiện qua một số hình thức sau:

VD: Đào hố móng sâu kiểu hàm ếch, nơi đất yếu đào thành thẳng nhưng không chống đỡ vách đất.

Làm việc trên cao không có dây an toàn, ở dưới nước không có bình ôxy

Dùng phương tiện chuyên chở vật liệuđể chở người.

- Thao tác vận hành không đúng kỹ thuật, không đúng quy trình, người công nhân làm việc không đúng chuyên môn đào tạo dẫnđến tai lạn lao động.

1.2.2. Nguyên nhân về tổ chức - quản lý

- Thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên, việc kiểm tra giám sát nhằm mục đích phát hiện và xử lý những sai phạm trong quá trình thi công, nếu không làm thường xuyên sẽ dấn đến thiếu ý thức trách nhiệm và ý thức thực hiện các yêu cầu về công tác an toàn hay các sai phạm không phát hiện một cách kịp thời dẫn đến xảy ra sự cố gây tai nạn lao động.

- Không thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ bảo hộ lao động, chế độ bảo hộ lao động gồm nhiều vấn đề như: Chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi,

- Tổ chức, sắp xếp chỗ làm việc không hợp lý, tư thế thao tác khó khăn trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân, chế độ bồi dưỡng độc hại.Nếu không thực hiện một cách nghiêm chỉnh sẽ làm giảm sức khỏe người lao động, không hạn chế được tai nạn và mức độ nguy hiểm.

- Ngoài việc vi phạm các quy định về an toàn trong quá trình làm việc, người công nhân nếu thiếu ý thức, đùa nghịch trong khi làm việc, không sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân, tự ý làm những công việc không phải nhiệm vụ của mình sẽ gây ra sựcố tai nạn lao động.

46

Cải tiến hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sang, lựa chọn đúng đắn và bảo đảm các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm và vận tốc lưu chuyển không khí) tiện nghi khi thiết kế nhà xưởng

a. Trong giờ làm việc, công nhân viên phải sử dụng đầyđủ trang bị bảo hộ lao động, phương tiện dụng cụđã được công ty cấp phát.

b. Toàn thể công nhân viên phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và gọn gàng nơi làm việc của mình gồm:

- Vệ sinh công nghiệp chung toàn công ty.

- Các thiết bị do mình phụ trách phải được kiểm tra định kỳ do Công ty qui định.

c. Công nhân viên phải giữ gìn sạch sẽ và nhắc mọi người giữ sạch

d. Công ty chỉ cho phép công nhân viên vào công ty làm việc với trạng thái cơ thể tâm lý bình thường. Đội trưởng/ Quản đốc có thể buộc công nhân viên ngừng việc khi phát hiện công nhân viên có sử dụng chất kích thích như ma túy, rượu, bia v.v.

e. Những công nhân viên vận hành máy móc thiết bị khi cơ thể tâm lý bình thường. Trong khi làm việc hoặc vận hành máy, nếu công nhân viên cảm thấy cơ thể không bình thường có thể dẫn đến tai nạn lao động thì phải ngưng việc ngay và báo cho Đội trưởng/Quản đốc giải quyết kịp thời.

1.3. Các biện pháp chủ yếu đảm bảo an toàn trong sản xuất

An toàn lao động là vấn đềhàng đầu luôn được đặt ra trong việc lao động sản xuất. Nhưng không phải tổ chức hay người lao động nào cũng biết cách lao động an toàn. Theo thống kê cho thấy, do bảo hộ an toàn trong lao động cho công nhân chưa được tốt mà dẫn đến việc hàng năm có rất nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra.

1.3.1. Biện pháp an toàn đối với bản thân người lao động:

- Thực hiện thao tác, tư thế lao động phù hợp đúng nguyên tắc an toàn, tránh các tư thế cúi gập người, các tư thế có thể gây chấn thương cột sống, thốt vị đĩa đệm,…

- Bảo đảm không gian vận động, thao tác tối ưu, sự thích nghi giữa người và máy,…

47

1.3.2. Thiết bị che chắn an toàn

- Mục đích là cách li các vùng nguy hiểm đối với người lao động như: các vùng có điện áp cao, có các chi tiết chuyển động, những nơi người có thể rơi, ngã.

- Yêu cầu đối với thiết bị che chắn:

+ Ngăn ngừa được các tác động xấu, nguy hiểm gây ra trong quá trình sản xuất.

+ Không gây trở ngại, khó chịu cho người lao động

+ Không ảnh hưởng đến năng suất lao động, công suất thiết bị - Phân loại các thiết bị che chắn:

+ Che chắn các nguồn bưacs xạ có hại

+ Che chắn các bộ phận, cơ cấuchuyển động + Che chắn các bộ phận dẫn điện

+ Che chắn hào, hoó, các vùng làm việc trên cao,… + Che chắn cố định, che chắn tạm thời

1.3.3. Thiết bị và cơ cấu phòng ngừa

Mục đích để ngăn chặn các tác động xấu do sự cố của quá trình sản xuất gây ra, ngăn chặn, hạn chế sự cố lan rộng. Sự cố gây ra có thể do sự quá tải về áp suất, nhiệt độ, điện áp,…hoặc do các hư hỏng ngẫu nhiên của các chi tiết, phần tử của thiết bị.

- Nhiệm vụ của thiết bị và cơ cấu phòng ngừa là phải tự động loại trừ nguy cơ sự cố hoặc tai nạn khi đối tượng phòng ngừa vượt quá giới hạn quy định.

Thiết bị phòng ngừa chỉ làm việc tốt khi đã tính tốn đúng ở khâu thiết kế, chế tạo và nhất là khi sửa dụng phải tuân thử các quy định về kỹ thuật an toàn.

- Phân loại thiết bị và cơ cấu phòng ngừa:

+ Hệ thống có thể tự phục hồi lại khả năng làm việc khi đối tượng phòng ngừa đã trở lại dưới giới hạn quy định như van an toàn kiểu tải trọng, rơ le nhiệt,..

+ Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng cách thay thế cái mới như cầu chì, chốt cắm,…

1.3.4. Tín hiệu an toàn

Là các thiết bị phát tín hiệu báo trước nguy cơ hư hỏng máy, hay có sự trục trặc trong vận hành máy sắp xảy ra, để công nhân kịp đề phòng và kịp thời xử lý. Tín hiệu có thể là ánh sáng (màu sắc) hay âm thanh.

48

Tín hiệu ánh sáng (bằng màu sắc, như thường dùng trong giao thông): đèn đỏ, xanh, vàng. Màu đỏ là có điện nguy hiểm hay mức điện áp cao nguy hiểm; xanh là an toàn; ...

Tín hiệu âm thanh. Thường sử dụng còi, chuông. Dùng cho các xe nâng hạ qua lại, các phương tiện vận tải, các báo động sự cố, …

1.3.5 Biển báo phòng ngừa

Là các bảng báo hiệu cho người lao động biết nơi nguy hiểm để cẩn thận khi quay lại hay cấm qua lại

Có ba loại:

Bảng biển báo hiệu: "Nguy hiểm chết người", "STOP", ...

Bảng biển cấm: "Khu vực cao áp, cấm đến gần", "Cấm đóng điện, đang sửa chữa!", "Cấm hút thuốc lá", ...

Bảng hướng dẫn: "Khu làm việc", "Khu cách ly", ...

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn lao động (nghề công nghệ ôtô trung cấp) (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)