Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn lao động (nghề công nghệ ôtô trung cấp) (Trang 57 - 61)

Sơ cấp cứu là sự hỗ trợ và can thiệp ban đầu của người cấp cứu với người bị nạn, bị thương tích, bị bệnh cấp tính. Nếu là người đầu tiên có mặt ở hiện trường, khi tiếp cận nạn nhân, hãy sơ cứu ngay cho nạn nhân bằng kiến thức và các phương tiện sẵn có của mình, đồng thời gọi ngay người trợgiúp và gọi y tế hỗ trợ cấp cứu.

5.1. Các phương pháp sơ cứu nạn nhân bị tai nạn thông thường5.1.1. Phương pháp sơ cứu nạn nhân bị chấn thương 5.1.1. Phương pháp sơ cứu nạn nhân bị chấn thương

Bước 1: Nhanh chóng gọi người hỗ trợ, nên gọi 115 để có sự trợ giúp chuyên nghiệp.

Bước 2: Xem nạn nhân có bị ngừng tim chưa (gọi hỏi không biết, ngừng thở hoặc thở ngáp, mạch cổ không đập). Nếu có ngừng tim cần để nạn nhân nằm ngửa nhẹ nhàng, duỗi thằng chân tay, tránh gập cổ…rồi ép tim ngay, đặt 2 tay chồng lên

58

nhau giữa ngực nạn nhân và ép thật mạnh, thật nhanh, thảtay để ngực nở tối đa sau mỗi lần ép tim. Ép tim liên tục không nghỉ, ép nhanh tần số 120 lần/phút, ép mạnh, thả tay để ngực nở ra hết. Ép cho đến khi tim đập lại (tỉnh ra, thở được, có mạch cổ đập), hoặc cho đến khi nhân viên cứu hộ chuyên nghiệp đến. Chỉ di chuyển nạn nhân bị ngừng tim vào bệnh viện khi tim đã đập lại. Nếu nạn nhân vẫn tỉnh, hoặc lơ mơ, vẫn tự thởthì sang bước 3.

Bước 3: Đặt nạn nhân nằm nghiêng an toàn, nằm nghiêng một bên, 2 tay duỗi, một chân vắt chéo sang bên đối diện.

Bước 4. Cố định cột sống cổ, yêu cầu cột sống cổ phải thẳng với trục cơ thể. Có thểdùng 2 bao cát hay 2 viên gạch chèn 2 bên tai khi bệnh nhân nằm.

Bước 5: Tìm các vết thương chảy máu để cầm máu, bằng cách băng ép bằng quần áo, dây. Với nạn nhân chảy máu ở đầu, người cứu phải quấn băng quanh đầu để cầm máu, nhưng vẫn phải luôn giữđầu cốđịnh.

Bước 6: Cố định các vết thương gãy xương như xương đùi, xương cẳng tay bằng nẹp, giúp giảm đau cho nạn nhân.

Bước 7: Di chuyển nạn nhân vào bệnh viện gần nhất bằng xe cứu thương, có thể bằng ô tô… nhưng tuyệt đối không vận chuyển bằng xe máy. Giữ tư thế đầu thẳng với trục cơ thể trong suốt quá trình vận chuyển.

5.1.2. Phương pháp sơ cứu nạn nhân bị cháy bỏng

- Làm mát xung quanh vếtbỏngbằng nước lạnh,đá.

Bịbỏngkhi đang mặcquầnáo thìkhông cởi quầnáo màlàm lạnh trênquầnáo sau đódùng gạcđể băng vết thương.

- Để nguyên không cậy bọng nước, không thoa kem, dầu bôi lên vết thương. * Trong trường hợp vùng bị bỏng chiếm trên 30% cơ thể cần chuyển ngay nạn nhân đi bệnh viện.

Hình:Sơ cứu bỏng do nhiệt

59 - Rửa nhiềubằng nước đangchảy. - Khi bị bắn vàomắt:

Các chất hoá học bắn vào mắt rất nguy hiểm và có thể dẫn đến mù; nếu có thể, rửa mắt kỹ bằng nước sạch và cho người bịnạn đibác sỹ nhãn khoa.

- Khi uống nhầm phảichấthoáhọc:

Cácchất hoá học gây bỏng da và có thể gây tổn thương cho niêm mạc của bộ máy tiêuhoá. Khi uống nhầm a xít thì uống thật nhiều nước để thổ hết chất độc; khi uống nhầm kiềmthì uống dấm, sữa hoặc nướcđể thổ hếtchấtđộc.

5.2. Phương pháp sơ cứu nạn nhân bị điện giật

Bước 1: Tìm cách ngắt ngay nguồn điện Tách nguồn điện ra khỏi người nạn nhân Tiến hành các bước sơ cứu

Khi nạn nhân đã được tách ra khỏi nguồn điện, bạn đặt nạn nhân ở nơi cao ráo, thoáng mát rồi mới tiến hành kiểm tra và sơ cứu. Các bước này cần phải làm nhanh và chính xác đểđảm bảo khảnăng sống cho nạn nhân và tự bảo vệ bản thân.

- Nếu nạn nhân còn tỉnh: Kiểm tra mức độthương tổn của nạn nhân. Cần đảm bảo 2 bộ phận là tim và phổi còn hoạt động bình thường. Sau đó xem xét các bộ phận khác trên cơ thể có bị tổn thương không. Nếu bị tổn thương nặng, đặc biệt ở phần đốt sống cổthì cần cấp cứu cho nạn nhân kịp thời đểtránh bị liệt.

- Nếu nạn nhân bất tỉnh: Cần thực hiện ngay biện pháp sơ cứu như hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực để cứu nạn nhân. Sau khi đã xác nhận được tình trạng nạn nhân bạn sẽ tiến hành sơ cứu. Tùy vào tình trạng của nạn nhân sẽ có những bước sơ cứu khác nhau. Trường hợp nạn nhân đã bất tỉnh thì cần tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực.

- Các bước hô hấp nhân tạo

+ Nới rộng quần áo nạn nhân; dùng gối, vải mềm để kê dưới cổ nạn nhân để đầu hơi ngửa ra sau. Việc này có tác dụng khiến đường hô hấp của nạn nhân thông thoáng hơn.

+ Một tay bịt mũi, một tay kéo hàm dưới của nạn nhân ra. Sau đó bạn hít 1 hơi thật sâu để thổi hơi vào phổi nạn nhân. Với người lớn tuổi bạn cần thực hiện động tác này liên tục, còn với trẻ dưới 8 tuổi thì chỉ thực hiện 1 lần. Đợi cho lồng ngực nạn nhân xẹp xuống bạn mới thực hiện thổi hơi tiếp. Cần làm cho đến khi nạn nhân có dấu hiệu tỉnh lại.

60

+ Trung bình 1 phút sẽ thực hiện 20 lần thao tác này. Trường hợp nạn nhân bị tổn thương ở miệng thì bạn bịt miệng nạn nhân lại và thổi vào mũi.

- Các bước ép tim ngoài lồng ngực

+ Bạn quỳ gối 2 bên người nạn nhân, để 2 tay chồng lên nhau và đặt trước tim nạn nhân. Bạn từ từấn sâu xuống khoảng từ 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực rồi mới nới lỏng tay ra.

+ Thao tác này cần thực hiện nhanh và liên tục khoảng 100 lần 1 phút. Nếu nạn nhân là trẻdưới 1 tuổi thì bạn cần thực hiện nhanh và nhiều hơn.

+ Bạn có thể kết hợp cả ép tim ngoài lồng ngực với hô hấp nhân tạo để nạn nhân có thể nhanh tỉnh hơn. Cứ sau 5 lần ép tim bạn lại thổi ngạt 1 lần. Các thao tác cần thực hiện đến khi nào nạn nhân tỉnh mới thôi. Sau đó cần nhanh chóng di chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Trình bày nguyên nhân gây chấn thương trong sản xuất? Câu 2: Trình bày các biện pháp đảm bảo an toàn trong sản xuất? Câu 3: Trình bày kỹ thuật an toàn điện?

Câu 4: Trình bày kỹ thuật an toàn phòng chống cháy, nổ? Câu 5: Trình bày kỹ thuật an toàn đối với thiết bị nâng, hạ?

61

Chương 4: An toàn trong xưởng công nghệ ôtô Giới thiệu:

Một xưởng sửa chữa ô tô có thể cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau tới khách hàng như: sửa gầm, sửa chữa lốp, bảo dưỡng xe...tất cả những công việc trên nếu không được tiến hành đúng trình tự, hoặc tuân theo một số nội quy nhất định có thể sẽ tiểm ẩn những rủi ro cho bạn và đồng nghiệp.

Có thể bạn tự tin rằng mình là một người thợ lành nghề, hay tự tin vì bản thân đã làm nghề này lâu năm và nhận thấy chẳng có mối nguy hại nào ở đây cả. Nhưng đó là sự chủ quan của bản thân bạn, bởi công việc sửa chữa không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với các chất độc hại như dầu thải, chất tẩy rửa... Hay các bạn làm thợ chuyên sửa chữa gầm đã biết cách phòng tránh cho mình khỏi những trường hợp như : bịxe đè, xe rơi khỏi giá đỡ... hay chưa?

Mục tiêu:

- Trình bày được nội quy xưởng công nghệ ôtô

- Thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật an toàn trong xưởng công nghệ ôtô - Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy xưởng công nghệ ôtô

- Tuân thủ các quy định, quy phạm về an toàn.

- Rèn luyện tính cẩn thận, tự giác, nghiêm túc và ý thức trong công việc.

Nội dung chính:

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn lao động (nghề công nghệ ôtô trung cấp) (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)