Kỹ thuật an toàn điện.

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn lao động (nghề công nghệ ôtô trung cấp) (Trang 48 - 51)

2.1 . Những khái niệm cơ bản trong an toàn điện

- Điện là nguồn năng lượng cơ bản trong các công xưởng, xí nghiệp, từ nông thôn đến thành thị, sốngười tiếp xúc với điện ngày càng nhiều.

- An toàn điện là một trong những vấn đề quan trọng của công tác bảo hộ lao động: Những nguyên nhân có thểgây ra tai nạn điện: Thiếu các hiểu biết về an toàn điện hoặc không tuân theo các quy tắc vềan toàn điện.

- Dòng điện có thể làm chết người: + Trường hợp chung: Khoảng 100 mA

+ Có trường hợp chỉ khoảng (5 - 10)mA đã làm chết người (tùy thuộc điều kiện nơi xảy ra tai nạn và trạng thái sức khỏe của nạn nhân).

2.1.1. Tác động của dòng điện đối với cơ thể người

Khi bị chạm điện sẽ có dòng điện đi qua cơ thể người (điện giật). Dòng điện qua cơ thể người gây ra tác động về nhiệt, điện phân, tác động sinh lý và những tác động nguy hiểm khác. Các tác động này xảy ra rất nhanh và tuỳ theo mức độ tácđộng mà có thể gây những nguy hiểm như:

49

Kích thích tổ chức của tế bào kèm theo sự co giật của cơ bắp, đặc biệt là cơ phổi, cơ tim, có thể làm ngừng trệ cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn và gây chết người.

b) Gây tổn thương cơ thể sống

Trường hợp bị điện giật chưa tới mức chết người nhưng có thể gây tổn thương cho nhiều cơ quan trong cơ thể đặc biệt là hệ thần kinh, hệ tuần hoàn như làm rối loạn chức năng của các hệ, giảm sút trí nhớ, tê liệt một phần hệ thần kinh, ảnh hưởng cơ quan tạo máu,…

Trường hợp chạm phải điện áp cao sẽ bị chết ngay tức khắc và có thể bị chết do cả tác động kích thích của dòng điện kết hợp với tác động cơ học gây chấn thương như bị ngã, rơi từ trên cao xuống.

2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng điện đi qua người

- Đặc trưng của điện (dòng, điện trở,tần số và điện thế) - Điện trở tiếp xúc và điện trở bên trong cơ thể

- Đường đi của dòng điện qua cơ thể , phụ thuộc vào vị trí tiếp xúc và cách tiếp xúc.

- Thời gian tiếp xúc.

- Các điều kiện ngoại cảnh cóảnh hưởng tới sự tiếp xúc và điện trở.

Hình : Đường đi củadòngđiện qua cơ thể

Bảng điện trở tuỳ vào trường hợp tiếp xúc. Cách tiếp xúc Điện trở (Ω) K h ô Ẩm ướt Chạm ngón 40,000 - 4,000 - Bàn tay nắm â 15,000 - 3,000 - Cắm chặt gó á 10,000 - 2,000 -

50

tay giữ kìm 5,000 - 1,000 - Chạm cả bàn 3,000 - 1,000 - Xung quanh 1,000 - 500 -

Vậy chúng ta thấy rằng điện trở là 1 vấn đề rất quan trọng cần tìm mọi cách để tăng điện trở khi thao tác với điện -> dùng các đồ bảo hộ và dụng cụ cách điện ,và giam thiểu thời gian bị giật của nạn nhân bằng mọi cách.

2.2. Nguyên nhân gây mất an toàn điện

- Do tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện

- Chạm trực tiếp vào dây dẫn trần hoặc dây dẫn bị hở điện - Sử dụng thiết bị điện bị rò rỉ điện ra vỏ kim loại

- Sửa chữa điện không đóng ngắt nguồn điện

- Do vị phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến thế. Đối với những đường dây cao áp hạy điện áp cao. Điện phóng ra ngoài không khí, khi đến gần cho dù chưa tiếp xúc trức tiếp nhưng với khoảng cách tiếp xúc đủ nhỏ thì sẽ có hiện tượng phóng điện cao ấp. Dòng điện qua cơ thể lớn và gây ra hậu quả nghiêm trọng

- Phóng điện hồ quang khi đóng cắt các máy cắt điên, cầu dao điện có tải lớn hay khi ngắn mạch… Các tia hồ quang điện sinh ra có nhiệt độ rất lớn. Nếu người ở trong phạm vi ảnh hưởng của hồ quang điện sẽ bị bỏng nặng và bỏng sâu. Rất khó có thể chữa trị khỏi.

- Một nguyên nhân nữa đó là do tiếp xúc với các phần tử đã được tách ra khỏi nguồn điện những vẫn còn tích điện.

2.3. Biện pháp đảm bảo an toàn điện

Để hạn chế tại nạn điện và đảm bảo an toàn cho người dùng. Cần phải tuyệt đối tuân thủcác nguyên tắc an toàn điện như:

- Lựa chọn và sử dụng những thiết bị điện an toàn. Các loại nhưổ cắm điện, thiết bị điện dân dụng… nên lựa chọn những sản phẩm chất lượng tốt. Phù hợp với dòng điện của gia đình. Ưu tiên những sản phẩm của công ty có thương hiệu và uy tín trên thịtrường.

- Thường xuyên kiểm tra các thiết bị, dây dẫn điện.

- Đảm bảo chắc chắn là nguồn điện đã ngắt hoàn toàn trước khi lắp đặt sửa chữa điện dân dụng, điện lưới.

51

- Tuân thủ tuyệt đối an toàn hành lang lưới điện. Giữ khoảng cách an toàn với đường dây điện cao áp và các trạm biến thế.

- Không sử dụng dây điện trần làm đường dây dân điện.

- Sử dụng các aptomat chống giật cho hệ thống điện gia đình, hộdân, cơ quan, xí nghiệp…

- Tìm hiểu những kiến thức về an toàn điện và cách xử lý khi xảy ra tai nạn điện giật.

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn lao động (nghề công nghệ ôtô trung cấp) (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)