Cấu tạo của cụm vi sai (Xe động cơ đặt trước-cầu trước chủ động)

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun lý thuyết gầm ô tô (Trang 65 - 67)

Bộvi sai trong xe động cơ đặt trước – cầu trước chủ động có động cơ đặt ngang được gắn liền với hộp số. Cụm vi sai được đặt giữa vỏphía hộp sốvà vỏphía vi sai. Bánh răng nghiêng được dùng làm bánh răng lớn. Bánh răng này liền với vỏ vi sai và được lắp trong vỏ hộp sốphía vi sai qua hai vòng bi bán trục.

Một đệm điều chỉnh được lắp vào bên trái của vòng bi bán trục bên phải. Tải trọng ban đầu trên các vòng bi được điều chỉnh bằng sự thay đổi chiều dày của đệm này. Bán trục ăn khớp với các then hoa bên trong bánh răng bán trục.

Thông thường có hai bánh răng vi sai, nhưng ở bộ vi sai cho xe công suất cao, thì thường dùng bốn bánh răng vi sai.

63

Hình 3. 27: Cấu tạo bộvi sai động cơ đặt trước cầu trước chủ

2.2. Nguyên lý hoạt động:

Hình 3. 28: Hoạt động của bộ vi sai

Trục các đăng dẫn động bánh răng quả dứa làm quay bánh răng vành chậu và vỏ vi sai. Vỏ vi sai quay kéobánh răng hành tinh quay theo. Vì các bánh răng bánh răng hành tinh khớp răng với hai bánh răng bán trục nên chúng đóng vai trò như một cái nêm kéo hai bánh răng bán trục cùng quay với vỏ vi sai.

Khi xe di chuyển trên đường thẳng, bánh răng vành chậu quay vỏ vi sai, cả hai bánh răng hành tinh lẫn hai bánh răng bán trục cùng quay theo vỏ vi sai mà không có một sự dịch chuyển nào giữa bốn bánh răng này. Tóm lại, trong chế độ truyền động này, tất cảcác chi tiết của bộvi sai cùng quay với nhau như một khối thống nhất. Khi xe qua khúc quanh, vỏ vi sai vẫn quay mang theo trục và các bánh răng hành tinh. Vì lúc này các bánh xe phía ngoài phải quay nhanh hơn bánh xe phía trong nên bánh răng bán trục ngoài quay nhanh hơn bánh răng bán trục trong. Lúc bấy giờ các bánh răng hành tinh không những chỉ kéo bánh răng bán trục mà còn vừa kéo vừa đi trênbánh răng bán trục phía trong nhằm điều chỉnh cho bánhnày quay chậm hơn bánh răng bán trục phía ngoài. Động tác tự động điều chỉnh vận tốc này của bộ vi sai được giới thiệu ởhình VII-7B.

Trên hình A bên dưới cho thấy xe đang chạy trên đường thẳng, lúc này các bánh răng hành tinh kéo haibánh răngbán trục nhưng không quay trên trục của nó.

Trên hìnhB bên trên bánh răng bán trục bên phải quay nhanh hơn bánh răng bán trục bên trái, bánh răng hành tinh vẫn quay theo vỏ vi sai để kéo hai bánh răng bán trục, nhưng lúc này nó bắt đầu tựxoay trên trục của nó. Động tác tự xoay trên trục của bánh răng hành tinh cộng với vận tốc đang quay tới của trục hành tinh làm cho bánh

64

răng bán trục bên phải tăng tốc và bắt đầu quay nhanh hơn trục hành tinh. Động tác đi lui dần của bánh răng hành tinh trên bánh răng bán trục trái làm cho bánh này quay chậm lại. Với đặc tính truyền động này, bộ vi sai tựđộng điều chỉnh ở bất cứ sự thay đổi nào của vận tốc giữa hai bánh xe chủđộng.

Hoạt động của bộ vi sai khi xe quẹo phải. Vận tốc vỏvi sai được xem như 100%. Động tác tựxoay trên trục của hai bánh răng vi sai làm truyền động 90% vận tốc này cho bánh bán trục quay chậm trong đường cong. Trong lúc đó vỏ vi sai truyền 110% vận tốc của nó cho bánh răng bán trục nhanh của bánh xe ngoài.

Nếu có một bánh xe chủ động bị quay trượt trong sình lầy thì bánh thứ hai trên mặt đất khô sẽđứng yên và không được truyền mômen, xe không tiến tới được. Trong trường hợp này vỏ vi sai tiếp tục quay kéo theo các bánh răng hành tinh và trục của nó nhưng các bánh răng hành tinh đi vòng quanh bánh răng bán trục đang đứng yên và truyền toàn bộ mômen cho bánh răng bán trục kia để kéo bánh này quay trượt trong sình lầy. Để khắc phục tình trạng này người ta thiết kế loại vi sai chống trượt.

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun lý thuyết gầm ô tô (Trang 65 - 67)