Bánh xe chủ động và lực kéo tiếp tuyến

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun lý thuyết gầm ô tô (Trang 25 - 26)

Như đã trình bày ở mục 1.1.3, đối với bánh xe chủ động tức bánh xe có mô men từđộng cơ truyền đến, hoạt động của nó khác với bánh xe bịđộng:

- Động cơ làm việc sinh ra mô men Me, mômen Me được truyền đến bánh xe làm bánh xe quay. Khi quay bánh xe sẽ tác dụng vào mặt đường một lực là P. Mặt đường sẽ tác dụng lại vào bánh xe một lực Pk ngược chiều với P và về giá trị Pk = P (hình

25

1.9). Chính lực Pk là lực đẩy vào xe làm cho xe chuyển động: Lực Pk thông qua bánh xe và trục bánh xe đẩy vào khung xe một lực Pb.

Trong trường hợp mô men động cơ truyền trực tiếp đến bánh xe (như hình 1.8) thì lực Pk được xác định theo biểu thức: d e k r M P = (1.6)

Tuy nhiên hiện nay nguồn động lực trên ô tô là động cơ đốt trong, mô men Me từ động cơ truyền đến bánh xe thông qua hệ thống truyền lực (HTTL). HTTL có tỉ số truyền ic và hiệu suất truyền lực ηt (sẽnghiên cứu kỹởchương 2). Lúc này lực Pk được xác định như sau: d t t e k r i M P  = (1.7)

- Phản lực từ mặt đường tác dụng lên bánh xe cũng bị dịch lên phía trước (theo chiều chuyển động) một khoảng là a. Sở dĩ có sự dịch chuyển này là do có mô men chủđộng nên các thớ lốp trước khi vào vùng tiếp xúc với mặt đường bị nén lại và các thớ sau khi ra khỏi vùng tiếp xúc bi giãn ra (hình 1.17) làm cho áp lực từ bánh xe lên mặt đường phía trước lớn hơn phía sau. Tương tự như với bánh xe bị động, sự dịch chuyển này gây nên mô men cản lăn Mf và lực cản lăn Pf. Ta có:

b b b d f F fF fG r a P = = = (1.8)

Đối với bánh xe chủđộng khoảng dịch chuyển a lớn hơn đối với bánh xe bịđộng do đó hệ số cản lăn cũng lớn hơn. Tuy nhiên để đơn giản khi tính toán ta coi hệ số cản lăn trêncác bánh xe bằng nhau.

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun lý thuyết gầm ô tô (Trang 25 - 26)