Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ việc học tập và sinh hoạt cho sinh viên

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kỹ năng giải quyết xung đột của sinh viên khoa QTNNl, trường ĐH Nội vụ Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp.DOC (Trang 29 - 30)

5. Bố cục của đề tài

3.2.1. Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ việc học tập và sinh hoạt cho sinh viên

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ năng giải quyết xung đột của sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực

3.2.1. Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ việc học tập và sinh hoạt cho sinh viên viên

- Thiết kế môi trường học tập cho sinh viên:

Để nâng cao hiệu quả kỹ năng giải quyết xung đột của sinh viên thì sinh viên cần được học tập trong môi trường ứng dụng thực tiễn, gần với yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức. Một số giải pháp cụ thể như sau:

+ Giờ học tập: Giờ học tập của sinh viên đối với các môn thực tập, thực hành cần được thực hiện gần giống với thực tiễn doanh nghiệp bởi điều này tạo thói quen, chu kỳ sinh học cho sinh viên làm việc không mệt mỏi sau khi ra trường.

+ Môi trường thực tiễn: Môi trường học tập cần phải được thiết kế mô phỏng thực tiễn như khi thực tế làm việc trong các doanh nghiệp. Ví dụ như các phương tiện, học liệu được thực hiện gần giống với thực tế doanh nghiệp để giúp sinh viên có cách nhìn tổng quan về nghề được đào tạo, giúp sinh viên có kỹ năng mềm nói chung cũng như kỹ năng giải quyết xung đột nói riêng thông quan nhận thức, nhận diện và quản lý hành vi cá nhân tốt hơn.

+ Phòng học, các thiết bị trong phòng học: thực tế nhiều sinh viên có ý kiến và đánh giá cơ sở vật chất phòng học của Nhà trường chưa được tốt. Số lượng phòng học còn hạn chế, các thiết bị phòng học cần phải được bảo dưỡng thường kỳ tránh tình trạng sử dụng được nhưng chất lượng không tốt hoặc không sử dụng được.

Tạo không gian cho các nhóm, CLB hoạt động ngoài giờ học: thực tế, Nhà trường chưa thực sự tận dụng hết hiệu quả phòng học và còn chưa quản lý cơ sở vật chất hiệu quả nên chưa có được phương án cho sinh viên mượn phòng sau giờ học để thực hiện các hoạt động học tập, trao đổi, sinh hoạt chuyên môn hay giao lưu thể thao,... Do đó, đề xuất xây dựng phương án cho sinh viên mượn phòng sử dụng hoặc bố trí riêng một dãy phòng học chỉ nhằm phục vụ sinh viên có nhu cầu học tập

sau giờ học.

-Thiết kế phương tiện học tập cho sinh viên:

+ Thực tế, số lượng học liệu chính thống của Nhà trường đến nay thực tế là chưa nhiều, nhất là đối với các ngành học mới thì học liệu lại càng ít, hầu như phải tham khảo từ các tài liệu của các cơ sở giáo dục đại học khác. Trong khi mỗi trường đại học lại xác định chuẩn đầu ra khác nhau nên tài liệu có phần không đồng đều, không phù hợp. Chính vì vậy, rất khó khăn cho sinh viên khi tự học và tự nghiên cứu thêm về kiến thức. Nhà trường cần phải đẩy nhanh tiến độ việc hoàn thiện hệ thống học liệu của Nhà trường cho sinh viên thuận tiện học tập và nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kỹ năng giải quyết xung đột của sinh viên khoa QTNNl, trường ĐH Nội vụ Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp.DOC (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w