5. Bố cục của đề tài
3.3.4. Khuyến nghị với sinh viên
Thứ nhất, cần tìm hiểu về kỹ năng giải quyết xung đột thông qua hoạt động
tuyên truyền trên website của Nhà trường, bản tin của Đoàn trường, các trang mạng xã hội tin cậy.
Thứ hai, cần xác định đúng đắn vấn đề xung đột và giải quyết xung đột; tìm
hiểu và lựa chọn giải pháp tối ưu khi xảy ra xung đột.
Thứ ba, tích cực rèn luyện, bổ sung, hoàn thiện kỹ năng giải quyết xung đột
của bản thân; chủ động tham gia các hội thảo nghiên cứu khoa học, tọa đàm, chuyên đề nói chuyện, CLB do nhà trường tổ chức; nâng cao các kỹ năng giải quyết xung đột cho bản thân.
Thứ tư, xây dựng hình thức và phương pháp rèn luyện học tập một cách khoa
học, phù hợp với điều kiện của bản thân. Mỗi một sinh viên cần có một bảng kế hoạch cá nhân riêng, vạch ra mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, từ đó có kế hoạch để thu thập, hoàn thiện. Sinh viên cần tự xây dựng hình ảnh riêng cho bản thân, sống có mục đích, mục tiêu rõ ràng.
Thứ năm, mỗi sinh viên cần chủ động thay đổi, hòa nhập. Sinh viên không có
kỹ năng cần thiết hay kỹ năng còn yếu là do sự thụ động, không hòa nhập và thu mình vào thế giới an toàn của bản thân. Sinh viên phải thay đổi bản thân mình, hãy can đảm bước ra ngoài cuộc sống sinh động, theo đó sẽ học thêm được rất nhiều kiến thức, mở rộng thêm được những mối quan hệ, tăng thêm sự trưởng thành của bản thân và rèn luyện được nhiều kỹ năng hữu ích đặc biệt là kỹ năng giải quyết
xung đột.
Tiểu kết chương 3
Dựa trên cơ sở lý luận đã nêu ở chương 1 và thực trạng kỹ năng giải quyết xung đột của sinh viên Khoa QTNNL tại chương 2, chương 3 tập trung đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị hiệu quả, phù hợp để nâng cao hiệu quả kỹ năng giải quyết xung đột của sinh viên Khoa QTNNL nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Kỹ năng giải quyết xung đột đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi sinh viên, hình thành và rèn luyện kỹ năng giải quyết xung đột cho sinh viên giúp sinh
viên có kinh nghiệm và giải quyết nhanh chóng các xung đột gặp phải. Các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kỹ năng giải quyết xung đột cho sinh viên muốn được thực hiện có hiệu quả cần sự tham gia của nhiều bên: thứ nhất, tất cả các giảng viên từ giảng viên giảng dạy kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành đều tích cực quán triệt, vận dụng các biện pháp nâng cao kỹ năng giải quyết xung đột cho sinh viên trong các môn dạy của bản thân; thứ hai, Nhà trường cần tạo mọi điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất để giảng viên có thể vận dụng các biện pháp; thứ ba, sinh viên phải tích cực, hứng thú, chủ động thực hiện các nhiệm vụ; thứ ba bản thân mỗi sinh viên phải nhận thức được kỹ năng giải quyết xung đột là vô cùng quan trọng và cần thiết. Từ việc nghiên cứu kỹ năng giải quyết xung đột của sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, nội dung đề tài bài tiểu luận đã nghiên cứu là:
1. Chương 1 đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về kỹ năng giải quyết xung đột. Cụ thể là lý luận chung về xung đột và giải quyết xung đột; lý luận chung về kỹ năng giải quyết xung đột của sinh viên. Cơ sở lý luận ở chương 1 là tiền đề để phân tích thực trạng kỹ năng giải quyết xung đột cho sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực, trường ĐHNV Hà Nội ở chương 2.
2. Chương 2 tập trung chủ yếu vào phân tích đánh giá thực trạng phát triển kỹ năng giải quyết xung đột cho sinh viên Khoa QTNNL, trường ĐHNV Hà Nội. Đánh giá các thực trạng từ đó làm cơ sở nghiên cứu đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị phù hợp để nâng cao hiệu quả kỹ năng giải quyết xung đột của sinh viên Khoa QTNNL nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp tại chương 3.
3. Trong chương 3 đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ năng giải quyết xung đột, giúp cho các bạn sinh viên nhận thức được vai trò của kỹ năng giải quyết xung đột, từ đó rèn luyện bản thân không ngừng vươn lên, sau ra trường có thể đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp trong công việc.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT ngày 05
tháng 04 năm 2016 về ban hành quy chế công tác sinh viên với chương trình đào tạo đại học chính quy, Hà Nội;
2. Vũ Chất (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Thanh Niên; 3. Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển Hà Nội;
4. Nguyễn Thị Thu Hằng (2020), Phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp
của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Đề tài Giảng viên nghiên cứu khoa
học cấp trường;
5. Nguyễn Thị Hiền (2018), Xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh
trung học cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh;
6. Vũ Thị Lan (2020), Kỹ năng giải quyết xung đột của sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Khoa;
7. Nguyễn Thị Minh, (2014), Xung đột tâm lý giữa vợ - chồng trong các gia
đình tri thức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Tâm lý học xã hội, số 2,
2013, Học viện Khoa học Xã hội;
8. Nhóm 6 nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2008), Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp Việt Nam;
9. Nguyễn Thảo Nguyên (2020), https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-
nhap/phat-trien-nguon-nhan-luc-viet-nam-dap-ung-yeu-cau-cua-cach-mang-cong- nghiep-40-568169.html, truy cập ngày 06 tháng 07 năm 2021;
10. Thái Vũ Phan Thanh (2015), Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng thương
lượng cho sinh viên ngành quản trị nhân lực, Tạp chí giáo dục số 367 - Kì 1
(10/2015) Trang 63;
11. Đinh Thị Kim Thoa (2002) Xung đột tâm lý của trẻ mẫu giáo trong hoạt
động vui chơi, Tạp chí tâm lý học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội;
12. PGS.TS. Bùi Anh Tuấn, TS. Phạm Thúy Hương (2009), Giáo trình hành
vi tổ chức, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội;
13. Từ điển Bách khoa thư – tiếng Nga, NXB Giáo dục Việt Nam.
14. Nguyễn Thị Thu Uyên (2021), Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề cho
sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Đề tài sinh viên
nghiên cứu khoa học cấp Khoa.
Tài liệu nước ngoài
Press.
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU
LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
Chào các bạn sinh viên Khoa QTNNL, trường ĐHNV Hà Nội. Nhằm đánh giá thực trạng và nâng cao hiệu quả kỹ năng giải quyết xung đột của sinh viên Khoa QTNNL, trường ĐHNV Hà Nội một cách khách quan và từ góc nhìn của sinh viên,
xin đưa ra Phiếu khảo sát đề tài “Nâng cao hiệu quả kỹ năng giải quyết xung đột
của sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp”, mong muốn các bạn dành
chút thời gian tham gia khảo sát.
Phiếu khảo sát bao gồm 10 câu hỏi, mất khoảng 5 đến 10 phút hoàn thành. Các bạn tham gia khảo sát xuất phát từ sự tự nguyện và hoàn toàn được bảo mật thông tin. Thông tin của bạn trao đổi, cung cấp với mục đích duy nhất là để nghiên cứu đề tài nghiên cứu khoa học và được bảo mật. Các thông tin không được sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác ngoài mục đích thực hiện nghiên cứu này.
Dưới đây là các câu hỏi khảo sát:
Câu 1. Bạn có biết đến kỹ năng giải quyết xung đột không? A. Biết
B. Không biết
C. Ý kiến khác: ………
Câu 2. Kỹ năng giải quyết xung đột có quan trọng với bạn không? A. Rất quan trọng
B. Quan trọng
C. Không quan trọng
D. Ý kiến khác: ………..
Câu 3. Tại sao bạn cho rằng kỹ năng giải quyết xung đột rất quan trọng hoặc quan trọng?
A. Tạo ra lợi thế cạnh tranh cho cá nhân
B. Có tính ứng dụng cao trong công việc
C. Giúp thăng tiến cao trong công việc
D. Tiết kiệm thời gian, chi phí và đem lại hiệu quả cao khi giải quyết xung đột
Câu 4. Bạn thường xuyên gặp phải những xung đột nào dưới đây?
A. Gia đình B. Bạn bè C. Đồng nghiệp
D. Ý kiến khác: ……….
Câu 5. Theo bạn, giải quyết xung đột gồm những bước nào sau đây?
B. Xác định, tìm rõ nhu cầu các bên C. Đánh giá tình hình
D. Quyết định trình tự giải quyết xung đột; E. Lựa chọn pháp pháp giải quyết
Câu 6. Bạn hay áp dụng phương pháp giải quyết xung đột nào dưới đây?
A. Phương pháp né tránh B. Phương pháp nhượng bộ C. Phương pháp thỏa hiệp D. Phương pháp hợp tác
Câu 7. Bạn đánh giá mức độ sử dụng kỹ năng giải quyết xung đột của bản thân ở mức nào?
A. Rất kém B. Trung bình C. Khá tốt D. Rất tốt
Câu 8: Bạn tự đánh giá mức độ rèn luyện kỹ năng giải quyết xung đột của bản thân ở mức nào?
A. Không bao giờ B. Hiếm khi C. Thi thoảng D. Thường xuyên
Câu 9. Bạn thường tham gia các hình thức rèn luyện kỹ năng giải quyết xung đột nào dưới đây?
A. Tham gia các lớp kỹ năng giải quyết xung đột cho sinh viên B. Học các lớp kỹ năng giải quyết xung đột trên mạng internet C. Tự học thông qua các tài liệu về kỹ năng giải quyết xung đột D. Nhờ giảng viên hướng dẫn và hỗ trợ từng trường hợp
E. Tham gia các câu lạc bộ về kỹ năng giải quyết xung đột để rèn luyện
Câu 10. Bạn có thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa, tọa đàm, hội thảo, buổi nói chuyện chuyên đề trong trường không? Nếu có việc tham gia giúp bạn những gì trong giải quyết xung đột?
……… ………