HIỆN TƯỢNG MÒN VÀ QUY LUẬT MÀI MÒN 1 Hiện tượng mòn

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa (nghề công nghệ ô tô) (Trang 30)

2.1. Hiện tượng mòn

Quá trình mòn là quá trình phá hoại bề mặt và lớp bề mặt kim loại của các chi tiết tiếp xúc khi nó chuyển động tương đối do kết quả của lực ma sát kèm theo quá trình lý hóa phức tạp.

Căn cứ vào đặc điểm và quá trình mài mòn trên bề mặt chi tiết có thể chia mài mòn thành 2 dạng sau:

- Mài mòn tự nhiên. - Mài mòn phá huỷ.

2.1.1. Hiện tượng mài mòn tự nhiên.

Là do tác động của ma sát, của nhiệt độ cao và tải trọng xuất hiện trong những điều kiện vận hành bình thường. Đặc điểm của mài mòn này là độ mòn tăng dần, tức là sau một thời gian dài ôtô làm việc mà các đặc tính làm việc của nó không bị phá hủy.

- Quá trình mài mòn sẽ dẫn đến hao mòn:

+ Hao mòn đường (l): Là hao mòn tính theo phương pháp tuyến của bề mặt ma sát, kích thước của chi tiết giảm theo thời gian làm việc.

+ Hao mòn thể tích (v): Là hao mòn làm cho thể tích của chi tiết giảm đi theo thời gian làm việc.

+ Hao mòn trọng lượng (G): Trọng lượng của chi tiết giảm đi sau thời gian làm việc. Sự hao mòn đó có liên quan mật thiết với nhau

2.1.2. Hiện tượng mài mòn hỏng đột biến (phá huỷ).

Là do bảo dưỡng kỹ thuật không đúng quy tắc trong từng tổ hợp máy hay toàn bộ ôtô. Đôi khi những mài mòn phá hủy bắt nguồn từ những khuyết tật trong sản xuất, chất lượng vật liệu kém và những nhược điểm về kết cấu. Đặc điểm của loại mòn này là tốc độ mòn tăng nhanh kèm theo biến dạng dư, sự phá hủy(gãy) chi tiết… không cho phép tiếp tục sử dụng ôtô. Nguyên nhân của sự mài mòn phá hủy là chất lượng bảo dưỡng kỹ thuật kém.

Vì vậy, nhiệm vụ chính của các xí nghiệp ôtô là ngăn ngừa những mài mòn và hư hỏng sự cố trong khi vận hành ôtô. Phải vận hành ôtô sao cho ôtô chỉ có mài mòn tự nhiên.

2.1.3. Các hình thức mài mòn

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa (nghề công nghệ ô tô) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)