Khái niệm về các phương pháp kiểm tra chi tiết.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa (nghề công nghệ ô tô) (Trang 49 - 50)

- Phương pháp táp vá:

2. Khái niệm về các phương pháp kiểm tra chi tiết.

2.1. Mục đích.

Kiểm tra chi tiết là để xác định tình trạng kỹ thuật của các chi tiết, cụm chi tiết làm cơ sở cho việc phân loại để lập biện pháp sửa chữa.

2.2. Phân loại.

- Các chi tiết dùng lại được không phải sửa chữa: Đây là các chi tiết đã bị mài mòn hoặc làm giảm các yêu cầu kỹ thuật nhưng vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép sử dụng.

- Các chi tiết cần phải phục hồi, sửa chữa: Đây là các chi tiết đã bị mài mòn hoặc làm giảm các yêu cầu kỹ thuật quá giới hạn cho phép nhưng vẫn còn đủ điều kiện để sửa chữa khôi phục lại khả năng làm việc theo các tiêu chuẩn kỹ thuật (Trục khủy bị mòn côn, mòn méo, khe hở với bạc lót vượt quá tiêu chuẩn cho phép, ta mài trục đến kích thước theo tiêu chuẩn của nhà chế tạo sau đó thay bạc lót mới theo cốt).

- Các chi tiết hỏng cần phải loại bỏ: Là các chi tiết đã bị mài mòn hoặc giảm các yêu cầu kỹ thuật quá giới hạn cho phép không còn đủ điều kiện để sửa chữa phục hồi lại khả năng làm việc theo các tiêu chuẩn kỹ thuật.

2.3. Các bước kiểm tra trong sửa chữa

52 phương án sửa chữa. phương án sửa chữa.

2.3.2. Kiểm tra trong quá trình sửa chữa

- Kiểm tra trước khi lắp: Nhằm mục đích sắp xếp và xem xét toàn bộ các chi tiết còn dùng lại được, chi tiết đã sửa chữa xong và các chi tiết thay thế mới về số lượng, chất lượng.

- Kiểm tra sau khi lắp: Để xác định chất lượng lắp ghép và phát hiện những sai sót ttrong quá trình lắp ghép để có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Kiểm tra sau khi sửa chữa: Nhằm mục đích đánh giá một cách tổng hợp chất lượng sửa chữa các chi tiết, các cụm chi tiết và toàn bộ xe máy.

2.4. Các phương pháp kiểm tra.

2.4.1. Kiểm tra bằng trực giác.

Kiểm tra phát hiện vết nứt, khuyết tật bên trong chi tiết. - Dùng mắt thường kiểm tra vết nứt.

- Dựa vào kinh nghiệm của người thợ. Dùng búa gõ nhẹ vào chi tiết kết hợp với tai nghe tiếng kêu để kiểm tra.

2.4.2. Kiểm tra bằng phương pháp đo.

Ta sử dụng các dụng cụ đo để kiểm tra như: Thước cặp, panme, thước thẳng, căn lá, bàn máp, đồng hồ so, dưỡng mẫu.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa (nghề công nghệ ô tô) (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)