- Phương pháp táp vá:
b. Phương pháp cấy chốt:
Khoan chặn hai đầu vết nứt. Khoan các lỗ theo vết nứt có đường kính từ 3- 6 mm sau đó cấy chốt. Dùng búa tán các vít chốt liên kết lại với nhau. Theo yêu cầu lỗ khoan có phần giao nhau từ 1/3- 1/5 đường kính yêu cầu chốt có vật liệu mềm hơn vật liệu cần vá.
2.2.4. Công nghệ mạ phun kim loại.
Phun kim loại là phương pháp phủ một lớp kim loại lên bề mặt chi tiết cần sửa chữa bằng cách phun kim loại nóng chảy nhờ tia không khí nén hay khí trơ. Phương pháp này thực hiện bằng một dụng cụ chuyên dụng gọi là súng phun kim loại. Tùy theo phương pháp làm nóng chảy kim loại người ta chia ra phương pháp phun bằng khí và
45 phương pháp phun bằng điện (hồ quang cảm ứng, hồ quang plasma). Quá trình phun phương pháp phun bằng điện (hồ quang cảm ứng, hồ quang plasma). Quá trình phun kim loại bao gồm 3 giai đoạn: Nung chảy kim loại cứng, biến kim loại nóng chảy thành bụi và hình thành lớp kim loại bao phủ bên ngoài chi tiết. ứng dụng: cho phép phục hồi các chi tiết bị mài mòn là mặt phẳng, mặt trụ trong và ngoài, loại trừ các vết nứt trong thân chi tiết, phủ một lớp nhôm cho các chi tiết nhằm mục đích nâng cao cơ tính chịu nhiệt.
2.2.5. Phục hồi chi tiết bằng phương pháp cơ điện.
Thực chất của phương pháp này là cho dòng điện có cường độ lớn (từ 400 - 2000A) và có điện áp thấp (từ 2- 7V) chạy qua chỗ tiếp xúc giữa dụng cụ và chi tiết. Kết quả là lớp kim loại bề mặt chi tiết bị nóng lên rất mạnh và dưới tác động của áp suất dụng cụ biến dạng dư được san phẳng và được cường hóa. Sau đó có thể gia công cơ trên máy tiện, máy phay, máy khoan và các máy cắt gọt kim loại khác. ứng dụng để gia công tinh các mặt trụ, mặt phẳng và phục hồi các chi tiết bị mòn ít. Đồng thời cho phép nâng cao cơ tính của lớp bề mặt kim loại chi tiết.
2.2.6. Phục hồi chi tiết bằng phương pháp dán keo.
Trong sửa chữa ôtô, keo dán được sử dụng rộng rãi để dán các chi tiết. Trong nhiều trường hợp, phương pháp này có lợi hơn các phương pháp khác vì thao tác đơn giản và không cần những thiết bị phức tạp. Keo dán có thể dùng để liên kết chắc chắn các chi tiết bằng vật liệu không đồng nhất hay đồng nhất, hình dạng phức tạp và có kích thước khác nhau. Đặc biệt khi chi tiết bị mòn không được phép tăng nhiệt độ thì sử dụng phương pháp dán keo nhiều khi là phương pháp duy nhất. Keo dán khi ở ngoài môi trường (nước, không khí) sẽ bị đông cứng sẽ có độ bền cơ học cao, có thể làm việc trong môi trường axit, kiềm.
2.2.7. Sửa chữa phục hồi chi tiết bằng phương pháp hàn.