Giả sử khối bánh răng hình chóp có một vành răng bị hỏng các vành răng khác còn tốt, muốn tận dụng các bánh răng còn tốt ta có thể dùng phương pháp thay thế một phần chi tiết để sửa chữa.
Hình 3.2: Thể hiển sửa chữa khối bánh răng hình tháp bằng phương pháp thay thế một phần chi tiết.
1- Khối bánh răng hình tháp
2- Khối bánh răng hình tháp sau khi cắt bỏ 3- Vành răng mới chế tạo
41
Các bước tiến hành:
Bước 1: Dùng dòng điện cao tần nung ủ bánh răng cần sửa chữa Bước 2: Cắt bỏ răng hỏng
Bước 3: Gia công vành răng mới đúng tiêu chuẩn Bước 4: ép vào khối bánh răng
Bước 5: Định vị
Ưu, nhược điểm của phương pháp này:
+ Ưu điểm:
Tận dụng được phần chi tiết còn tốt, tiết kiệm nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, đơn giản.
+ Nhược điểm:
Điều kiện sửa chữa phức tạp, khó đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật, đòi hỏi thợ bậc cao.
Hình 5.2: Phương pháp sửa chữa khối bánh răng hình tháp
bằng phương pháp thay thế một phần chi tiết.
2.1.4. Phương pháp sửa chữa xoay hoặc lật: Khi không sửa chữa được những hư hỏng của chi tiết. Khi không sửa chữa được những hư hỏng của chi tiết.
a. Phương pháp xoay:
Thực chất là xoay tương đối vị trí hư hỏng của chi tiết đi một góc nào đó, lợi dụng
1 2
42 vị trí chưa hỏng thay thế vị trí đã hỏng. vị trí chưa hỏng thay thế vị trí đã hỏng.
b. Phương pháp lật:
Thực chất là lật chi tiết đi 1800 lợi dụng những phần (mặt) của chi tiết đã bị hỏng thay cho phần (mặt) chưa hỏng.
c. Phạm vi ứng dụng:
- Sửa chữa rãnh then trên trục khi bị mòn (trục máy phát, đầu trục khuỷu ta phay rãnh mới lệch đi một góc 900so với rãnh cũ.
- Lỗ mặt bích đuôi trục khuỷu lắp với bánh đà bị mòn rộng, méo, có thể sửa chữa bằng cách khoan các lỗ mới cách đều đối xứng xen kẽ các lỗ cũ sau đó hàn đắp các lỗ cũ lại (chú ý lấy dấu ĐCT)
- Lật vành răng trên bánh đà: Các răng bị sứt mẻ về phía ăn khớp với bánh răng khởi động, ta có thể ép vành răng ra và sửa chữa bằng cách lật vành răng 1800 sau đó ép lại lên bánh đà (Vành răng mặt trụ thì lật được còn côn thì không lật được).
2.2. Khái niệm về công nghệ phục hồi sai hỏng chi tiết
2.2.1. Công nghệ sửa chữa bằng gia công áp lực.
a. Khái niệm:
Sửa chữa những chi tiết bị hỏng của ôtô bằng công nghệ gia công áp lực là dựa vào tính biến dạng dẻo của kim loại để dồn kim loại từ phía không mòn về phía bị mòn, để tạo ra những hình dáng, kích thước theo yêu cầu sửa chữa mà không phá hủy tính toàn vẹn của chi tiết.
b. Các phương pháp gia công áp lực:
- Phương pháp chồn:
Phương tác dụng lực không trùng mà vuông góc với phương biến dạng của chi tiết. Dùng để tăng đường kính ngoài của chi tiết trục đặc giảm đường kính trong của trục rỗng chiều cao chi tiết bị giảm.