THAM QUAN CÁC CƠ SỞ SỬA CHỮA ÔTÔ.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa (nghề công nghệ ô tô) (Trang 46 - 49)

- Phương pháp táp vá:

4. THAM QUAN CÁC CƠ SỞ SỬA CHỮA ÔTÔ.

Tham quan các cơ sở sửa chữa ôtô, quan sát và nhận biết các phương pháp, công nghệ phục hồi, sửa chữa chi tiết trong công nghệ sửa chữa ôtô.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Trình bày khái về bảo dưỡng và sửa chữa ôtô?

Câu 2: Trình bày phương pháp gia công theo kích thước sửa chữa? Câu 3: Trình bày phương pháp sửa chữa tăng thêm chi tiết?

Câu 4: Trình bày phương pháp sửa chữa kích thước (cốt sửa chữa)?

Câu 5: Trình bày khái niệm và các phương pháp của công nghệ gia công áp lực? Câu 6: Trình bày các phương pháp của công nghệ gia công nguội?

Câu 7: Kể tên các phương pháp trong công nghệ gia công cơ khí? Trình bày phương pháp hàn phục hồi chi tiết?

49

BÀI 6: LÀM SẠCH VÀ KIỂM TRA CHI TIẾT

* Mục tiêu:

- Trình bày mục đích, yêu cầu và các bước khi tiến hành làm sạch và kiểm tra chi tiết - Thực hiện quy trình kiểm tra chi tiết điển hình

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô.

1.KHÁI NIỆM VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM SẠCH CHI TIẾT.

Qua một thời gian sử dụng, các chi tiết của động cơ sẽ bị phủ một lớp dầu, mỡ và các chất bẩn. Những chất bẩn này phải được tẩy rửa làm sạch trước khi tháo, kiểm tra và sửa chữa. Nhằm đảm bảo vệ sinh công nghiệp chỗ làm việc, nâng cao năng suất và chất lượng quá trình sửa chữa. Chất lượng công việc tẩy rửa ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng quá trình kiểm tra, phân loại và gia công cơ khí sửa chữa chi tiết cũng như quá trình làm việc bình thường của động cơ sau quá trình sửa chữa.

1.1. Phương pháp làm sạch cặn nước.1.1.1. Khái niệm. 1.1.1. Khái niệm.

Sau một thời gian làm việc cặn bẩn thường bám và lắng đọng trong đường ống, các khoang của hệ thống làm mát đó là các hợp chất CaCO3, MgCO3, thạch cao, CaSiO3… để khử các cặn bẩn thường dùng kiềm, việc khử cặn bẩn thường tiến hành ở các buồng riêng có bơm ly tâm tạo ra áp lực và con lăn để di chuyển.

1.1.2. Làm sạch két nước:

Có thể dùng dung dịch NaOH (3 - 5%) ở nhiệt độ 50- 600C, thời gian rửa 30 phút, hay dung dịch HCl (5 - 8%) thời gian rửa 15 - 20 phút ở nhiệt độ thường sau đó rửa lại bằng nước nóng với loại dung dịch NaOH hay bằng dung dịch NaNO3 (15%) với loại dung dịch 2HCl. Với các đường ống bằng kim loại thì dùng NaPO4 (3 - 5 gam trong 1m3 nước), nhiệt độ 15 - 160C, thời gian 30 - 40 phút sau đó rửa lại bằng nước lạnh. Các đường ống bằng nhôm thường dùng bằng 1 trong 2 loại dung dịch như sau:

- Dung dịch 1:

+ H3PO4 = 100 gam + CrO3= 50 gam/lít nước + Nhiệt độ dung dịch 300C + Thời gian 35- 60 phút

- Dung dịch 2:

+ A xít lác tích = 6% + Nhiệt độ 30- 400C + Thời gian 2 giờ

Sau đó rửa lại trong dung dịch Na2Cr2O7 = 0,5 –1% và thổi sạch bằng khí nén.

50 Dầu mỡ là cặn bẩn phổ biến bám trên bề mặt chi tiết gồm 2 loại: Dầu mỡ hữu cơ Dầu mỡ là cặn bẩn phổ biến bám trên bề mặt chi tiết gồm 2 loại: Dầu mỡ hữu cơ và dầu mỡ khoáng chất.

1.2.1. Tẩy rửa dầu mỡ hữu cơ:

- Dùng dung dịch kiềm và cho thêm chất tạo nhũ tương (keo nước, thuỷ tinh) dưới tác dụng của dung dịch kiềm nóng làm cho màng dầu bị đứt ra tạo thành giọt bám trên bề mặt chi tiết, các chất tạo nhũ tương sẽ tạo lực hút lớn hơn lực bám của dầu mỡ sẽ hút chúng ra khỏi bề mặt chi tiết đó vào dung dịch rửa sạch.

Bảng thành phần cơ bản trong dung dịch rửa gốc kiềm: Thành phần

dung dịch Loại 1g/lít nướcChi tiết bằng kim loại đenLoại 2g/lít nước Loại 1g/lít nướcChi tiết bằng nhômLoại 2g/lít nước Na2CO3 1 2 1 2 Na3PO4 2 2 2 Na2SiO3 3 Na2Cr2O7 0,7 0,5 - 0,7 0,7 Trong đó:

+ Na2Cr2O7 giữ cho chi tiết khỏi bị ăn mòn + Na3PO4 làm tăng quá trình tẩy rửa

+ Nhiệt độ dung dịch 60 – 800C + Áp suất phun P = 4 kG/cm2

+ Tốc độ di chuyển của chi tiết = 0,4 – 0,5 m/phút + Sau đó rửa chi tiết bằng nước nóng qua vòi phun

- Trong các nhà máy sửa chữa lớn để tẩy rửa dầu mỡ cho chi tiết có thể dùng 3 loại dung dịch rửa đặc biệt:

+ Dung dịch có chất xúc tác dầu hoả là sản phẩm của dầu mỡ khi tinh chế bằng H2SO4.

+ Dung dịch rửa hỗn hợp có tính tẩy rửa cao là dầu khoáng chất (8%), H2SO4 (1%), dầu Sunfat hoá (40%), H2O (51%).

+ Dung dịch nhũ tương: Na2CO3 15%, OΠ7 (hoặc OΠ -10) 5% phần còn lại là H2O, nhiệt độ dung dịch 75- 800C với dung dịch này sau khi rửa không cần tráng lại.

- Có thể dùng xăng, dầu điêsel để tẩy rửa dầu mỡ cho chi tiết, với chi tiết có độ chính xác cao có thể dùng thiết bị rửa siêu âm lan truyền qua chất lỏng tạo ra va đập thuỷ lực sẽ làm giảm lực hút phân tử giữa màng dầu, mỡ với kim loại và màng dầu, mỡ bị long đứt, chất lỏng dùng trong siêu âm là dầu hoả, dầu điesel.

1.3. Phương pháp làm sạch muội than.

Sau một thời gian làm việc, trên bề mặt một số chi tiết của động cơ như xupáp, buồng cháy, pít tông thường đọng lại những sản vật cháy không hết của dầu bôi trơn, nhiên liệu là muội than bám rất chắc trên bề mặt chi tiết.

51 - Gia công hoá học, điện hoá học, cơ học và gia công trong chất lỏng có bột mài, - Gia công hoá học, điện hoá học, cơ học và gia công trong chất lỏng có bột mài, phổ biến nhất là phương pháp cơ học và hoá học.

- Khử bằng phương pháp hoá họclà ngâm chi tiết trong dung dịch kiềm. + Nhiệt độ dung dịch: t0 = 90 – 950C

+ Thời gian: t = 3 - 4 giờ

+ Trong dung dịch kiềm, muội than bị mềm ra nên chỉ cần bàn chải sắt vệ sinh sạch sau đó chi tiết rửa lại trong dung dịch có thành phần:

Na2CO3 = 0,2%; Na2CrO7 = 0,1%; Na2SiO3 = 0,2%; Còn lại là nước.

- Để khử muội than cho chi tiết nhỏ thường dùng phương pháp cơ học dùng khí nén có áp suất P = 4 - 5 kG/cm3 ở nhiệt độ 620C đem theo nước và mảnh vụn hạt kim loại mềm (nghiền nhỏ) đập vào chi tiết làmbay muội than.

Bảng dung dịch tẩy rửa

Thành phần dung dịch Chi tiết bằng hợp

kim nhôm (g/l) Chi tiết bằng gang(g/l) Na2CO3 10 35 NaOH 25 Na2SiO3 10 1,5 Na2CrO7 1 Xà phòng 10 24

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa (nghề công nghệ ô tô) (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)