Đặc điểm của dịch vụ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín – chi nhánh bắc ninh (Trang 30 - 31)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Đặc điểm của dịch vụ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của

hàng thương mại

Cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp, theo đó ngân hàng giao cho doanh nghiệp một khoản bằng tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Cho vay doanh nghiệp của NHTM có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, đối tƣợng khách hàng đa dạng vì các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó nhu cầu vay vốn để đáp ứng cũng đa dạng và phong phú, từ việc cho vay trong lĩnh vực xây dựng đối với các doanh nghiệp xây lắp hay cho vay lĩnh vực đầu tƣ chăm sóc cây công nghiệp đối với các doanh nghiệp sản xuất cà phê, cao su...

Thứ hai, mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất nhƣ vay vốn để mua nguyên liệu phục vụ sản xuất, mua sắm tài sản cố định, xây dựng nhà xƣởng, đổi mới thiết bị và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh với các khoản vay có giá trị lớn và có thể rất lớn.

Thứ ba, thủ tục và quy trình cho vay doanh nghiệp phức tạp hơn vì tính pháp lý của doanh nghiệp phức tạp hơn nhiều so với cá nhân. Bên cạnh đó giá trị khoản vay lớn và tài sản đảm bảo thƣờng phức tạp, khó định giá hơn vì hầu hết tài sản doanh nghiệp thƣờng thế chấp chính nhà máy, dụng cụ sản xuất của mình...

Thứ tƣ, nguồn trả nợ của ngƣời vay từ tiền bán hàng (T-H-T’), lợi nhuận, khấu hao và các nguồn thu hợp pháp khác.

Thứ năm, so với cho vay khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh, khách hàng doanh nghiệp có hệ thống thông tin tốt hơn, chặt chẽ hơn do đều có hệ thống thông tin kế toán, báo cáo tài chính. Các thông tin tài chính đƣợc khách hàng cung cấp từ các báo cáo tài chính, báo cáo thuế... Tùy thuộc vào báo cáo tài chính có đƣợc kiểm toán hay không uy tín tổ chức kiểm toán mà chất lƣợng thông tin tài chính khách hàng cung cấp cao hay thấp.

Rủi ro xảy ra từ cho vay doanh nghiệp thƣờng gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng thƣơng mại. Do đó, các lãnh đạo NHTM rất quan tâm đến quản trị rủi ro các khoản cho vay doanh nghiệp. Trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng thƣơng mại cũng có rất nhiều những nguyên tắc nhƣ sau:

Thứ nhất, sàng lọc: Lựa chọn đối nghịch trong các thị trƣờng cho vay đòi hỏi ngân hàng phải lọc những doanh nghiệp đi vay có triển vọng tốt ra khỏi những doanh nghiệp có triển vọng xấu, nhờ vậy các khoản cho vay sẽ an toàn hơn và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Thứ hai, giám sát: Ngân hàng phải tiến hành hoạt động giám sát nhằm hạn chế rủi ro đạo đức, cần xác định rõ những quy định và hạn chế trong các hợp đồng vay, đồng thời giám sát xem doanh nghiệp đi vay có tuân thủ theo các quy định, hạn chế đó không và có thể cƣỡng chế thi hành nếu doanh nghiệp đi vay không tuân thủ.

Thứ ba, duy trì quan hệ với các doanh nghiệp thƣờng xuyên và lâu dài: Một doanh nghiệp đi vay có quan hệ với ngân hàng trong khoảng thời gian dài trƣớc đó thì ngân hàng sẽ nhìn vào hoạt động quá khứ của doanh nghiệp để nắm bắt đƣợc một số lƣợng thông tin đáng kể về doanh nghiệp này. Điều này sẽ giảm rủi ro đạo đức trong cho vay, tiết kiệm đƣợc chi phí và thời gian thẩm định doanh nghiệp.

Thứ tƣ, tài sản đảm bảo: Ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp đi vay phải có tài sản đảm bảo, đây là nguồn trả nợ thứ hai cho ngân hàng khi nguồn thứ nhất là nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đi vay không đảm bảo trả đƣợc nợ.

Thứ năm, hạn chế cho vay: Đó là việc ngân hàng từ chối cho vay mặc dù doanh nghiệp vay sẵn lòng thanh toán lãi suất đã đƣợc công bố thậm chí với một lãi suất cao hơn. Việc hạn chế cho vay có 2 dạng: (1) Ngân hàng từ chối cho vay với bất kỳ số lƣợng nào với doanh nghiệp vay; (2) Ngân hàng cho vay nhƣng hạn chế mức vay dƣới mức vay mà doanh nghiệp mong muốn.

Thứ sáu, sự thống nhất về mặt nguyện vọng: Đó là vấn đề thồng nhất giữa ngân hàng và doanh nghiệp về: nhu cầu vay vốn, quy mô của loại hình cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, thời điểm giải ngân,…

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín – chi nhánh bắc ninh (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)