6. Kết cấu luận văn
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018-2020
2.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong giai đoạn nghiên cứu 2018 - 2020, HDBank – CN Bắc Ninh không ngừng phấn đấu và luôn hoàn thành tốt kế hoạch được giao.
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của HDBank – CN Bắc Ninh giai đoạn 2018 – 2020 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh 2019/2018 So sánh 2020/2019 (+/-) % (+/-) % Doanh thu 344,56 443,56 554,06 99,00 28,73 110,50 24,91 Chi phí 331,20 423,20 524,77 92,00 27,78 101,57 24,00 Lợi nhuận trước
thuế 13,36 20,36 29,29 7,00 52,43 8,93 43,87
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh HDBank – CN Bắc Ninh giai đoạn 2018 – 2020
Về doanh thu, năm 2018 đạt được 344,56 tỷ đồng. Năm 2019 doanh thu được là 443.56 tỷ đồng triệu đồng, tăng thêm 99 tỷ đồng, tương ứng mức tăng tỷ lệ 28.73% so với năm 2018. Đến năm 2020 giá trị này tăng mạnh lên 554,06 tỷ đồng, mức tăng 110.50 tỷ đồng, tương ứng mức tăng tỷ lệ 24.91% so với năm 2019. Về chi phí, bên cạnh sự biến động của thu nhập thì trong giai đoạn 2018 – 2020, khoản mục chi phí của ngân hàng cũng có nhiều sự biến động. Năm 2018, chi phí của ngân hàng ở mức 331.20 tỷ đồng, tiếp đó vào năm 2019, tổng chi phí tăng lên thành 423.20 tỷ đồng, tăng thêm 92.00 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 27.78% so với năm 2018. Năm 2020 tổng chi phí phát sinh tiếp tục tăng mạnh, đạt ngưỡng 524.77 tỷ đồng, mức tăng 101,57 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 24% so với năm 2019. Trong các khoản chi phí, chi phí dùng để trả lãi tiền gửi là khoản mục làm tăng chi phí nhiều nhất, đây cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong trọng số chi phí của đơn vị. Về lợi nhuận, qua 3 năm chi nhánh đều đạt được mức lợi nhuận dương. Cụ thể là, năm 2018, lợi nhuận của ngân hàng ở mức 13,36 tỷ đồng, năm 2019 đạt được 20.36 tỷ đồng, tăng thêm 7 tỷ đồng, tương ứng mức tăng tỷ lệ 52.43% so với năm 2018. Năm 2020, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng mạnh, đạt ngưỡng
29.29 tỷ đồng, nghĩa là đã tăng thêm 8.93 tỷ đồng, tương ứng mức tăng tỷ lệ là 43.87% so với năm 2019.
2.1.3.2. Tình hình huy động vốn và cho vay i. Huy động vốn
Quy mô nguồn vốn lớn hay nhỏ sẽ quyết định quy mô kinh doanh và lợi nhuận mang lại cho ngân hàng. Nguồn vốn huy động chủ yếu của HDBank - CN Bắc Ninh chủ yếu là từ các loại tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại HDBank - CN Bắc Ninh giai đoạn 2018 – 2020 Đơn vị tính: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh 2019/2018 So sánh 2020/2019 (+/-) % (+/-) % Tổng nguồn vốn huy động 1.218,69 1.364,94 1.637,92 146,24 12,00 272,99 20,00 1. Theo thời hạn Dưới 12 tháng 1.071,48 1.196,75 1.459,15 125,27 11,69 262,40 22,93 Trên 12 tháng 147,21 168,19 178,78 20,98 14,25 10,59 6,30 2. Theo hình thức huy động Tiết kiệm 677,45 737,32 893,25 59,87 8,84 155,93 21,15 Tiền gửi khác 541,25 627,62 744,68 86,37 15,96 117,06 18,65
3. Theo đối tượng khách hàng
Khách hàng cá nhân 683,35 774,53 925,12 91,18 13,34 150,59 19,44 Khách hàng doanh nghiệp 535,35 590,41 712,81 55,06 10,29 122,40 20,73
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh HDBank – CN Bắc Ninh giai đoạn 2018 – 2020
Nhìn chung, giai đoạn từ 2018 đến 2020, tổng nguồn vốn huy động của HDBank CN Bắc Ninh đều tăng. Năm 2018, tổng nguồn vốn huy động được 1.218 tỷ đồng, năm 2019 là 1.364 tỷ đồng, mức tăng 146,24 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 12% so với năm 2018. Năm 2020, tổng nguồn vốn huy động tiếp tục tăng mạnh, đạt ngưỡng
1.637 tỷ đồng, tăng thêm 272 tỷ đồng, tương ứng mức tỷ lệ tăng 20% so với năm 2019.
Xét theo thời hạn, các khoản vốn có thời hạn huy động dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng, chiếm tới gần 90% trong tổng số vốn huy động được. Trong khi đó, các nguồn vốn huy động có thời hạn trên 12 tháng lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động, duy trì ở mức 10 - 12%. Số liệu này cho thấy, Chi nhánh chưa thực sự chú trọng hoặc chưa làm tốt công tác huy động vốn trung và dài hạn.
Xét theo hình thức huy động, khoản mục tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn hơn và tiền gửi khác chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Năm 2018, nguồn vốn huy động tiết kiệm là 677,45 tỷ đồng, năm 2019 là 737,32 tỷ đồng, năm 2020 tăng 21,15% so với năm 2019, đạt giá trị 893.25 tỷ đồng, tỷ trọng đạt 54,54% trong tổng nguồn vốn huy động. Vốn huy động đến từ các loại tiền gửi khác cũng tăng đều qua các năm. Năm 2018, tiền gửi khác đạt 541.25 tỷ đồng, năm 2019 tăng 15,96% và năm 2020 tiếp tục tăng đạt giá trị 744,68 tỷ đồng, tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động là 45,46%.
Xét theo đối tượng khách hàng, nhóm KHCN luôn là nhóm đối tượng khách hàng mang đến lượng vốn huy động lớn cho ngân hàng. Cụ thể: Năm 2019, lượng vốn huy động từ nhóm KHCN đạt 774.53 tỷ đồng, tăng 91,18 tỷ đồng, tương ứng mức tăng tỷ lệ 13,34% so với năm 2018. Năm 2020, mức huy động được từ nhóm đối tượng này là 925,12 tỷ đồng, tăng 150,59 tỷ đồng, mức tăng tỷ lệ là 19,44% so với năm 2019. Bên cạnh đó, nhóm khách hàng doanh nghiệp cũng đóng góp rất lớn trong tổng cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng.
ii. Hoạt động tín dụng
Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng của các ngân hàng. Thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng đã giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được liên tục, ổn định, góp phần vào sự ổn định kinh tế. Không chỉ vậy, hoạt động cho vay còn nâng cao mức sống các tầng lớp dân cư và cả cộng đồng. Chính vì thế mà hoạt động cho vay của ngân hàng có mối liên hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ. Tuy nhiên rủi
ro trong hoạt động ngân hàng có xu hướng tập trung vào các khoản cho vay này. Vì vậy ngân hàng cần phải quản lý các khoản nợ một cách chặt chẽ để giảm thiểu và ngăn ngừa rủi ro.
Bảng 2.3: Tình hình cho vay tại HDBank - CN Bắc Ninh giai đoạn 2018 – 2020
Đơn vị tính: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh 2019/2018 So sánh 2020/2019 (+/-) % (+/-) % Tổng dư nợ 893,48 938,16 1.031,97 44,67 5,00 93,82 10,00
1. Theo thời hạn cho vay
Cho vay ngắn hạn 696,83 723,61 796,88 26,79 3,84 73,26 10,12 Cho vay trung và dài hạn 196,65 214,54 235,10 17,89 9,10 20,55 9,58
2. Theo loại tiền cho vay
Cho vay Việt Nam Đồng 816,60 858,33 945,96 41,73 5,11 87,63 10,21 Cho vay ngoại tệ 76,89 79,83 86,01 2,94 3,83 6,18 7,75
3. Theo thành phần kinh tế
Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
670,26 704,76 775,33 34,50 5,15 70,57 10,01 Doanh nghiệp tư nhân 91,31 95,07 104,47 3,76 4,12 9,41 9,90 Cá nhân, hộ sản xuất 124,45 129,77 143,47 5,32 4,28 13,70 10,55 Cho vay khác 7,47 8,56 8,70 1,09 14,61 0,14 1,68
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh HDBank – CN Bắc Ninh giai đoạn 2018 – 2020
Trong giai đoạn 2018 – 2020, tổng dư nợ cho vay của HDBank - CN Bắc Ninh có chiều hướng gia tăng. Năm 2019, tổng dư nợ là 938,16 tỷ đồng, tăng 44,67 tỷ đồng, tương ứng mức tăng tỷ lệ 5% so với năm 2018. Năm 2020, tổng dư nợ là 1031,97 tỷ đồng, mức tăng 93,82 tỷ đồng, mức tăng tỷ lệ là 10% so với năm 2019.
Xét theo kỳ hạn cho vay, cơ cấu dư nợ tập trung phần lớn ở khoản mục cho vay ngắn hạn. Chiếm tỷ trọng nhỏ hơn là các món vay trung và dài hạn. Đến cuối năm 2019, dư nợ trung và dài hạn tăng lên mức 214,54 tỷ đồng, tướng ứng tăng thêm 17,89 tỷ đồng so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 22,01% trong tổng dư nợ. Tiếp theo vào năm 2020, cho vay trung và dài hạn đạt 235,10 tỷ đồng, tăng 73,26 tỷ đồng so với năm 2019, ứng với mức tăng tỷ lệ là 9,58% so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 22,78% trong tổng dư nợ. Xét theo loại tiền cho vay, đồng nội tệ phát triển và gia tăng vượt bậc so với đồng ngoại tệ. Qua 3 năm, khoản tiền cho vay bằng nội tệ đều
chiếm hơn 91% trong tổng cơ cấu dư nợ cho vay của ngân hàng. Cho thấy, mục đích vay vốn tập trung vào tiêu dùng, sản xuất kinh doanh trong nước. Xét theo thành phần kinh tế, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ là các khoản vay của các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Khoản mục này qua các năm luôn chiếm trên 75% trong tổng số dư nợ của ngân hàng. Các khoản vay cá nhân, hộ sản xuất chiếm khoảng 13% tổng dư nợ cho vay, còn lại doanh nghiệp tư nhân chiếm gần 10%.