Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh – chi nhánh bắc ninh (Trang 62 - 75)

6. Kết cấu luận văn

2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân

nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bắc Ninh

2.3.1. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bắc Ninh

2.3.1.1. Nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bắc Ninh

Hiện nay, tại HDBank – CN Bắc Ninh đã có phòng chuyên trách về công tác quản trị rủi ro tín dụng. Cụ thể, mọi vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân sẽ do Phòng quản lý rủi ro tín dụng đảm nhiệm.

Hiện nay, HDBank – CN Bắc Ninh mới chỉ nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN thông qua các dấu hiệu từ phía khách hàng. Cụ thể:

- Trước khi cho vay:

Khách hàng mong muốn vay tiền bằng mọi giá như sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao bất thường; khách hàng không xem xét các điều khoản của hợp đồng một cách cẩn thận và chu đáo, dễ dàng chấp nhận các điều khoản Chi nhánh đưa ra cho dù nó có thể bất lợi cho người vay.

- Sau khi cấp tín dụng:

Khách hàng chậm trễ, né tránh, cản trở việc cán bộ ngân hàng kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh, kiểm tra sau vay. Các biểu hiện như không nghe điện thoại, cử người không có trách nhiệm tiếp khách, viện cớ bận, đi công tác, khất lần trong các cuộc hẹn với ngân hàng; khách hàng không cung cấp những thông tin bổ sung sau vay mà ngân hàng yêu cầu, sử dụng vốn sai mục đích, tự ý chuyển giao tài sản đảm bảo cho người khác sử dụng, cung cấp tài liệu thông tin sai sự thật, không trả nợ đầy đủ và đúng hạn theo thỏa thuận; khách hàng thường xuyên xin gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.

Tuy nhiên hiện nay, HDBank – CN Bắc Ninh chưa xem xét các dấu hiệu rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN từ phía ngân hàng. Điều này làm tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của chi nhánh lớn hơn.

Quy trình nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại HDBank – CN Bắc Ninh như sau (1) Từng cán bộ tín dụng thực hiện việc thống kê các dấu hiệu rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN trong quá trình tác nghiệp, (2) Trưởng phòng kế hoạch kinh doanh tổng hợp, đánh giá toàn Chi nhánh, trình Giám đốc phê duyệt. Dấu hiệu rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN được thống kê theo số lượng phát sinh, có đưa ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

2.3.1.2. Đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bắc Ninh

Phòng quản lý rủi ro tín dụng thực hiện nhận diện rủi ro tín dụng thông qua việc xác lập một hệ thống xếp hạng đối với danh mục tín dụng của mình, nhằm đo lường rủi ro về khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân khi sử dụng sản phẩm tại HDBank – CN Bắc Ninh. Thang điểm đánh giá khách hàng cá nhân được chia thành các loại sau:

Bảng 2.9: Bảng xếp hạng khách hàng cá nhân tại HDBank – CN Bắc Ninh

Stt Loại xếp hạng tín dụng Điểm số đạt được

Phân loại nợ Diễn giải

1 AA Trên 60 Nợ nhóm 1 Khách hàng năng lực trả nợ rất tốt. Rủi ro mất vốn thấp 2 A Trên 50- 60 Nợ nhóm 2 Khách hàng năng lực trả nợ tốt. Rủi ro mất vốn thấp 3 BB Trên 40- 50 Nợ nhóm 3 Khách hàng năng lực trả nợ khá. Rủi ro mất vốn trung bình 4 B Trên 20- 40 Nợ nhóm 4 Khách hàng năng lực trả nợ khá. Rủi ro mất vốn trung bình 5 C Dưới 20 Nợ nhóm 5 Khách hàng lực trả nợ kém Rủi ro mất vốn cao

Trong từng kỳ, Phòng quản lý rủi ro tín dụng sẽ xếp hạng tối thiểu (cut off) đối với các Khách hàng được cấp tín dụng và điểm cho từng hạng mục đánh giá được tuân theo quy định của Giám đốc. Cụ thể trong gia đoạn 2018-2020, Phòng quản lý rủi ro tín dụng đã thực hiện xếp hạng Khách hàng cá nhân chi tiết như sau:

Bảng 2.10: Tình hình xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại HDBank – CN Bắc Ninh giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Loại xếp hạng tín dụng Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 AA 118,50 126,33 132,17 2 A 4,09 2,13 8,41 3 BB 0,56 0,19 1,28 4 B 0,20 0,12 0,55 5 C 1,10 1,01 1,07 Tổng 124,45 129,77 143,47

Nguồn: Phòng quản lý rủi ro tín dụng - HDBank – CN Bắc Ninh

Dư nợ của Khách hàng xếp hạng AA năm 2019 tăng mạnh so với năm 2018, cụ thể tăng 7.83 tỷ đồng, tương ứng mức tăng tỷ lệ là 6.61% và tiếp tục tăng trong năm 2020, cụ thể mức tăng là 5.84 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 4.63% so với năm 2019. Dư nợ của Khách hàng xếp hạng A có sự biến động nhiều trong cả giai đoạn. Cụ thể, năm 2019, giá trị đạt 2,13 tỷ đồng giảm 48.02% so với năm 2018, tuy nhiên, đến năm 2020, chỉ tiêu này lại tăng 6.28 tỷ đồng, mức tăng tỷ lệ lên tới 295%. Dư nợ của Khách hàng xếp hạng BB vào năm 2019 giảm nhẹ so với năm 2018 và có sự tăng mạnh trong năm 2020, cụ thể tăng 1.08 tỷ đồng so với năm 2019. Dư nợ của Khách hàng xếp hạng B cũng có nhiều biến động trong cả giai đoạn. Năm 2019, giá trị có phần giảm 0.08 tỷ đồng so với năm 2018. Năm 2020, giá trị tăng 0.43 tỷ đồng so với năm 2019. Nhóm C, có xu hướng tăng, từ 1,10 tỷ đồng năm 2018 lên 1.07 tỷ đồng năm 2020, mức tăng tỷ lệ năm 2020 so với 2019 là 6,26%.

Tùy vào kết quả xếp hạng mức độ rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân, Ngân hàng áp dụng chính sách tín dụng và biện pháp quản lý rủi ro tín dụng như bảng sau:

Bảng 2.11: Chính sách tín dụng theo mức độ rủi ro khách hàng cá nhân tại HDBank – CN Bắc Ninh

STT Loại xếp hạng

tín dụng Mức độ rủi ro Cấp tín dụng

1 AA (Rất tốt) Năng lực trả nợ rất tốt. Rủi ro mất vốn thấp

Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng của KHCN

2 A (Tốt) Năng lực trả nợ tốt Rủi ro mất vốn thấp

Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng của KHCN, đặc biệt là các khoản tín dụng từ trung hạn trở xuống 3 BB (Khá) Năng lực trả nợ khá. Rủi ro mất vốn trung bình Đồng ý thiết lập quan hệ tín dụng nhưng hạn chế các điều kiện ưu đãi và cho vay dài hạn

4 B (Trung bình)

Năng lực trả nợ khá. Rủi ro mất vốn trung bình

Hạn chế mở rộng tín dụng, chỉ tập trung vào các khoản tín dụng ngắn hạn Chỉ giải ngân trên cơ sở có phương án khả thi

5 C (Yếu) Năng lực trả nợ kém Rủi ro mất vốn cao

Từ chối thiết lập quan hệ tín dụng mới Tìm cách thu hồi nợ, kể cả xử lý Tài sản đảm bảo

Nguồn: Phòng quản lý rủi ro tín dụng - HDBank – CN Bắc Ninh

Trong đó, các biện pháp quản lý được áp dụng với từng xếp hạng tín dụng như sau:

- Xếp hạng AA: Kiểm soát sau vay theo quy định 3 tháng/lần.

- Xếp hạng A: Thực hiện cấp tín dụng sau khi phân tích đánh giá toàn bộ tài

chính và theo khả năng trả nợ của Khách hàng; Kiểm tra bất chợt hoạt động kinh doanh, tài sản đảm bảo của Khách hàng với khoản vay Hộ kinh doanh 3 lần/năm; Kiểm tra bất chợt tài sản đảm bảo và nghề nghiệp, hoạt động kinh doanh của Khách hàng với khoản vay bất động sản, ô tô,…2 lần/năm.

- Xếp hạng BB: Thực hiện cấp tín dụng sau khi phân tích đánh giá toàn bộ tài chính và theo khả năng trả nợ của Khách hàng; Kiểm soát sau vay 1 tháng/lần; Kiểm tra bất chợt hoạt động kinh doanh, tài sản đảm bảo của Khách hàng với khoản vay Hộ kinh doanh 3 lần/năm; Kiểm tra bất chợt tài sản đảm bảo và nghề nghiệp, hoạt động kinh doanh của Khách hàng với khoản vay bất động sản, ô tô…2 lần/năm.

- Xếp hạng B: Trú trọng kiểm tra mục đích và phương án sử dụng vốn, tình

hình tài sản đảm bảo; Thực hiện sát sao việc kiểm soát sau vay hàng tháng.

- Xếp hạng C: Xem xét phương án đưa ra toàn án kinh tế.

Bảng xếp hạng trên cho thấy, HDBank – CN Bắc Ninh có xếp hạng tín dụng nhóm C, tỷ trọng nợ quá hạn vẫn tăng qua các năm, đặc biệt là dư nợ nhóm 5 vẫn có xu hướng tăng trong giai đoạn nghiên cứu. Điều này, chứng tỏ mặc dù hệ thống xếp hạng tín dụng đã giúp HDBank – CN Bắc Ninh đo lường được rủi ro tín dụng, để đưa ra các giải pháp tối ưu hóa với khách hàng nhằm hạn chế tối đa các tổn thất xảy ra với Chi nhánh. Nhưng vẫn tồn tại những hạn chế trong công tác xếp hạng, cụ thể trong công tác xác minh tính hợp lý của số liệu cung cấp, dẫn đến số liệu chưa phản ánh đúng bản chất năng lực trả nợ của khách hàng, không nhận diện ra những khách hàng tiềm ẩn nợ xấu.

2.3.1.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bắc Ninh

Để ngăn chặn rủi ro, HDBank – CN Bắc Ninh thực hiện các giải pháp như phân tán rủi ro, từ chối tín dụng, tăng cường kiểm tra, giám sát trước khi, trong khi và sau khi tín dụng và mua bảo hiểm tín dụng.

Bảng 2.12: Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN được thực hiện trong giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị tính: lần ST T Biện pháp áp dụng Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 +/- % +/- % 1 Từ chối tín dụng 366 382 588 16 4,37 206 53,93 2 Biện pháp tài chính 201 211 386 10 4,98 175 82,94 3 Thực hiện kiểm tra giám sát trước, trong, sau khi cấp tín dụng

268 326 666 58 21,64 340

104,29

4 Mua bảo hiểm

tín dụng 102 168 225 66 64,71 57 33,93

Nguồn: Phòng quản lý rủi ro tín dụng - HDBank – CN Bắc Ninh

Trong giai đoạn 2018-2020, HDBank – Chi nhánh Bắc Ninh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn, giám sát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân theo kết quả sau:

- Từ chối tín dụng: Biện pháp được áp dụng đối với những khách hàng cá nhân vi phạm một trong các điều kiện như: Tư cách pháp nhân không trong sạch; Tài chính không lành mạnh; Khả năng trả nợ không đáp ứng; Xếp hạng tín dụng nội bộ không đạt. Năm 2019, số trường hợp bị từ chối tài chính là 382 lần, tăng 16 lần, tương ứng 4.37% so với năm 2018. Sang năm 2020, ảnh hưởng mạnh của kinh tế đã tác động tới nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân, tuy nhiên, số lượng các trường hợp vi phạm các điều kiện cũng gia tăng 206 trường hợp, tương ứng mức tăng tỷ lệ là 52,93% so với năm 2019

- Biện pháp tài chính: các trường hợp khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ sẽ được cân nhắc áp dụng một trong các biện pháp như thu lãi suất quá hạn, phí thanh

toán được thỏa thuận khi ký kết hợp đồng tín dụng. Năm 2020, ghi nhận số lượng khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ tăng đột biến với 386 trường hợp, tăng 82.94% so với năm 2019, trong đó, hơn 80% các trường hợp vi phạm về nợ quá hạn.

- Kiểm tra giám sát trước, trong, sau khi cấp tín dụng: nhằm tối giản lượng lao động phải sử dụng, chi nhánh chỉ áp dụng biện pháp kiểm tra trước, trong và sau đối với những khoản vay của nhóm vay vốn sử dụng sản phẩm thẻ tín dụng, vay qua lương, tài sản đảm bảo là bất động sản. Năm 2019, số lượng món vay phải sử dụng biện pháp này chỉ 326 trường hợp, tuy nhiên đến năm 2020, số lượng tăng đột biến lên 104,29% trường hợp so với năm 2019, ghi nhận số trường hợp trong năm 2020 là 666 trường hợp.

- Mua bảo hiểm tín dụng: HDBank – Chi nhánh Bắc Ninh thực hiện yêu cầu khách hàng áp dụng thu nợ quá hạn bắt buộc mua bảo hiểm tín dụng. Theo đó, só lượng khách hàng mua bảo hiểm tín dụng năm 2020 cũng tăng cao so với năm 2019 và 2018, tương ứng tỷ lệ tăng là 33,93%.

Thêm vào đó, Chi nhánh cũng thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN để phòng ngừa các RRTD trong cho vay KHCN phát sinh.

HDBank – CN Bắc Ninh chỉ đạo Phòng quản lý rủi ro tín dụng, trích lập dự phòng theo thông tư Số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 1 năm 2013: Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 03 năm 2014: Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trên cơ sở phân loại nợ, chi nhánh đã tiến hành trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Định kỳ hàng tháng, hàng quý chi nhánh thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và xét duyệt các khoản nợ rủi ro, đồng thời lập phương án thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.

Đi đôi với chỉ tiêu dư nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn thì mức giảm số tiền trích lập dự phòng RRTD cũng rất quan trọng, nó phản ánh công tác thu nợ của ngân hàng. Đây là công tác hết sức khó khăn và vô cùng quan trọng. Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân đang ở ngưỡng nhỏ hơn 4 lần. Tuy nhiên những năm gần đây số lượng dư nợ trích lập dự phòng luôn tăng theo các năm chứng tỏ việc thu hồi nợ gặp khó khăn. Một số khách hàng không có khả năng trả nợ, chuyển nhóm nợ. Năm 2020, tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD đối với KHCN so với dư nợ KHCN là 5,12%, tăng 1.26% so với năm 2019.

Bảng 2.13. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại HDBank – CN Bắc Ninh giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tổng dự phòng RRTD trong cho vay KHCN thực trích

tại Chi nhánh. Trong đó: 4,59 5,92 5,43

Trích lập nợ nhóm 2 0,3 0,33 0,52

Trích lập nợ nhóm 3 0,3 0,96 0,59

Trích lập nợ nhóm 4 1,3 1,26 1,65

Trích lập nợ nhóm 5 2,69 3,37 2,67

Tổng dự phòng RRTD trong cho vay KHCN phải trích

tại Chi nhánh 3,88 5,02 4,83

Tỷ lệ dự phòng RRTD trong cho vay KHCN thực trích/ dự phòng RRTD trong cho vay KHCN phải trích tại Chi nhánh (%)

118,3 117,9 112,4

Nguồn: Phòng quản trị tín dụng - HDBank – CN Bắc Ninh

Chỉ tiêu trích lập dự phòng RRTD phản ánh công tác thu nợ. Đây là công tác hết sức khó khăn và vô cùng quan trọng. Số tiền trích lập dự phòng giảm qua các năm phần nào cho thấy hiệu quả công tác tín dụng, và công tác thu hồi nợ. Đến năm 2018,2019,2020, số tiền trích lập dự phòng ở các nhóm nợ từ nhóm 2-5 của Chi

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh – chi nhánh bắc ninh (Trang 62 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)