Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh – chi nhánh bắc ninh (Trang 85 - 87)

6. Kết cấu luận văn

3.2.2. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân

nhân

Để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng, Chi nhánh cần trang bị cho mình thông qua quá trình tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, nuôi dưỡng một đội ngũ cán bộ chuyên môn hoá và có kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng. Cụ thể:

+ Đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể, từng đối tượng khách hàng có đặc điểm đặc thù về sản xuất kinh doanh cụ thể. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến tín dụng. Cập nhật kiến thức nghiệp vụ và tập huấn các quy định pháp luật mới. Ngoài ra, cần tổ chức đội ngũ giảng dạy là các chuyên gia bên ngoài, các cán bộ chuyên viên tín dụng có kinh nghiệm của ngân hàng, biên soạn và cập nhật giáo trình giảng dạy mang tính thực tiễn, trang bị tốt cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy, tổ chức kiểm tra nghiêm túc, khuyến khích tinh thần học tập bằng cơ chế khen thưởng đề bạt.

+ Tăng cường công tác đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tiêu chuẩn cán bộ đồng thời phải có chính sách thu hút những người có năng lực vào làm việc, bố trí sử dụng cán bộ hợp lý, riêng đối với cán bộ tín dụng cần xây dựng quy chế thưởng phạt rõ ràng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm.

+ Chú trọng nâng cao mức độ hiểu biết của các cán bộ tín dụng về các đặc thù của ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Đối với các khoản vay lớn, phức tạp hoặc tài trợ dự án đầu tư, nên xem xét sự cần thiết phải có sự hỗ trợ tăng cường của các chuyên gia am tường về lĩnh vực tài trợ cho vay để xác định đúng được nhu cầu vốn, phân tích được đầy đủ các loại rủi ro.

+ Đưa ra chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt cán bộ thích hợp với yêu cầu và trách nhiệm công việc, đồng thời quá trình tuyển dụng nên cùng hợp tác với tổ chức bên ngoài Ngân hàng có chuyên môn, uy tín về nhân sự để giảm thiểu tiêu cực trong quá trình thi tuyển.

+ Định kỳ tổ chức và phối hợp với Ngân hàng cấp trên và các Ngân hàng nước ngoài mở các lớp học, tập huấn và đào tạo để cập nhật kiến thức Ngân hàng, đăc biệt là đối với cán bộ thể hiện khả năng, năng lực tốt.

+ Nâng cao trình độ kỹ thuật, năng lực chuyên môn, am hiểu thị trường, kiến thức pháp luật cho cán bộ tín dụng để có góc nhìn khái quát, toàn diện giúp đưa ra nhận xét, đánh giá sát thực, khách quan hơn trong các quyết đinh cho vay.

+ Các kiến thức về kỹ năng phục vụ khách hàng, kỹ năng tìm hiểu thông tin, kỹ năng đàm phán, kỹ năng phân tích, tổng hợp, kỹ năng suy diễn là các yêu cầu bắt buộc và được đánh giá hàng kỳ trên các bảng chấm điểm chi tiết từng tiêu thức đó.

+ Kiên quyết loại bỏ các cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực hoặc điều chuyển sang bộ phận công tác khác nếu thiếu chuyên môn nghiệp vụ.

+ Cần áp dụng một phương pháp, phân tích thẩm định tín dụng theo hướng tính toán khoa học, bài bản và chuyên nghiệp hơn để hỗ trợ cho cán bộ trong công việc. Nâng cao hiểu biết của cán bộ đánh giá rủi ro về kiến thức pháp luật để xử lý công việc chặt chẽ, tránh tình trạng bị khách hàng lợi dụng.

+ Cơ chế luân chuyển, chuyển đổi vị trí công việc (ví dụ đối với nhân viên là 02 năm, cán bộ quản lý là 05 năm) để tăng cường giám sát nội bộ, tránh những rủi ro không được phát hiện.

Cán bộ trong hệ thống xử lý nợ xấu nói riêng và công tác xử lý nợ nói chung cần phải được giải phóng khỏi tư tưởng cho rằng mình hẩm hiu, thua thiệt khi được giao nhiệm vụ. Trên thực tế, đây là công tác nghiệp vụ tạo ra thu nhập cho Ngân hàng, về mặt chuyên môn phải xử lý các mối quan hệ với khách hàng, đối tác xử lý nợ đa dạng và phức tạp, đặc biệt là các trường hợp khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh, thiếu thiện chí hợp tác,...Do đó việc bố trí, phân công cán bộ cho nhiệm vụ này không thể xem nhẹ, phải lựa chọn cán bộ đủ nhiệt tình, quyết tâm và có kinh nghiệm, hiểu biết công tác tín dụng, công tác khách hàng. Phải có chính sách động viên, đánh giá thích hợp để cán bộ làm công tác này có thể toàn tâm, toàn ý với nhiệm vụ.

Chi nhánh cần tạo kênh hợp tác với những chuyên gia, những nhà khoa học để lắng nghe, học hỏi và áp dụng những nghiên cứu về rủi ro và phòng ngừa rủi ro giúp cho lãnh đạo Ngân hàng trong việc ban hành, sửa đổi các chính sách quản trị rủi ro của Chi nhánh cũng như cập nhật những thông tin kinh tế liên quan đến rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Qua đó việc giảng dạy nâng cao kiến thức” về rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro của Chi nhánh sẽ thường xuyên hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh – chi nhánh bắc ninh (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)