Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh – chi nhánh bắc ninh (Trang 78 - 81)

6. Kết cấu luận văn

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân từ phía HDBank – Chi nhánh Bắc Ninh

- Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ thẩm định chưa cao. Cán bộ tín dụng tuổi đời còn trẻ và ít kinh nghiệm. Trong giai đoạn 2018- 2020, hầu hết cán bộ tín dụng HDBank Bắc đều là cán bộ trẻ, vừa ra trường. Do đó, kinh nghiệm làm việc chưa có, do đó, việc phân tích khách hàng, thẩm định dự án đầu tư của khách hàng, xác định lãi suất cho vay, nhu cầu cho vay… không thực sự chính xác.

- Việc xác định giá trị tài sản đảm bảo trong cho vay KHCN chưa có tiêu chuẩn rõ ràng, phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan của cán bộ thẩm định, do đó,

tiềm ẩn nguy cơ rủi ro nếu cán bộ tín dụng chưa có kinh nghiệm, thẩm định không đúng giá trị tài sản đảm bảo.

- Hoạt động kiểm soát nội bộ của Chi nhánh chưa thực sự hiệu quả. Chi nhánh chưa có phòng Kiểm tra nội bộ riêng khiến cho công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ vẫn mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN đối với chi nhánh.

2.4.3.2. Nguyên nhân từ phía HDBank Hội sở

- Hệ thống phân loại và quản lý chất lượng nợ của HDBank còn chung chung, chưa có tiêu chuẩn cụ thể. Điều này gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN. Việc thực hiện chấm điểm và xếp hạng tín dụng chưa phù hợp với đặc điểm địa bàn kinh doanh của các chi nhánh.

- Quy định về bảo đảm tiền vay của HDBank còn chung chung, chưa chấp nhận nhiều loại tài sản đảm bảo, điều này gây khó khăn cho chi nhánh trong việc mở rộng quy mô cho vay KHCN và giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho vay.

- HDBank chưa ban hành sổ tay tín dụng, điều này khiến cán bộ tín dụng gặp khso khăn trong việc nâng cao hiểu biết nghiệp vụ tại ngân hàng.

- Việc chuyển chức năng đòi nợ các khoản nợ xấu từ chi nhánh sang bộ phận thu hồi nợ của Hội Sở tuy đã góp phần giải phóng thời gian để chi nhánh có nhiều thời gian hơn dành cho việc kinh doanh, phát triển thị trường. Tuy nhiên có thể thấy rằng mô hình đòi nợ này hiệu quả vẫn còn thấp không được như mong muốn vì hình thức đòi nợ chủ yếu là gọi điện thoại thúc giục khách hàng.

2.4.3.3. Nguyên nhân từ phía môi trường tín dụng và khách hàng

- Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN còn chưa đầy đủ, đồng bộ, sự chồng chéo trong các văn bản pháp luật gây khó khăn cho hoạt động cũng như việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động tín dụng.

- Tình hình kinh tế của Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng đang phát triển chậm lại do chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Điều này ảnh hưởng đến thu nhập của khách hàng, do đó gia tăng nguy cơ rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN.

- Tình hình tài chính của nhiều khách hàng vay không minh bạch gây khó khăn trong việc thẩm định, đánh giá. Một số khách hàng cung cấp thông tin tài chính sai sự thật khi xét duyệt cho vay việc phân tích đánh giá tình hình tài chính của khách hàng không đúng thực chất, không được đánh giá chính xác. Đây là một dấu hiệu tiềm ẩn nhiều RRTD KHCN cho Ngân hàng.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh – chi nhánh bắc ninh (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)