6. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Sự ổn định của kinh tế chính trị và mối quan hệ hợp tác với các đối tác
Giữ vững ổn định chính trị xã hội có ý nghĩa quan trọng đến việc thu hút vốn đầu tư. Bởi lẽ mỗi khi tình hình chính trị bất ổn, nhất là thể chế chính trị không ổn định cũng có nghĩa là mục tiêu sẽ thay đổi và cả phương thức đạt mục tiêu cũng thay đổi. Giữ vững ổn định chính trị xã hội sẽ tạo tâm lý yên tâm, tin tưởng đối với các nhà đầu tư khi đầu tư vào địa bàn.
Để thu hút được đầu tư, pháp luật phải bảo đảm thực sự rõ ràng, nhất quán, minh bạch, ổn định. Hệ thống pháp luật phải tạo mặt bằng chung về pháp lý cho các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế, xóa bỏ sự phân biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Việc xây dựng luật đầu tư phải đồng thời phải xây dựng các văn bản dưới luật để đảm bảo sự đồng bộ nhất quán, mang tính khả thi cao. Đối với các địa phương, ngoài những chính sách chung của Nhà nước, các địa phương cần có những chính sách, văn bản cụ thể, chi tiết đối với hoạt động đầu tư trên địa phương mình như danh mục dự án kêu gọi đầu tư, lĩnh vực ưu đãi đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư.
Quan hệ hợp tác với các đơn vị trong và ngoài tỉnh là yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp. Thu hút vốn đầu tư không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước mà còn phải có sự hỗ trợ của các thành phần trong xã hội. Qua đó, các vấn đề sẽ có cách nhìn khách quan, đầy đủ, cơ quan quản lý nhà nước sẽ tổng hợp và xây dựng thành chính sách phù hợp. Đồng thời, thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của một tỉnh phải tuân theo chính sách thu hút vốn đầu tư của vùng, cùng phát triển theo nguyên tắc chung, tuy nhiên, từng tỉnh có sự thay đổi phù hợp với các điều kiện của địa phương mình.