6. Kết cấu của luận văn
2.4.1. Những thành công và kết quả đạt được:
Tính đến nay, Nghệ An gần như đạt được mức vốn kỳ vọng trong thu hút đầu tư nhờ vào các chính sách thu hút hợp lý vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Số vốn đầu tư tăng đều qua các năm, đặc biệt, Nghệ An đã và đang trở thành một trong những địa
phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Có thể nói, trong những năm qua, tỉnh Nghệ An đã vận dụng đúng, có hiệu quả các chính sách của Nhà nước về ưu đãi thu hút đầu tư nói chung và ưu đãi đầu tư cho các KCN nói riêng.
Chính sách hợp lý trong quy hoạch các KCN của chính quyền tỉnh Nghệ An đã dần hướng việc phát huy tốt các lợi thế về vị trí địa lý, giao thông của địa phương. Tạo tiền đề tốt cho việc thu hút các nhà đầu tư.
Ngoài áp dụng nhuần nhuyễn chính sách, luật đầu tư và các quy định, một trong những yếu tố tạo nên sự thành công là tỉnh đã vận dụng tối đa chính sách mở, “trải thảm đỏ” trong thu hút vốn đầu tư; tích cực hướng dẫn các nhà đầu tư thực hiện nghiêm túc hành lang pháp lý trong đầu tư và hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhờ đó đã thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn, tỉnh Nghệ An cũng đã chủ động, tích cực có các chính sách, biện pháp về hành chính, tạo dựng dựng cơ sở hạ tầng và môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút và quản lý dòng vốn đầu tư vào địa phương mình. Tỉnh Nghệ An đã thực hiện công tác xây dựng và vận hành các công cụ xúc tiến đầu tư như trang thông tin điện tử, catalogue với mục tiêu cung cấp thông tin chính xác, nhanh chóng về cơ chế chính sách; tiềm năng, lợi thế về các KKT, KCN đến với nhà đầu tư trong nước và quốc tế bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Thường xuyên bám sát các nhà đầu tư, nắm bắt tiến độ thực hiện và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án để giải quyết, tháo gỡ và có chính sách kịp thời cho doanh nghiệp. Các nỗ lực này đã giúp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không ngừng tăng kể cả về số lượng và chất lượng vào các KKT trên địa bàn, thông qua các nhà đầu tư đã có dự án đầu tư vào các KKT, KCN như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan...
Bên cạnh đó, tỉnh Nghệ An cũng đã ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ di dân, tái định cư khi thu hồi đất để thực hiện các dự án trọng điểm trong KKT; Hỗ trợ, ưu đãi đối với dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và nhà ở cho công nhân lao động tại KKT, KCN trên địa bàn cũng như cơ chế ưu đãi cho đào tạo nghề để cung ứng nhân lực cho KKT Đông Nam. Thống kê các chỉ số được lựa chọn trong PCI Nghệ An qua các năm phần nào thể hiện sự hiệu quả của các chính sách thu hút vốn đầu tư khi phần nào cải thiện môi trường đầu tư tại Nghệ An. Các chính sách mang lại nhiều kết quả thực tiễn về nhiều mặt như:
a. Về giá trị cung ứng nhà đầu tư nước ngoài
Các nhà đầu tư nước ngoài lớn vào Nghệ An chủ yếu là các quốc gia, vùng lãnh thổ phát triển ở châu Á như Thái Lan, Nhật Bản, hàn Quốc, Singapore, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, một số đầu tư vào các lĩnh vực như xây dựng, dịch vụ lưu trú, ăn uống, kinh doanh bất động sản, nông lâm nghiệp... Số lượng vốn vào các dự án tương đối lớn.
b. Về sự thỏa mãn nhà đầu tư
Sự phát triển kinh tế xã hội ổn định trên địa bàn tỉnh đã tạo điều kiện cho việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí đầu tư trên địa bàn thấp hơn, tiềm năng thị trường cao hơn một số tỉnh gần kề là một trong những lợi thế giúp tỉnh Nghệ An lôi kéo được các nhà đầu tư.
Cán bộ quản lý ở các KCN, KKT đã nhiệt tình, hướng dẫn các nhà đầu tư đầy đủ các nội dung.
Hệ thống dịch vụ bưu chính, viễn thông, thông tin liên lạc và internet được đầu tư mạnh, rộng khắp cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư đánh giá tỉnh Nghệ An có nhiều chính sách ưu đãi, phân định chi tiết và sâu sát đến từng việc, cho phép doanh nghiệp được miễn giảm khá nhiều khi đầu tư vào các khu vực, lĩnh vực được ưu đãi.
c. Về hiệu quả mục tiêu thu hút vốn đầu tư
Chính quyền tỉnh Nghệ An đã đưa ra các định hướng lựa chọn nhà đầu tư mục tiêu vào các KCN theo ba tiêu chí: (i) Tạo nguồn thu cho NSNN; (ii) Ưu tiên các dự án có hiệu quả kinh tế cao, quy mô lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, vật liệu mới; và (iii) Tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho lao động tại địa phương.