6. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước và Chính phủ
Việc phát triển các KCN, KKT là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ và trên thực tế, bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, các mô hình KCN, KKT hiện nay cũng tồn tại một số hạn chế trong tổ chức quản lý nhà nước, huy động vốn, ưu đãi đầu tư và phát triển bền vững. Để phát huy hơn nữa vai trò của các mô hình KCN, KKT trong phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo các KCN, KKT hoạt động hiệu quả tốt, Nhà nước cần:
- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch các KCN, KKT. Đưa ra các mô hình KKT mới đạt tiêu chuẩn quốc tế với tầm nhìn dài hạn, nghiên cứu cơ chế cho phép các nhà đầu tư chiến lược tham gia lập và thẩm định quy hoạch phát triển. Xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động cho mô hình KKT mới, để đảm bảo tính đặc thù, ổn định và không chồng chéo với các quy định pháp luật chuyên ngành về thuế, đất đai…, cần xây dựng văn bản pháp luật quy định đối với các nội dung có liên quan.
Song song đó, Nhà nước cần công khai quy hoạch các KCN, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành cho các doanh nghiệp biết lựa chọn vị trí phù hợp với ngành nghề dự án đầu tư sản xuất kinh doanh và hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm cung cấp các dịch vụ hành chính thuận lợi cho các nhà đầu tư, giảm bớt đầu mối quản lý nhà nước về KKT. Tại các địa phương, thống nhất một đầu mối theo dõi, quản lý nhà nước về hoạt động của KKT. Cơ quan này phải
được tăng cường chức năng, nhiệm vụ toàn diện, ổn định để đảm bảo thực hiện dịch vụ hành chính “một cửa tại chỗ”. Cũng cần đơn giản, rút gọn và minh bạch hóa thủ tục hành chính áp dụng trong KKT. Đây là vấn đề quan trọng và là điều kiện cần để đảm bảo mô hình KKT mới có tính khác biệt, tạo sức hấp dẫn trong thu hút vốn đầu tư.
Bên cạnh đó, cần có giải pháp huy động, sử dụng các nguồn vốn khác để hỗ trợ đầu tư xây dựng một số công trình hạ tầng quan trọng trong KKT để đảm bảo việc đầu tư xây dựng không bị kéo dài, đưa vào sử dụng kịp thời. Đồng thời, ban hành chính sách để tạo sự chủ động cho cơ quan quản lý, vận hành KKT trong thực hiện thu ngân sách trong KKT và sử dụng nguồn vốn này tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật của KKT.
- Xây dựng chính sách thu hút vốn đầu tư hấp dẫn, có tính cạnh tranh quốc tế, xây dựng chế độ ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các nhà đầu tư chiến lược, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đầu tư vào công nghệ cao hoặc đầu tư phát triển các KCN sinh thái. Mở rộng các lĩnh vực đầu tư, cho phép nhà đầu tư đầu tư kinh doanh trong những lĩnh vực dịch vụ như: Casino, dịch vụ giải trí cao cấp… Khuyến khích các quỹ đầu tư, ngân hàng nước ngoài cung cấp tín dụng cho các dự án đầu tư trong KKT. Nhà nước có cam kết cụ thể về tôn trọng, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư trong mô hình KKT mới.
Để nâng cao hiệu quả thu hút các dự án trong nước vào KCN thì Nhà nước cần có sự hỗ trợ cụ thể như: Ổn định lãi vay với mức thấp nhất có thể; Quan tâm kêu gọi đầu tư. Có chính sách hỗ trợ các hiệp hội doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường và vấn đề pháp lý. Thành lập tổ chức làm đầu mối giúp nhà đầu tư trong nước tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm hỗ trợ cho doanh nghiệp FDI, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp…
- Nên xem các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế, lãnh sự quán…, là nơi kết nối giữa địa phương với nhà đầu tư tiềm năng. Do đó, Nhà nước cần đặc biệt quan tâm tới việc khuyến khích các điểm kết nối này và đưa các nhà đầu tư đến với tỉnh Nghệ An và đưa tỉnh Nghệ An tới gần nhà đầu tư hơn trong thời gian tới.
- Nhà nước cần có các chương trình đào tạo phù hợp và đặc biệt, nên bổ sung ngoại ngữ, bồi dưỡng về quy trình, nghiệp và và thái độ làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo mỗi cán bộ tiếp dân, làm việc với doanh nghiệp là bộ mặt tích cực của tỉnh Nghệ An trong đánh giá của nhà đầu tư.